CEO Twitter Jack Dorsey bị cấm dùng Web3
Quan điểm của cựu CEO Twitter Jack Dorsey về Web3 khiến nhiều người tranh cãi, thậm chí chặn ông trên mạng.
Jack Dorsey, đồng sáng lập và cựu CEO của Twitter, gần đây đã bày tỏ những nghi ngờ về tính phi tập trung của Web3. Quan điểm này nhận nhiều sự phản đối của lãnh đạo các công ty công nghệ, đầu tư mạo hiểm.
Trong số đó, Marc Andreessen, đồng sáng lập quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z) là người mạnh miệng phản đối Jack Dorsey nhất. Sau khi tranh cãi qua lại trên Twitter, tỷ phú với số tài sản 1,5 tỷ USD quyết định chặn Jack Dorsey trên nền tảng này.
“Tôi đã chính thức bị cấm dùng web3″, cựu CEO Twitter dẫn lại bức hình bị chặn cùng lời mỉa mai đối phương.
Jack Dorsey tuyên bố rời ghế CEO của Twitter vào ngày 2/12.
Web3 được nhiều người kỳ vọng là thế hệ tiếp theo, thay đổi cơ bản cách người dùng sử dụng Internet. Một trong những yếu tố hứa hẹn nhất của Web3 là cho phép người dùng thực sự sở hữu nội dung thay vì cho các gã khổng lồ Internet khai thác, kiếm tiền từ thông tin cá nhân của họ như thế hệ trước.
Tuy nhiên Jack Dorsey, người sáng lập một trong những nền tảng mạng xã hội thành công nhất, lại cho rằng Web3 không thể đạt được những gì nó hứa hẹn.
“Bạn không hề sở hữu ‘Web3′. Các quỹ đầu tư và công ty công nghệ mới là chủ nhân của nó. Chúng ta không bao giờ thoát khỏi vòng lặp này. Web3 vẫn tập trung giống hiện tại, chỉ được dán nhãn khác đi”, người sáng lập Twitter, hiện là CEO Block nhận định.
Trong khi đó, Marc Andreessen lại là người lên tiếng ủng hộ Web3. Người đồng sáng lập quỹ a16z và trình duyệt Netscape hiện là nhà đầu tư lớn của các công ty khởi nghiệp Web3. Andreessen đầu tư cho các dự án tài chính phi tập trung, giày thể thao và tiền điện tử metaverse.
Video đang HOT
Tài liệu “Danh sách bài viết đáng đọc về Web3″ của a16z thừa nhận công ty là “nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này”.
Khi chỉ trích Web3, Dorsey từng thẳng thừng phản đối Chris Dixon, một trong những lãnh đạo của a16z. Ông cũng nhận định Web3 hiện “nằm đâu đó giữa a và z” để phản hồi câu hỏi “Có ai thấy Web3 không” của Elon Musk – người cũng có quan điểm hoài nghi về dự án này.
Vào giữa năm nay, việc Twitter giới thiệu tính năng Spaces đã làm lu mờ ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse do a16z đầu tư. Có thể mâu thuẫn từ 2 tỷ phú công nghệ đã xuất hiện từ lúc đó, tiếp tục lớn dần và khiến họ “từ mặt” nhau sau tranh cãi về Web3.
Lý do khiến Jack Dorsey rời Twitter
Sau thành công cùng Twitter, nhà đồng sáng lập Jack Dorsey tuyên bố rời khỏi chức vụ quản lý cao nhất trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Nguyên nhân đằng sau việc này là gì?
Sáng 2/12, mạng xã hội Twitter phát đi thông cáo chính thức, công bố CEO Jack Dorsey đã từ chức và CTO Parag Agrawal sẽ ngồi vào vị trí quản lý cao nhất tại tập đoàn. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Đến chiều cùng ngày, Jack Dorsey xác nhận qua một tweet, kèm theo bản chụp email ông đã gửi cho nhân viên Twitter để thông báo về quyết định của mình.
Jack Dorsey bất ngờ rời khỏi chức vụ CEO Twitter.
Theo INC, sự ra đi này cho thấy thực trạng khắc nghiệt của việc điều hành tại các tập đoàn lớn, thường ít được quan tâm. Rời ghế CEO Twitter, Dorsey không chỉ bước ra khỏi cuộc chiến pháp lý đang nhắm vào nền tảng hoặc sự đình trệ hoạt động kinh doanh mà còn tránh được sự hỗn loạn của giao tiếp.
Nghịch lý của Jack Dorsey
Thông qua Twitter, Dorsey đã tác động rõ rệt đến cách con người trao đổi với nhau, dưới góc độ một nền văn hóa, thậm chí cả thế giới. Là một trong những doanh nhân có ảnh hưởng nhất hiện nay, ông đã tiếp cận và làm chủ yếu tố cốt lõi, đặc trưng của xã hội: sự giao tiếp.
Khi Twitter và các mạng xã hội khác tăng trưởng bùng nổ, quá trình giao tiếp của con người phát triển theo một cách tự nhiên, sự nghiệp của Dorsey cũng vậy.
Không dừng lại ở giao tiếp, ông còn mong muốn sự kết nối. Tuy nhiên, cuối cùng Dorsey phát hiện ra rằng chìa khóa duy nhất để kết nối tốt là... im lặng.
Cựu CEO Twitter nổi tiếng với quan điểm chú trọng sức khỏe thể chất và giữ gìn sự lành mạnh cho tinh thần. Ông ủng hộ việc nhịn ăn, chỉ ăn 7 bữa mỗi tuần. Dorsey không chỉ để ý đến những gì đi vào cơ thể, mà quan trọng hơn là điều tiếp nhận và ra khỏi tâm trí.
Hình ảnh của Jack Dorsey trong lần ông tham gia khóa thiền Vipassana tại Myanmar vào năm 2018.
Dorsey đồng sáng lập một nền tảng giúp mọi người chia sẻ suy nghĩ với thế giới. Giờ đây, ông lại theo đuổi khả năng gột rửa những suy nghĩ ra khỏi tâm trí thông qua luyện tập Vipassana. Đây là một phương pháp thiền định cổ xưa của Phật giáo, được sử dụng để xoa dịu và tập trung tâm trí thông qua sự im lặng.
Trong bài tập Vipassana, điều quan trọng là hơi thở và cơ thể của một người - không phải suy nghĩ. Người tham gia thiền cũng rèn luyện để không bận tâm đến điều người khác nghĩ - trái ngược hoàn toàn với những gì mạng xã hội mang lại.
Đó là nghịch lý đối với một doanh nhân công nghệ như Dorsey, người đã làm giàu bằng cách tạo ra môi trường để mọi người bày tỏ suy nghĩ của mình và chờ đợi phản ứng từ cộng đồng.
Tuy nhiên, Dorsey không phải là CEO công nghệ duy nhất đi ngược lại những gì ông rao giảng hoặc quảng bá. Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, không muốn con mình tham gia mạng xã hội. Cố CEO Apple, Steve Jobs cũng không cho phép những đứa trẻ của ông sử dụng iPad trong nhà.
Tác động của mạng xã hội đến sự kết nối
Theo INC, các mạng xã hội như Twitter cho phép chúng ta kết nối với thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, trong khi bề rộng tăng lên thì chiều sâu của kết nối bắt đầu bị xói mòn.
Nói cách khác, smartphone ảnh hưởng đến mối quan hệ của con người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn càng sử dụng nhiều mạng xã hội thì càng cảm thấy tồi tệ hơn. Giao tiếp và kết nối không còn đồng nghĩa với nhau như trước đây. Trong thế giới kỹ thuật số, thật dễ dàng để hiện diện về mặt thể chất, nhưng lại vắng bóng trên phương hiện tinh thần.
Vài năm nay, Jack Dorsey không còn tập trung hoàn toàn cho công việc điều hành tại Twitter
Người sáng lập phải biết rõ giới hạn của họ. Một trong những hạn chế lớn nhất là sự quan tâm của chúng ta đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ do mình tạo ra. Khi doanh nghiệp phát triển, nhiều thứ sẽ thay đổi. Không thể trông đợi việc thành lập công ty và sau 10 năm nó vẫn giống như lúc đầu.
Sau khi thành công, nhiều người vẫn cố giữ một thứ gì đó không thực sự phù hợp với sở thích, đam mê và mưu cầu của họ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thích những gì đang làm thì sẽ mất đi cảm giác thoải mái. Cùng với đó, tăng trưởng chậm lại (nếu không muốn nói là dừng lại) và sự đổi mới bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, tìm thấy niềm vui trong công việc chính là bí mật đằng sau khả năng lao động siêu phàm của Elon Musk, cũng là động lực tăng trưởng của một số startup thành công nhất hiện nay.
Điều gì thực sự tạo ra sự giàu có cho 'cha đẻ' Twitter Jack Dorsey? Trong thông báo chính thức hôm 29/11, tỷ phú Jack Dorsey tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc điều hành (CEO) của Twitter sau 15 năm thành lập và gắn bó với công ty. Theo ghi nhận của Forbes, tại thời điểm từ chức CEO Twitter, tỷ phú Jack Dorsey đang nắm trong tay khối tài sản 11,8 tỷ USD, gần gấp 10...