CES 2013: Đi dần vào ngõ cụt
CES, triển lãm điện tử tiêu dùng ra đời từ những năm 1967, được xem như là đại hội lớn nhất của ngành công nghệ trong thế kỷ 20, nơi mà những công ty hàng đầu lựa chọn ra mắt các sản phẩm để đời của họ.Những có lẽ vị thế đó đã không còn giữ được trong thời đại công nghệ hiện nay.
Những chiếc điện thoại đã rời bỏ CES
Biểu hiện rõ ràng nhất của sự thoái trào phải kể đến những chiếc điện thoại đã rời bỏ CES và có vẻ như sẽ không bao giờ còn quay trở lại nữa. Các nhà mạng và nhà sản xuất điện thoại đã quyết định chọn các hội nghị chỉ dành riêng cho các thiết bị di động và các sự kiện do chính họ tổ chức để công bố những thiết bị hot nhất của mình.
HTC và Motorola chỉ xuất hiện với một sản phẩm còn cuộc họp báo của LG thì chỉ nói về chiếc Optimus G đã được giới thiệu trước đó.
Samsung, hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới không có bất cứ chiếc điện thoại mới nào. Tuyên bố đáng chú ý nhất của họ cuối cùng lại là một nhà mạng (Verizon) cho chiếc ATIV Windows Phone của họ- chiếc điện thoại đã được công bố tại IFA được tổ chức vào tháng 8 năm ngoái.
Sony, Huawei, Pantech và ZTE cũng tung ra một số mẫu điện thoại mới nhưng họ tỏ ra tương đối nhỏ bé so với các ông lớn trong lĩnh vự sản xuất điện thoại như Samsung và LG. Trong số này chỉ có Discover của Pantech là gây được ấn tượng nhưng nó cũng không phải là mẫu điện thoại đột phá có cơ hội đứng ngang hàng với Galaxy S III hay One X.
Video đang HOT
Cả Huawei và ZTE đều có những chiếc điện thoại ấn tượng để trưng bày nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có đến với thị trường của chúng ta hay không. Huawei hứa hẹn rằng chiếc smartphone mới đáng chú ý nhất của họ- Ascend P1- sẽ lên kệ vào tháng 4 năm ngoái nhưng cuối cùng đã bị trì hoãn đến tận tháng 1 này.
Sony chính thức tuyên bố chiếc Xperia Z đầu đàn của mình tại cuộc họp báo do họ tổ chức vào tối hôm qua. Tuy vậy, Xperia Z lại xuất hiện trong một buổi thuyết trình chủ yếu tập trung đến việc tút lại các tiện ích mà các mẫu TV 4K mang lại. Gã khổng lồ công nghệ này của Nhật tỏ ra rất rụt rè trong việc vén màn bất cứ thứ gì ngoài các chi tiết kĩ thuật cơ bản của Xperia Z. Có lẽ có thể chắc chắn một điều là chúng ta sẽ được nghe thêm nhiều chi tiết mới về nó tại Hội nghị di động Quốc tế được tổ chức tại Barcelona vào tháng 2 tới.
Dù CES vẫn được biết đến là ông trùm của tất cả các triển lãm công nghệ, vẫn còn rất nhiều triển lãm khác để giới thiệu các mẫu smartphone mới. CTIA – một triển lãm được mệnh danh là “siêu” triển lãm di động- là nơi mà rất nhiều các nhà mạng của Mĩ chọn để khoe ra các vũ khí lợi hại nhất của họ, những chiếc điện thoại khiến chúng ta phải thèm khát. Samsung đã quen với việc công bố các mẫu điện thoại mới và vượt bậc nhất của họ tại IFA-Triển lãm công nghệ thường niên lớn nhất châu Âu- được tổ chức tại Berlin, nơi lần đầu tiên họ công bố Galaxy Note II và ATIV Windows Phone.
Ngoài ra còn phải kể đến Hội Nghị Di Động Quốc Tế, một triễn lãm thương mại có tầm cỡ ngang ngửa CES nhưng chỉ dành cho các thiết bị di động mới và phụ kiện của nó. Nếu các công ty vẫn còn muốn cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý thì chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của các thiết bị di động đáng chú ý nhất.
Phần mềm và Dịch vụ dần trở thành trung tâm của ngành công nghệ
Vào những năm 80-90 thế kỷ trước, khi phần mềm vẫn còn non trẻ và chưa có nhiều đột phá, các thiết bị điện tử là trung tâm của sự chú ý. Nhìn vào CES, nhìn vào các thiết bị phần cứng được trưng bày, chúng ta có thể cảm nhận được nhịp thở của ngành công nghệ và dự báo điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo. Tuy nhiên, từ sau sự thành công vang dội của Microsoft, đưa Windows trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới, số phận của phần mềm đã sang trang.
Điểm khác biệt giữa 2 chiếc máy tính không chỉ còn là những thông số phần cứng, mà còn là ở chỗ người chủ của nó quyết định cài phần mềm gì lên đó. Và đến khi Internet và các dịch vụ nội dung số bùng nổ, thì vai trò của phần cứng ngày càng mờ nhạt hơn khi các sản phẩm không mang lại đột phá gì trong trải nghiệm tiêu thụ. Có một sự chuyển dịch lớn trong quyết định mua sắm các thiết bị, từ các thông số phần cứng đơn thuần sang lựa chọn nền tảng, môi trường, hệ điều hành, phần mềm và dịch vụ. Thật sự chúng ta đang sống trong một thế giới được quyết định bởi phần mềm. Ngay kể cả các hãng sản xuất cũng cố tạo ra các sản phẩm có sự tương thích và liên thông giữa các nền tảng.
Phần cứng đã không còn thật quá quan trọng nếu chỉ là cuộc chạy đua các thông số. Nếu không mang lại bất cứ sự đột phá nào trong trải nghiệm (ví dụ như Nintendo Wii, Microsoft Kinect,…) thì phần mềm & dịch vụ sẽ là các yếu tố quyết định.
Internet trở thành nền tảng quảng bá mạnh mẽ
Theo như lời chủ tịch của Google, Eric Schmidt thì có 4 công ty công nghệ lớn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con người hiện tại đó là Apple, Amazon, Facebook và Google. Trong đó có đến 3 công ty khởi đầu với nền tảng Internet, không phải là các sản phẩm đồ điện tử. Chỉ có duy nhất Apple với khởi thủy là một công ty chế tạo phần cứng đúng nghĩa. Tuy nhiên lần cuối xuất hiện của Apple tại CES là năm 1992. Còn gã khổng lồ già cỗi Microsoft, vốn là gương mặt quen thuộc tại CES trong cả chục năm qua đã không quay trở lại vào năm nay. Thế chỗ vào vị trí của Microsoft là Qualcomm, một hãng sản xuất chip và gian hàng trung tâm thì thuộc về một công ty nhà nước của Trung Quốc có cái tên hầu như chưa bao giờ nghe tới: Hisense. Có lẽ không có hình ảnh nào diễn tả tốt hơn về CES khi trung tâm của triển lãm vốn từng thuộc về công ty phần mềm lớn nhất thế giới rơi vào tay một công ty vô danh chuyên sản xuất HDTVs giá rẻ bầy trên kệ Walmart.
Thực tế là đã từ lâu, các công ty đã lựa chọn các triển lãm chuyên ngành hoặc tự tổ chức các chương trình ra mắt sản phẩm riêng. Trong đó Internet đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đi thông điệp về các sản phẩm của họ. Cánh cửa tiếp cận tương lai của thế giới công nghệ không còn một cánh duy nhất ở CES nữa. Thông tin giờ có thể truyền đi dễ dàng qua rất nhiều kênh với chi phí thấp hơn rất nhiều việc tổ chức một hội chợ khổng lồ. Ngay kể cả các công ty lớn cũng rút bớt phần tổ chức các sự kiện offline và tập trung vào các kênh hiệu quả hơn. Apple đã ngừng Macworld từ 2009, Canon cũng dừng hội chợ thương mại Photo Marketing Association năm 2010 hay CTIA của ngành viễn thông cũng cắt bớt chỉ còn 1 lần trong năm.
Phần kết
Sự suy tàn của CES như là một điểm đến của công nghệ mới, các sản phẩm đột phá, cũng không có gì quá ngạc nhiên. Công nghệ tiêu dùng đã vượt ra ngoài phạm vi CES có thể phục vụ. Từ một chỗ là tâm điểm cả thế giới, CES giờ chỉ còn là nơi dành riêng cho cánh nhà báo săn tin công nghệ và những người phụ trách kinh doanh của các hãng. Cơ chế và động lực của ngành công nghệ tiêu dùng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên với những người đã từng trải qua sự háo hức khi cầm trên tay chiếc Sony Walkman, CES vẫn là một biểu tượng khó phai mờ trong tâm trí.
Theo Genk
Qualcomm ra chip nhanh hơn S4 Pro gần gấp đôi
Hãng sản xuất chip này vừa giới thiệu hai mẫu chip mới mang tên Snapdragon 600 và 800 tại CES 2013. Trong đó, model 800 có hiệu năng nhanh hơn thế hệ Snapdragon S4 Pro cũ tới 75%.
Chip Snapdragon 800 sử dụng công nghệ sản xuất 28 nm HPm (High Performance for mobile). Sản phẩm này được tích hợp bộ xử lý tín hiệu số Hexagon V5 cao cấp hơn, sử dụng bộ nhớ LPDDR3 800 GHz nhằm tạo ra được băng thông 12,8 GB/giây ngang ngửa với Exynos 5 của Samsung. Đồng thời, Snapdragon 800 còn sở hữu bộ xử lý nền tảng Krait có tốc độ tối đa lên tới 2,3 GHz và chip đồ hoạ Adreno 330 thế hệ mới.
Qualcomm vừa ra mắt hai mẫu chip mới là Snapdragon 800 và 600.
Theo Engadget, mẫu SoC này có khả năng ghi và xuất video 4K với tốc độ 30 khung hình/giây, xử lý video 2K (hoặc gần với độ phân giải 2.560 x .2048 pixel) với tốc đô 60 khung hình/giây, xuất âm thanh theo chuẩn DTS-HD và DD Plus. Theo dự kiến, mẫu chip này sẽ được tung ra thị trường vào quý II năm nay.
Trong khi đó, chip Snapdragon 600 lại được coi là bản nâng cấp của Snapdragon S4 Pro. Mẫu chip này được tích hợp bộ xử lý 1,9 GHz, đồ hoạ Adreno 320 được tối ưu hoá tốc độ và sử dụng bộ nhớ LPDDR3. Đây được cho là đối thủ chính là các mẫu chip như Clover Trail hay Tegra 4.
Về kết nối, cả hai mẫu chip Snapdragon 800 và 600 còn hỗ trợ hàng loạt chuẩn mới như 4G LTE 150Mb/giây, Wi-Fi 802,11 chuẩn ac, Miracast HD 1080p.
Theo dự kiến, Qualcomm sẽ còn giới thiệu thêm hai mẫu chip mới nữa là Snapdragon 400 và 200. Tuy vậy, các thông tin về những model này hiện vẫn chưa được công bố.
Theo VNE
Sony sắp trình làng TV OLED 4K đầu tiên thế giới Hãng điện tử Nhật Bản này được cho là sẽ giới thiệu TV OLED 4K đầu tiên trên thế giới tại Triển lãm CES 2013 sắp diễn ra ở Las Vegas (Mỹ). OLED là công nghệ hình ảnh mà nhiều hãng sản xuất đang áp dụng cho TV của họ. Trang công nghệ TheVerge dẫn theo các nguồn tin cho biết, Sony sẽ...