CFVG chào đón 477 tân học viên Thạc sỹ & Tiến sỹ quốc tế
Trong tháng 10/2018, Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) đã khai giảng chào đón 477 học viên tham gia các chương trình Thạc sỹ và Tiến sỹ, tiếp tục giữ vị thế là thành tổ chức đào tạo có số lượng học viên lớn nhất theo học các chương trình sau đại học cấp bằng quốc tế.
Buổi lễ khải giảng tại 2 campus CFVG tại Hà Nội và TP. HCM, ngoài sự có mặt của Ban Giám đốc CFVG gồm TS. Jean Louis Pare, GS. Trần Thọ Đạt (Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), PGS. TS. Hồ Viết Tiến (Viện trưởng Viện sau đại học, Trường ĐH Kinh tế TPHCM), sự kiện chào đón từ phía Pháp ông ông Étienne Rolland-Piègue – Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và ông Vincent Floreani Consulate – Tổng Lãnh sự Pháp tại TP. HCM.
Các vị khách mời chúc mừng và bày tỏ sự hạnh phúc đối với những phát triển to lớn của CFVG trong việc đẩy mạnh hợp tác với các trường Kinh doanh và Đại học hàng đầu nước Pháp và phát triển các chương trình đào tạo được quốc tế kiểm định tại Việt Nam.
Với những dự án lớn để mở rộng mô hình hoạt động đào tạo trong tương lai, CFVG được kỳ vọng sẽ trở thành trường đại học Châu Âu dầu tiên tại Việt Nam.
Lễ Khai Giảng tại 2 Campus CFVG tại Hà Nội & TP. HCM
Video đang HOT
Trong số 477 học viên trúng tuyển năm 2018 tại CFVG, hơn 50% theo học chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA).
Là một trong những chương trình Thạc sỹ quốc tế lâu đời nhất tại Việt Nam từ năm 1992, chương trình MBA CFVG cho phép các học viên học viên Việt Nam tham gia chương trình học trao đổi năm thứ 2 tại Pháp hoặc Đức và nhận thêm 1 bằng Thạc sỹ thứ 2 từ các trường đối tác danh tiếng như ESCP Europe, Audencia, IESEG, Neoma, Skema, Aix-en-Provence, Strasbourg, HHL Leipzig… 80/477 là con số các học viên nước ngoài đến từ các trường Pháp nói trên tới CFVG Việt Nam theo chiều ngược lại trong chương trình học trao đổi.
Các học viên còn lại tham gia 3 chương trình Thạc sỹ chuyên ngành khác nhau: Tài chính – Ngân hàng, Marketing & Bán hàng, Quản lý Chuỗi cung ứng là những chương trình yêu cầu khắt khe về số năm kinh nghiệm bởi 3 trường: ESCP Europe, Trường Kinh doanh IAE Sorbonne – ĐH Paris I, ĐH Paris Dauphine. Đặc biệt, chương trình Thạc sỹ Quản lý Chuỗi cung ứng (MSCM) mới được CFVG giới thiệu vào cuối năm 2017 đã nhận được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều học viên là các quản lý tại các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Chương trình MSCM được xem như chìa khóa đào tạo cho sự thiếu hụt quản lý, chuyên gia cấp cao làm việc trong các hoạt động của chuỗi cung ứng.
Đại diện phụ trách về truyền thông tại CFVG cho biết, trong những năm gần đây số lượng người học các chương trình Thạc sỹ quốc tế tại 2 thành phố lớn là Hà Nội & TP. HCM có chiều hướng giảm, năm 2018 ghi nhận sự sụt giảm chỉ bằng 72% so với năm 2017.
Tuy nhiên, lượng học viên tới CFVG hàng năm lại cho thấy sự tăng rõ rệt, thị phần các chương trình Thạc sỹ quốc tế của CFVG năm 2018 đã tăng lên 15%. Thành công đó nhờ vào việc người học hiện nay có rất nhiều kênh khác nhau để tự mình tiếp cận cũng như đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo, nhận thức về tầm quan trọng của các kiểm định, xếp hạng bởi các tổ chức quốc tế cũng dần được tăng lên.
Tiếp theo sự kiện Khai giảng tại CFVG, các tân học viên sẽ tham gia các chuỗi hoạt động chào mừng, networking như Integration Day, Discovery Day trong tháng 10/2018.
Theo Dân trí
Nâng lương trước hạn cho giảng viên vượt chuẩn tiếng Anh
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa ban hành quy định về việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức của trường.
Cán bộ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tiếp nhận hồ sơ nhập học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong danh mục có nhiều tiêu chí này, đáng chú ý là vượt chuẩn trình độ tiếng Anh theo quy định của trường.
Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được sử dụng để đánh giá gồm IELTS, TOEIC (4 kỹ năng), TOEFL iBT, Cambridge Tests còn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp và được quy đổi theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu.
Theo quy định trường này, những cán bộ giảng viên có bằng tốt nghiệp sau ĐH được các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được Bộ GD-ĐT công nhận; đảm bảo các điều kiện học, viết, bảo vệ luận văn, luận án bằng tiếng Anh thì được công nhận là sử dụng thành thạo tiếng Anh, tương đương mức C1.
Với giảng viên khoa Ngoại ngữ kinh tế, chuẩn tiếng Anh là C2 hoặc tương đương. Giảng viên các khoa còn lại phải đạt chuẩn tối thiểu là B2 hoặc tương đương, giảng viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải đạt chuẩn tối thiểu C1 hoặc sử dụng thành thạo tiếng Anh.
Ngoài ra, những thành tích xuất sắc được tăng lương trước thời hạn gồm: được thưởng huân chương các loại; được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; được bổ nhiệm chức danh GS-PGS; bảo vệ thành công luận án tiến sĩ...
Quy định trên còn áp dụng cho cán bộ giảng viên có bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín như ISI, Scopus và từ hạng B trở lên đối với ABDC; làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ được nghiệm thu đúng thời hạn quy định.
Cùng với việc tăng lương trước hạn, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn có chính sách hỗ trợ cán bộ giảng viên trong việc học tập nâng cao trình độ tiếng Anh. Đáng chú ý, với học viên hoàn thành các khoá đào tạo IELTS và tiếng Anh học thuật phục vụ nghiên cứu sẽ được miễn định mức tương ứng là 40 giờ chuẩn giảng dạy và 40 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cho mỗi khoá học.
Trước năm 2020, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đặt mục tiêu 70% giảng viên đạt chuẩn trình độ tiếng Anh.
Theo thanhnien
ĐH Quốc gia TP.HCM cấp 500 triệu đồng học bổng sau ĐH năm 2019 Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM vừa ký Quyết định số 1180 về việc phê duyệt Đề án học bổng sau ĐH với tổng trị giá 500 triệu đồng của ĐH này. Sinh viên Trung tâm ĐH Pháp thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM - ẢNH B.H Mục tiêu đề án nhằm khuyến khích học viên và nghiên cứu sinh tập trung thời gian...