Chả ai ngờ bom tấn Inside Out của Pixar quá đen tối: Nữ chính thì ra bị trầm cảm, cái kết của nhân vật cực kỳ sâu sắc!
Ít ai biết, bom tấn Inside Out của nhà Pixar lại khai thác chủ đề đen tối này một cách sâu sắc, thông minh đến vậy.
Một trong những bom tấn thành công nhất mà Pixar từng sản xuất chính là Inside Out – tác phẩm với những cảm xúc vui, buồn, tức giận… trong đầu một cô bé 11 tuổi. Phim được cả khán giả nhỏ tuổi và người lớn yêu thích vì nội dung cảm động, cách mổ xẻ tâm lý trực quan, sống động mà vô cùng hợp lý. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng Inside Out chính là một bộ phim khai thác chủ đề có phần đen tối, nghiêm trọng hơn: căn bệnh trầm cảm ở nhân vật chính.
Sau khi ra mắt, nhiều khán giả đã chỉ ra các bằng chứng cho thấy cô bé Riley của Inside Out chính là một nhân vật bị trầm cảm. Hành trình tâm lý của Riley khiến nhiều người cảm thấy đồng cảm, cũng như căn bệnh nghiêm trọng này được phim giải thích dễ hiểu thông qua các cảm xúc trong đầu của cô bé. Càng về sau, bệnh trầm cảm của Riley càng phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn, đến mức cô bé không còn cảm thấy được niềm vui, niềm hạnh phúc.
Khi Riley cùng với bố mẹ chuyển nhà đến thành phố San Francisco cũng là lúc chứng trầm cảm được hình thành trong cô bé. Lý do ban đầu chính là việc Riley không muốn làm bố mẹ buồn, cố gắng kìm nén sự thất vọng, buồn bã khi bắt đầu cuộc sống ở thành phố mới. Cũng ở những phân đoạn này, nhân vật Buồn Bã cũng hoạt động mạnh mẽ hơn trong Riley, tác động đến mọi thứ trong cuộc đời của cô bé. Vui Vẻ cố gắng hạn chế các tác động của Buồn Bã, thậm chí còn định “nhốt” Buồn Bã lại.
Tất cả ký ức của Riley đều được chứa trong những trái cầu nhỏ. Đa phần chúng đều có màu vàng – ám chỉ rằng phần lớn ký ức của Riley đều rất hạnh phúc. Thế nhưng khi Buồn Bã chạm tay vào những ký ức ấy, các quả cầu màu vàng cũng hóa thành màu xanh. Đó cũng chính là thời điểm khi Riley nhớ về kỷ niệm của mình, cô bé chỉ còn thấy sầu não. Riley từng thích trượt cầu thang, nhưng giờ đây sau khi Buồn Bã chạm vào ký ức này, cô bé không còn hứng thú với trò chơi ấy nữa.
Những cảm xúc khác tức giận với Buồn Bã. Họ không hiểu vì sao Buồn Bã lại làm thế với Riley, và chính Buồn Bã cũng không hiểu. Buồn Bã không muốn Riley trở nên tiêu cực, nhưng cô không thể ngăn mình lại. Đó là giai đoạn đầu của trầm cảm. Cũng nhờ những phân đoạn này, Pixar đã gửi gắm thông điệp: ngay cả những người bị trầm cảm cũng không hiểu hay ngăn cản được chuyện gì đang xảy ra với họ.
Khi cả Vui Vẻ và Buồn Bã biến mất, Riley không thể trở nên hạnh phúc và cũng không còn cảm thấy sầu muộn, không thể mở lòng, bộc bạch với mọi người xung quanh. Đây cũng là lúc Riley chìm sâu hơn vào chứng trầm cảm. Căn bệnh này dần phát triển, và Riley cũng không còn là bản thân mình của ngày xưa. Cô bé chỉ còn cảm thấy Chán Ghét, Giận Dữ và Sợ Hãi. Về sau, Riley không còn cảm nhận được bất kì điều gì nữa.
Đến cuối phim, các cảm xúc thật sự của Riley mới được lắng nghe. “Trụ sở cảm xúc” của cô bé cũng được “nâng cấp”, khi Vui Vẻ cùng với các cảm xúc khác không còn thay phiên nhau điều khiển Riley mà ngược lại, tất cả cùng phối hợp. Đây không phải là một cái kết “hạnh phúc mãi mãi về sau” cho nhân vật. Tuy nhiên, phân đoạn này cũng cho thấy Riley đã tiến triển và có sự thăng bằng về cảm xúc – một điều vô cùng tốt đẹp cho những người có vấn đề về tâm thần.
Inside Out cho khán giả thấy rằng đôi lúc, không cảm thấy hạnh phúc cũng là điều hoàn toàn bình thường. Cũng nhờ bộ phim này, khán giả có cái nhìn cởi mở, hiểu thêm về các vấn đề tâm lý trong mỗi người. Sự sâu sắc của Inside Out và Pixar cũng chính là điều khiến tác phẩm này vượt qua những bộ phim hoạt hình khác, khiến cả trẻ nhỏ lẫn người lớn yêu thích.
Trailer Inside Out
5 lần Disney xử lý đề tài đen tối, nhạy cảm quá cao tay: Từ kỳ thị chủng tộc tới bệnh trầm cảm, người lớn khi xem cũng phải giật mình!
Những chủ đề góc cạnh, đen tối đã nhiều lần được Disney khai thác vô cùng thành công và nhân văn.
Những bộ phim hoạt hình của Disney nổi tiếng là dành cho trẻ nhỏ, nhưng thậm chí những người lớn khi xem cũng luôn cảm thấy được sự thâm thúy, sâu sắc trong nội dung và cách làm phim. Không chỉ đem đến những câu chuyện thần tiên thông thường, Disney (và Pixar) luôn biết cách lồng ghép những chủ đề được coi là khó nhằn, quá "đen tối" vào phim mà vẫn không làm tác phẩm bị hàn lâm quá đáng, hay quá khô khan. Dưới đây chính là 5 lần những bộ phim của Disney đã xử lý các đề tài nghiêm túc quá "cao tay", khiến cả trẻ nhỏ lẫn người lớn phải trầm trồ.
1. Toàn bộ Zootopia chính là một phép ẩn dụ lớn cho nạn phân biệt chủng tộc, định kiến, thù địch... của loài người
Trong 90 phút thời lượng của mình, Zootopia đề cập tới rất nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội. Từ sự khác biệt về giống loài cho tới cách mỗi loài vật bị đối xử (ví dụ như các loài thú ăn thịt luôn bị người khác sợ hãi) trong một xã hội phản ánh rất nhiều về cách mà thế giới thực vận hành. Nick - nhân vật chính - là một chú cáo, và luôn bị đối xử như một kẻ không đáng tin cậy. Đó chính là một dạng định kiến rất dễ thấy ở ngoài đời. Phim còn đề cập tới nhiều vấn đề bức bối khác như bộ máy chính quyền, khủng hoảng truyền thông định hướng dư luận...
2. Trong Tangled, mối quan hệ vô cùng độc hại giữa "mẹ" Gothel và Rapunzel cho thấy sự thao túng và bạo hành tâm lý
Nhiều người coi Tangled là một bộ phim nhạc kịch vui vẻ, tuy nhiên, ẩn sau câu chuyện ấy là một chủ đề rất nghiêm túc. Rapunzel bị bắt cóc từ khi còn nhỏ bởi Gothel. Gothel và Rapunzel có một mối quan hệ yêu thương nhau - nhưng nó cũng vô cùng độc hại, khi được xây dựng bởi hàng loạt những lời dối trá và lừa lọc. Gothel liên tục bạo hành tâm lý và thao túng Rapunzel, nói cho cô nghe những lời dối trá và khiến cô tin vào chúng.
3. Cảnh phim mở đầu của Up khiến người xem nhận ra sự trần trụi và đau đớn của cuộc sống
Chỉ trong một thời gian ngắn, khán giả thấy được cả cuộc đời của Carl và Ellie. Khoảnh khắc Ellie hạnh phúc tô vẽ phòng cho em bé cho tới khi cô sảy thai, khán giả ngay lập tức nhận ra Up không chỉ là một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi. Sự trần trụi, đau thương của cuộc sống, và cách mà người ta không thể vượt qua nỗi đau, đã được nhà sản xuất lồng ghép vào nhân vật Carl vô cùng xuất sắc.
4. Trong The Princess and the Frog, Ray chấp nhận rằng mình sẽ phải ra đi, nhưng đồng thời vẫn lạc quan rằng đây là một điều tốt đẹp
Cái chết không phải lúc nào cũng là một điều tồi tệ - đó là cách suy nghĩ của nhân vật Ray trong The Princess and the Frog . Anh chàng chấp nhận số phận của mình, tin rằng anh sẽ được đoàn tụ với Evangeline như một ngôi sao trên trời, chính là khoảnh khắc vô cùng xúc động và cũng là một góc nhìn khác về cuộc sống, cái chết.
5. Inside Out và đề tài trầm cảm được thể hiện xuất sắc, đầy chiều sâu thông qua nhân vật Riley
Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm đã bày tỏ rằng họ cảm thấy kết nối với nhân vật Riley. Dù cô bé có phần tươi sáng, vui vẻ ở đầu phim, thì càng về sau, nhân vật này càng nhìn mọi thứ với góc độ tiêu cực và chán nản hơn. Bộ phim lý giải sự thay đổi này bằng các cảm xúc trong đầu của Riley, tuy nhiên những khán giả trưởng thành có thể nhận ra đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nhà sản xuất cũng rất chú trọng tới cách nhân vật được thể hiện ở vẻ bề ngoài, khi cô bé dần thu mình lại và lựa chọn các màu sắc tối cho trang phục.
12 chi tiết "siêu ẩn" trong bom tấn Gia Đình Siêu Nhân của Pixar cho fan cứng: Một cảnh quay còn được Avengers bắt chước! Siêu phẩm hoạt hình The Incredibles (Gia Đình Siêu Nhân) khéo léo cài cắm loạt chi tiết ẩn khiến người hâm mộ khó có thể nhận ra nếu chỉ xem một lần. Hai phần Incredibles (Gia Đình Siêu Nhân) có lẽ là một trong những kiệt tác điện ảnh xuất sắc nhất trong lịch sử làm phim hoạt hình của Pixar. Thu về...