CEO Siemens coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn
Khi Đức tìm cách giảm phụ thuộc vào hoạt động sản xuất Trung Quốc, đầu tư vào phần còn lại của châu Á, ASEAN cũng sẽ giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư từ Trung Quốc, Nikkei Asia nhận định.
Ông Joe Kaeser, CEO Siemens, thường được gọi là “CEO chính trị gia” của Đức. Tháng 10 vừa qua, ông Kaeser đã cùng với Thủ tướng Angel Merkel và Bộ trưởng Kinh tế Năng lượng Peter Altmaier tham dự một cuộc kêu gọi toàn quốc để các doanh nghiệp phát triển việc kinh doanh ra ngoài Trung Quốc – một điểm mới trong chiến lược đầu tư vào châu Á của họ. Bình luận của CEO này đã làm sáng tỏ những thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Đức.
Nikkei Asia cho biết, ông Joe Kaeser đã chỉ ra rằng Indonesia và Việt Nam là những nơi rất hấp dẫn để đầu tư, và nơi ông tin tưởng rằng các điều kiện địa phương sẽ cho phép quá trình di dời từ Trung Quốc diễn ra khá suôn sẻ và nhanh chóng, trong khi Bộ trưởng Kinh tế Altmaier đã lại đặt niềm tin vào Singapore.
Theo ông Kaeser, cải cách đầu tư địa phương ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp Đức ở đó, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được ký kết gần đây sẽ chỉ thúc đẩy xu hướng đầu tư này.
Vì hầu hết các nước ASEAN đã tương đối thành công trong việc kiểm soát COVID-19, nền kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng. ASEAN có thể trở nên hấp dẫn hơn với tư cách là điểm đến đầu tư của doanh nghiệp Đức.
Đối với các quốc gia Đông Nam Á, điều tối quan trọng là không bỏ lỡ khoảnh khắc. Dựa trên đà của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP vừa được ký kết, ASEAN phải phát triển cộng đồng kinh tế và nâng cao các điều kiện thu hút đầu tư hơn nữa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể, bao gồm tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.
Khi Đức tìm cách giảm phụ thuộc vào hoạt động sản xuất Trung Quốc, đầu tư vào phần còn lại của châu Á, ASEAN cũng sẽ giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư từ Trung Quốc, Nikkei Asia nhận định.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 6,9%, đầu tư vào Việt Nam giảm 16,9%
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết, trong 11 tháng năm 2020 có 114 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 316,4 triệu USD.
Metfone là doanh nghiệp của Vietel đầu tư vào Campuchia
Cùng kỳ, có 30 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 174 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 11 tháng đạt 490,4 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20-11-2020 (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 26,4 tỷ USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, có 2.313 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,6 tỷ USD, giảm 33,5% về số dự án và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 1.051 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,3 tỷ USD, tăng 7,8%; có 5.812 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn đạt 6,5 tỷ USD, giảm 41,8%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp gần 2,7 tỷ USD và 4.277 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị hơn 3,8 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng ước tính đạt 17,2 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam tham dự Phiên Rà soát chính sách thương mại của Thái Lan tại WTO Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phiên Rà soát chính sách thương mại lần thứ 8 giai đoạn 2016-2020 của Thái Lan đã diễn ra trong các ngày 24 - 26/11 tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thụy Sĩ. Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva. Ảnh: Tố Uyên/PV TTXVn tại...