CEO Viber: ‘Bảo vệ người dùng là ưu tiên hàng đầu’
Đầu năm 2014, Viber chạm mốc 12 triệu người dùng và trở thành ứng dụng OTT có nhiều người dùng nhất Việt Nam. Cũng chính vì lý do này, cộng đồng Viber đã trở thành đích nhắm hàng đầu của các đối tượng phát tán tin nhắn rác.
Theo ông Talmon Marco, CEO toàn cầu của Viber, hiện tại thị trường OTT toàn cầu đang được thống lĩnh bởi 5 thương hiệu lớn nhưng có đến 3/5 thương hiệu này chỉ tập trung phát triển tại “sân nhà”. Hai thương hiệu còn lại là Viber và Whatsapp định hướng sự phát triển của mình trên phạm vi khắp thế giới.
Ông Talmon Marco, CEO toàn cầu của Viber.
Ông Talmon Marco đánh giá thị trường OTT tại Việt Nam rất sôi động và cạnh tranh khốc liệt nhưng Viber vẫn tự tin mang đến cho người dùng những dịch vụ có chất lượng tốt, ổn định, nhất là về tin nhắn và cuộc gọi. Bên cạnh đó, công ty còn hướng đến sự phát triển đa nền tảng hơn, mở rộng sang lĩnh vực game, thương mại điện tử… Ngoài ra, vấn đề bảo mật dữ liệu và thông tin cá nhân của người dùng luôn được xem là ưu tiên hàng đầu.
“Chúng tôi mong muốn được bắt tay cùng các nhà mạng tại Việt Nam để mang đến cho người dùng những lợi ích tốt nhất. Trước khi đặt văn phòng tại đây, chúng tôi đã chủ động tiếp cận các nhà mạng lớn nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Viber hy vọng có thể triển khai quá trình hợp tác với các nhà mạng tại Việt Nam để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, cùng đẩy mạnh thương hiệu qua các dự án cụ thể”, ông Talmon Marco chia sẻ.
Video đang HOT
Về vấn đề tin nhắn quảng cáo rác, vị CEO cho rằng so với các kênh kết nối truyền thống như SMS, e-mail hay những OTT khác thì số liệu spam 1% trên Viber chiếm tỷ lệ rất nhỏ và đang được khắc phục theo chiều hướng nhanh chóng, tích cực. Điển hình, hãng đã tiến hành điều tra, phát hiện các đối tượng lợi dụng Viber phát tán tin nhắn rác nhằm mục đích trục lợi (như Công ty Solid, Công ty CP Công nghệ Viettek) và đang xử lý theo đúng trình tự quy định của luật pháp Việt Nam.
Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành các biện pháp nâng cấp, vá lỗi hệ thống nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công, bổ sung tính năng chặn số liên lạc không mong muốn cho ứng dụng. Bộ lọc spam liên tục được cập nhật, cho phép lọc nội dung tin nhắn cũng như giới hạn số lượng tin nhắn được gửi cùng một lúc đối với các thuê bao.
“Chúng tôi mong người dùng OTT Việt nói chung cũng như Viber nói riêng hãy là một người dùng thông minh, kiên quyết không mua bán, sử dụng các phần mềm kinh doanh tin nhắn quảng cáo. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể ’share’ nội dung tin nhắn rác mình nhận được với Facebook Fanpage tại Việt Nam để cùng hỗ trợ bộ lọc tin nhắn rác của Viber hoạt động tốt nhất”, ông Talmon Marco nhấn mạnh.
Theo VNE
Những "người mới" ở thị trường OTT Việt liệu còn cơ hội?
Với sự kiện cả 3 nhà mạng đại gia ở Việt Nam và một ứng dụng ngoại công bố sẽ tham gia thị trường ứng dụng OTT trong khoảng thời gian gần đây, có thể thấy "mảnh đất" OTT ngày càng chật chội và có thể sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh của các đối thủ mới và cũ. Liệu các đối thủ mới có lợi thế gì trong cuộc chiến này?
Nhà mạng đang chuẩn bị làm OTT
Lợi thế của các đối thủ mới
Rõ ràng là những người đang nắm đằng chuôi ở thị trường OTT Việt Nam chính là các nhà mạng. Với vũ khí 3G trong tay, các nhà mạng có thể cạnh tranh vớicác đơn vị OTT bằng nhiều cách. Nhắc thêm rằng, Viettel và VNPT (chủ quản Vinaphone và Mobifone) hiện đang là hai trong số ba nhà mạng internet lớn nhất Việt Nam. Khi đó, nếu sở hữu một ứng dụng OTT, các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone chỉ đơn giản là miễn phí lưu lượng dịch vụ nào đó cho "con cưng" của mình là đủ khiến các đối thủ khác liêu xiêu.
Hơn nữa, nguồn vốn trong tay các nhà mạng là không hề nhỏ. Với doanh thu hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm, cũng như lợi nhuận ngót nghét vài nghìn tỷ đồng, họ có nguồn vốn lớn nếu muốn hỗ trợ cho ứng dụng OTT và "thay máu" kinh doanh của mình.
Một lợi thế khác của các nhà mạng là vấn đề chính sách. Nhìn ở mặt tổng quan có thể thấy các nhà mạng là người có thể tác động tới các vấn đề chính sách tốt hơn các doanh nghiệp OTT cả nội lẫn ngoại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng nhà mạng sẽ "mua đứt" các ứng dụng hiện đang có mặt ở Việt Nam để kinh doanh. Ví như tin tức về việc Viettel mua Kakao Talk thời gian vừa rồi có thể được hiểu là Viettel muốn mua quyền kinh doanh của Kakao Talk ở riêng thị trường Việt Nam.
Một doanh nghiệp OTT ngoại mới tham gia thị trường Việt là BeeTalk, một công ty từ Singapore có mối liên hệ với Garena. BeeTalk sở hữu một cộng đồng khá lớn ở Việt Nam, thông qua việc "hợp tác" với Garena. Tại một số quốc gia, người dùng cài đặt hàng loạt BeeTalk chỉ bởi lý do họ sẽ được miễn phí một trang phục (skin) của nhân vật trong Liên Minh Huyền Thoại (LOL) hoặc một số ưu đãi khác. Việc sở hữu cộng đồng của tựa game hot nhất Việt Nam và đa số lứa tuổi của họ là giới trẻ là thế mạnh của BeeTalk.
Garena Việt Nam đang có động thái quảng bá BeeTalk rất tích cực.
Một thị trường ít rào cản
Không giống như ở các trang web, rào cản cho các ứng dụng OTT gia tăng người dùng không lớn. Nếu như trước kia các mạng xã hội ở Việt Nam muốn cạnh tranh với Facebook phải chịu rào cản lớn là không thể lôi kéo người dùng vốn đã có "cộng đồng" sẵn trên Facebook qua sản phẩm của họ. Thì nay các ứng dụng OTT mới ra đời không có khó khăn như vậy khi gia nhập thị trường Việt Nam. Bởi vì phần nhiều việc kết bạn của người dùng với các thành viên khác trên OTT thông qua 2 dữ liệu: dữ liệu danh bạ điện thoại di động và bạn Facebook.
Trừ khi ở Việt Nam có một ứng dụng OTT thâu tóm thị trường và thâm nhập sâu vào đời sống mới khiến các ứng dụng mới tham gia thị trường gặp. Ví dụ như sự thành công của Line ở Nhật Bản, Kakao Talk ở Hàn Quốc có thể gây khó khăn nhất định cho các ứng dụng mới.
Còn hiện tại ở Việt Nam, chưa có ứng dụng nào có ưu thế áp đảo với số còn lại. Chỉ có vài ba ứng dụng có lượng người dùng lớn hơn các đối thủ còn lại. Vì thế, trong cuộc sống thường nhật, người dùng thường sử dụng song song. Ví như các shop bán hàng thường sử dụng 1 số liên lạc cho Zalo, LINE, Viber và người dùng dùng app nào thì gọi tới số đó mà thôi.
Cũng chính vì ít rào cản gia nhập, nên những đối thủ mới không phải quá khó khăn để giành giật thị trường với các đối thủ lớn, nhất là khi họ có các lợi thế kể trên.
Vì thế, hứa hẹn là với sự tham gia của 3 nhà mạng đại gia và đối thủ BeeTalk, thị trường OTT Việt Nam sẽ có những cạnh tranh gay gắt trong những tháng tiếp theo.
Theo Trí thức trẻ
Hàng loạt ứng dụng OTT sắp sửa bị thâu tóm? Facebook vừa tuyên bố mua lại WhatsApp với mức giá 19 tỉ USD. Trước đó, đại gia Nhật Bản Rakuten cũng thâu tóm Viber với mức giá gần 1 tỉ USD. Có phải đã đến lúc sắp xảy ra làn sóng thâu tóm trên thị trường ứng dụng OTT? Sau thương vụ giữa Facebook và WhatsApp, Rakuten và Viber, trên thị trường các...