CEO startup triệu USD ở Silicon Valley: ‘Làm thuê không có nét riêng’
Qua 3 lần gọi vốn, Elsa đã huy động được 12 triệu USD. Phía sau startup này là một người phụ nữ Việt đầy đam mê và khát vọng.
Tôi gặp Văn Đinh Hồng Vũ, CEO ứng dụng Elsa tại nhà riêng ở Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Hồng Vũ là một phụ nữ có thân hình nhỏ nhắn, giọng nói nhẹ nhàng, đôi mắt sáng và nguồn năng lượng khởi nghiệp dồi dào.
Văn Đinh Hồng Vũ hiện là đồng sáng lập và CEO của Elsa, ứng dụng học phát âm tiếng Anh bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo và nhận diện giọng nói. Ứng dụng này được xếp top 5 ứng dụng AI do trang Research Sniper đề cử.
Cuối tháng 2/2019, startup Elsa đã gọi vốn thành công vòng A tại Silicon Valley với số tiền 7 triệu USD. Đây là lần gọi vốn thứ ba của dự án khởi nghiệp này, với tổng số tiền đầu tư đến nay là 12 triệu USD.
Ngoài ra, Hồng Vũ còn sở hữu hồ sơ dày cộp với những thành tích ấn tượng. Vũ từng là người châu Á đầu tiên làm trợ lý tổng giám đốc Maersk, tập đoàn vận tải có chi nhánh khắp 136 quốc gia với hàng chục nghìn nhân viên.
Bên cạnh đó, Hồng Vũ từng giữ vị trí trưởng dự án cấp cao cho Booz & Company – 1 trong 4 tập đoàn tư vấn đứng đầu nước Mỹ.
Cô có hành trình hơn 10 năm lập nghiệp từ Đan Mạch đến Mỹ với 2 học bổng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Giáo dục của ại học Stanford.
Từ bỏ nhiều cơ hội tại các công ty lớn, người phụ nữ từng có ước mơ trở thành đại sứ LHQ quyết định khởi nghiệp, tạo ra Elsa. Cô làm điều này với đam mê dành cho giáo dục và mong muốn để lại gì đó có ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống.
- Đang đảm nhận những vị trí mơ ước trong các tập đoàn lớn, động lực nào khiến chị bỏ tất cả đi khởi nghiệp?
- Đam mê đã thúc đẩy tôi làm việc đó. Tôi nghĩ làm công ty nào mình cũng sẽ cống hiến 16 giờ mỗi ngày nhưng ảnh hưởng tới xã hội lại quá nhỏ.
Khi làm thuê cho người khác, sản phẩm ra đời không phải đứa con tinh thần của mình. Thường mọi người đi làm thuê chủ yếu vì môi trường an toàn, tiền lương cao hoặc khả năng của họ phù hợp để làm vị trí đó.
Làm cho công ty lớn thì sự va chạm và trải nghiệm bản thân sẽ bị giới hạn. Ví dụ khi tôi muốn đưa ra một ý tưởng, sản phẩm mới nhưng sếp không thông qua thì tôi không áp dụng được. Nếu mở công ty riêng, tôi sẽ tự do thực hiện những ý tưởng của mình. Tầm ảnh hưởng của tôi trong tổ chức của mình sẽ lớn hơn.
Nhiều người lo ngại thất bại khi khởi nghiệp. Nhưng với tôi, đến một lúc nào đó, khởi nghiệp sẽ không quá rủi ro. Sẽ có lúc bạn nghĩ kiếm nhiều tiền cũng không biết để làm gì. Lúc đó, bạn sẽ nghĩ đến việc đưa công sức của mình vào nơi mình cảm thấy hạnh phúc hơn.
- Đã bao giờ chị nghĩ mình sẽ bán Elsa chưa? Nếu có thì giá là bao nhiêu?
- Ngay từ những ngày đầu xây dựng Elsa, tôi đã nghĩ mình không làm ra nó để bán quá sớm.
Video đang HOT
Vì sao chúng tôi làm ra Elsa? Không phải Google và Amazon không làm được. Họ có rất nhiều người giỏi và nhiều tiền. Thế nhưng, việc tạo ra một ứng dụng dành cho người tập nói tiếng Anh không phải sứ mệnh của họ.
Đa phần kỹ sư của họ là người Mỹ. Họ không gặp phải khó khăn trong việc nói tiếng Anh. Việc học nói tiếng Anh không phải sứ mệnh của các công ty lớn nên nếu làm, tôi sẽ làm tốt hơn họ.
Chúng tôi thấy tiềm năng của thị trường còn rất xa và còn rất nhiều thứ để làm với công nghệ của mình.
Tuy vậy, tới khi Elsa phát triển mạnh mẽ và tôi không còn là chủ sở hữu hoàn toàn, tôi sẽ phải đưa ra quyết định có lợi cho mọi người chứ không phải cho bản thân mình. Tuy vậy, tôi vẫn đang là người có phần quyết định lớn trong công ty nên tôi sẽ không bán.
- Cùng một vấn đề về phát âm tiếng Anh, Elsa có gì để “phòng thân” nếu chẳng may bị các ông lớn sao chép?
- Đương nhiên khi đưa ra vấn đề lớn mà cả thế giới ai cũng thấy thì sẽ có nhiều người nhảy vô. Tuy nhiên, khi làm việc với startup, câu đầu tiên nhà đầu tư hỏi là “khả năng tự bảo vệ của dự án là gì?”
Mỗi người sẽ có một cách để bảo vệ riêng. Với Elsa là công nghệ nhận diện giọng nói trí tuệ nhân tạo. Nó không dễ để có thể làm theo. Công nghệ này cần thời gian và dữ liệu để cải thiện.
Thuật toán chỉ là một phần, quan trọng là đối thủ phải đánh bại độ chính xác của Elsa trong một thời gian ngắn. Trong thời gian ai đó copy thì Elsa đã tiến đi xa hơn.
Theo tôi, nếu sản phẩm mình tốt thì cạnh tranh là điều cần có, chứ không phải lo sợ công ty kia sẽ diệt công ty mình. Nó có lợi cho người dùng và có lợi cho các công ty. Các công ty sẽ tận dụng lẫn nhau để phát triển.
Nếu thị trường mà không ai nhảy vào thì cái bánh đó không ngon. Nhưng khi họ nhảy vào thì mình phải có giải pháp để tự bảo vệ.
Có nhiều sản phẩm nhưng mới tận dụng lại các nền tảng công nghệ nhận diện giọng nói cũ như Google, Alexa. Họ có thể xây những app rất hay, rất vui nhưng chưa thể giải quyết được nhu cầu của người dùng là cho họ biết họ sai ở đâu và cần chỉnh ở đâu.
Một công ty lớn ở Trung Quốc có thể trở thành đối thủ của Elsa. Tuy vậy khả năng là rất thấp bởi họ chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc. Thông thường các công ty Mỹ sẽ không nhảy vào Trung Quốc và ngược lại.
- Elsa là một startup nhỏ, vậy bằng cách nào chị chiêu dụ được nhân sự trong lĩnh vực mà chị cho là ít người giỏi?
- Có nhiều nhóm người giỏi khác nhau. Có người lựa chọn môi trường là những công ty có nguồn lực để hỗ trợ họ nghiên cứu. Có những nhóm người đã dành thời gian dài để nghiên cứu và họ muốn đưa kỹ thuật của họ vào ứng dụng để thay đổi thế giới.
Trong hai loại người trên, Elsa thu hút được những người giỏi muốn thực hành.
Elsa không có môi trường để người giỏi làm nghiên cứu quá lâu bởi không có nguồn lực tài chính. Nhưng Elsa có khả năng đưa những nghiên cứu của họ vào môi trường thực tiễn. Ví dụ như CTO của Elsa đã làm nghiên cứu 15 năm, viết rất nhiều bài nghiên cứu và có nhiều bằng sáng chế nhưng đa phần chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu.
Khi tôi gặp người này để lôi kéo về Elsa, tôi nói sản phẩm của anh sẽ tác động đến 1,5 tỷ người trên toàn thế giới. Ngoài ra, ứng dụng này sẽ thay đổi sự tự tin và cho mọi người những cơ hội việc làm tốt hơn, đi nước ngoài, học những trường tốt hơn. Elsa sẽ được tạo ra để thay đổi cuộc đời của một con người chứ không dừng lại ở việc bạn viết được bao nhiêu bài nghiên cứu.
Tôi không thể thu hút con người bằng việc trả lương cao vì mình không đủ lực như Google. Google có thể trả lương cao gấp 10 lần nhưng mình chỉ có thể nói về tầm ảnh hưởng.
Ngoài ra, một người giỏi làm ở Google chỉ là con chốt nhỏ trên bàn cờ lớn nhưng khi làm startup ở giai đoạn ban đầu thì vai trò của người đó rất lớn. Một đóng góp nhỏ cũng có thể thay đổi diện mạo của cả một công ty. Sẽ có những con người đi tìm tầm ảnh hưởng như vậy.
Bên cạnh đó, người giỏi họ sẽ theo người giỏi. Như CTO của tôi, về làm Elsa là bởi anh ta nghe tôi mời được huyền thoại của ngành nhận diện giọng nói làm cố vấn. Sau khi bạn đó tham gia đội ngũ của tôi, bạn ấy kéo thêm được những bạn trẻ hơn muốn làm việc.
Vì vậy tôi nghĩ những người đầu tiên được tuyển vào công ty khởi nghiệp rất quan trọng. Họ sẽ là hạt giống bước đầu giúp công ty thu thập thêm người tài.
- Khởi nghiệp ở Silicon Valley, “cái rốn công nghệ thế giới” có gì đặc biệt hơn những nơi khác?
- Đầu tiên phải nói đến những bất lợi của môi trường khởi nghiệp ở Silicon Valley. Ở đó có rất nhiều công ty giỏi ra đời và tôi cạnh tranh với rất nhiều thiên tài.
Để nhà đầu tư chọn mình, tôi phải cạnh tranh với cả trăm công ty, cái nào cũng tài và xuất chúng. Khó khăn là làm thế nào để mình nổi bật hơn trong một nhóm đông như vậy.
Tiếp theo là việc tuyển người. Khi ở Silicon Valley, các công ty lớn thu hút hết người tài. Những kỹ sư trẻ thường muốn làm ở các công ty lớn để xây dựng hồ sơ và tên tuổi của họ. Trong khi đó, công ty của mình có thể chết bất cứ lúc nào làm sao có thể tuyển người.
Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp của Silicon Valley lâu đời và rất dễ để hoạt động. Từ chính sách đến luật pháp mọi thứ đều rất rõ ràng. Đúng là đúng, sai là sai. Như thể có một cuốn playbook hướng dẫn startup biết được ở giai đoạn nào thì cần làm gì, cần gặp ai. Tôi không bao giờ sợ sai miễn sao tôi làm theo luật.
Bên cạnh đó, vì người giỏi rất nhiều nên khi startup tôi không biết vấn đề nào tôi có thể gọi cho một người bạn ở gần đó. Họ sẽ nói cho tôi toàn bộ kinh nghiệm của họ, cả sai cả đúng. Khi ở một nơi ít người khởi nghiệp, mọi người sẽ không chia sẻ nhiều kinh nghiệm như ở Silicon Valley.
Ở Silicon Valley, có những người bạn của tôi đã bán 2-3 công ty, thất bại nhiều lần. Cho nên khi gặp những người đó họ sẽ chia sẻ tất cả kinh nghiệm xương máu với tôi. Ở Việt Nam, có rất nhiều người khởi nghiệp nhưng rất ít người thành công và rất ngại nói về thất bại.
- Theo chị muốn làm startup công nghệ thì cần bắt đầu từ đâu?
Theo tôi, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phải tập trung vấn đề chứ đừng tập trung việc mình có giải pháp. Vì tập trung vào giải pháp sẽ quên mất nhu cầu có đủ lớn hay không.
Đương nhiên có nhiều bạn kỹ thuật làm ra sản phẩm rất tuyệt vời thì sẽ được các công ty mua lại. Nhưng về bản chất, vấn đề thì luôn tồn tại còn giải pháp có thể thay đổi theo nhiều giai đoạn.
Mỗi người làm startup sẽ có mục tiêu riêng. Nhiều người làm ra để hy vọng người khác mua lại nhưng tỷ lệ rất thấp. Việc bạn làm ra một sản phẩm khiến người khác phải mua lại là rất khó.
Giữa mùa Covid, startup xe đạp in 3D của cựu CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang gọi thêm thành công 25 triệu USD
Ngoài vòng gọi vốn 25 triệu USD, dự án xe đạp in 3D của bà Lê Diệp Kiều Trang đã gọi vốn thành công hơn 3,9 triệu USD từ cộng đồng, gấp 39 lần con số kỳ vọng ban đầu.
Hồi tháng 7, Lê Diệp Kiều Trang - cựu CEO Facebook Việt Nam, Goviet, cho biết startup Arevo mà bà cùng chồng Sonny Vũ đầu tư và điều hành vừa cho ra mắt sản phẩm Superstrata, một loại xe đạp sợi carbon nguyên khối đầu tiên trên thế giới. Sản phẩm này ứng dụng công nghệ in 3D của Arevo.
Mới đây, TechCrunch cho biết Arevo vừa kết thúc vòng gọi vốn 25 triệu USD để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp cũng như dự án xe đạp Superstrata. Đây là thành tích rất ấn tượng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và giới startup nói riêng lao đao.
Arevo được sáng lập vào tháng 5/2013, bởi Hemant Bheda (hiện giữ ghế Chủ tịch) và Wiener Mondesir (Giám đốc công nghệ), là một công ty có trụ sở tại Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học vật liệu, phần mềm thiết kế và robot nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm sợi carbon quy mô lớn. Quỹ Alabaster do ông Sonny Vũ làm đồng sáng lập. Sau khi rót vốn vào Arevo, ông Sonny Vũ giữ vai trò CEO của công ty này.
Ban đầu, ông Sonny Vũ có ý định kinh doanh riêng nhưng đã bị thu hút bởi tiềm năng của Arevo. "In 3D là tạo ra mọi thứ từ từ và với số lượng nhỏ. Với công nghệ của Arevo, bạn có thể tạo ra những thứ lớn lao một cách khá nhanh chóng", vị này chia sẻ trong một bài phỏng vấn. Việc ông Sonny Vũ lên làm giám đốc điều hành và hoàn thành đợt gọi vốn 25 triệu USD được ví như một trang mới của Avero, sau 2 đời CEO trước đó.
Hai năm trước, Jim Miller, cựu giám đốc điều hành của Amazon và Google, đã được đưa lên nắm quyền điều hành công ty. Cùng thời điểm đó, công ty nhận được 12,5 triệu USD vốn đầu tư Asahi Glass dẫn đầu, với sự tham gia của Sumitomo Corp., Leslie Ventures và Khosla Ventures.
Giờ đây, Defy Partners và GGV Capital đang tham gia để dẫn vốn vòng Series B của công ty với sự tham gia của Khosla Ventures, Alabaster và các nhà đầu tư khác.
Gọi vốn cộng đồng gấp 39 lần kỳ vọng
Hiện tại, đã có một số công ty đang cố gắng đưa công nghệ in 3D vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất quy mô lớn như Relativity, Velo3D. Trong khi đó, Avero được đánh giá là hội tụ được ba mũi nhọn bao gồm: internet tiêu dùng, doanh nghiệp và công nghệ thông minh. Đồng thời, Arevo được dẫn dắt bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm với nền tảng công nghệ vững chắc và bí quyết sản xuất in 3D trên quy mô lớn, sẵn sàng cung cấp các sản phẩm đột phá với giá cả cạnh tranh.
Về chiếc xe Superstrata, bà Lê Diệp Kiều Trang giới thiệu: "Mỗi chiếc xe Superstrata được in 3D liền mạch để vừa làm quen với hình ảnh và cách đạp xe của từng người. Mỗi khung hình sẽ được làm vừa cho từng người, dù thấp hay cao. Xe đạp của chúng tôi, tôi được sản xuất bằng công nghệ laser và robot, do đội ngũ chuyên viên tốt nghiệp tiến hành sáng tạo và vận hành, để tạo khung xe đạp carbon fiber nguyên khối đầu tiên trên thế giới. Nghĩa là không sử dụng vít, không kết nối và không dán, chỉ là một khối sợi carbon chuẩn công nghiệp, làm từ hợp chất tổng hợp đẳng cấp nhất so với tất cả các loại xe đạp có mặt trên thị trường. Khung xe nhẹ nhàng đến mức nó nhẹ hơn cả 2 chai nước."
Theo Indiegogo, Superstrata nặng chưa tới 1,3 kg - tương đương những chiếc xe đua hiện tại có giá cả chục nghìn USD và tương đương với khối lượng của chiếc Macbook Air 13 (1,25kg). Độ cứng của bộ phận cấu thành lên khung xe gấp 61 lần thép và 15 lần Titanium.
Ngoài vòng gọi vốn 25 triệu USD, cũng theo thông tin của Indiegogo, từ khi ra mắt đến 11/8, dự án xe in 3D Superstrata đã gọi vốn thành công hơn 3,9 triệu USD từ cộng đồng, gấp 39 lần con số kỳ vọng ban đầu.
Bà Lê Diệp Kiều Trang và chồng là ông Sonny Vũ đang đầu tư và điều hành startup Arevo.
"Chúng tôi đang sản xuất xe đạp này nhằm mục đích có thể tạo ra những hình dạng phức tạp ở quy mô lớn. Không giống như nhiều công ty khác bán máy in 3D của họ cho các nhà sản xuất, Arevo dự định bán các bộ phận. Đó là vì chi phí để mua máy in 3D khá đắt đỏ, từ 1 triệu đến 1,4 triệu USD," ông Sonny Vũ chia sẻ.
Trong khi Arevo đã coi các công ty ô tô và hàng không vũ trụ là khách hàng (bao gồm cả Airbus, công ty trước đây đã đầu tư vào doanh nghiệp), ông Sonny Vũ muốn mang điều này đến với người tiêu dùng . "Chúng tôi đã có các công ty sản xuất vợt tennis, câu lạc bộ chơi golf, ván lướt sóng, tiếp cận Arevo về việc sử dụng công nghệ của công ty", ông Sonny nói.
Sau Facebook, tới lượt Google đang đàm phán đầu tư 4 tỉ USD vào một nhà mạng Ấn Độ Jio Platforms là một trong những startup công nghệ gọi vốn thành công nhất từ đầu năm cho tới nay với sự tham gia của rất nhiều cái tên sừng sỏ. Google đang thực hiện đàm phán để đầu tư 4 tỉ USD vào công ty viễn thông Ấn Độ Jio Platforms, theo một báo cáo của Bloomberg vừa phát đi hôm nay...