CEO Samsung đích thân lập đội ngũ mới, nghiêm túc về việc trở lại Trung Quốc để giành lấy thị trường
Sau khi mất thị trường Trung Quốc trong nhiều năm, thông tin về sự trở lại của Samsung lại bất ngờ trỗi dậy.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, Samsung đã thành lập một đội ngũ mới tập trung vào thị trường Trung Quốc, những người sẽ làm việc và báo cáo trực tiếp với đồng giám đốc điều hành Han Zongxi. Bộ phận này, được đặt tên là “Nhóm đổi mới kinh doanh Trung Quốc”, sẽ không chỉ hoạt động liên quan đến lĩnh vực điện thoại di động mà còn cả thiết bị gia dụng.
Dẫu vậy, hiện tại sự trở lại của Samsung vẫn chưa có động thái gì thêm. Samsung có 18.000 nhân viên tại Trung Quốc vào năm 2020, giảm 40% so với năm 2018. Doanh thu thuần của tập đoàn Hàn Quốc ở Trung Quốc cũng giảm 12,5% trong cả năm 2020, mặc dù vẫn ở mức 31,9 tỷ USD. Sau sự sụt giảm trên thị trường điện thoại di động, các nhà máy của Samsung tại Trung Quốc đều đã đóng cửa, mảng kinh doanh ở nước này hiện chủ yếu là chip bán dẫn và bộ nhớ.
Thống kê của công ty nghiên cứu Counterpoint cho thấy, năm 2014, Samsung chiếm 20% thị phần điện thoại thông minh Trung Quốc, đứng ở vị trí đầu tiên. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của các công ty địa phương như Huawei và Xiaomi, và tác động sau hàng loạt vụ nổ điện thoại di động Galaxy Note7 vào năm 2017, thị phần của Samsung tại Trung Quốc đã nhiều lần bị thu hẹp và trở thành một trong số ít thị trường mà Samsung không thể phục hồi.
Samsung đã phải đóng nhiều nhà máy ở Trung Quốc khi thị phần liên tục sụt giảm ở mọi mặt.
Nhưng hiện tại, tình hình đã thay đổi rất nhiều và Samsung rõ ràng đã tìm thấy một khoảng trống trong thị trường khổng lồ này. Ngay cả khi im hơi lặng tiếng trong nhiều năm, dấu ấn đậm nét của Samsung tại Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn phai nhạt. Hãng vẫn có màn hình có thể gập lại tốt nhất, bộ nhớ được xuất xưởng nhiều nhất và những con chip do công ty sản xuất vẫn có mặt trong các dòng máy nội địa cao cấp.
Video đang HOT
Samsung có lợi thế riêng của mình, đặc biệt là ở thị trường cao cấp. Và ngược lại, khi trọng tâm tổng thể đã chuyển sang chip, Samsung vẫn cần mảng kinh doanh điện thoại di động để cung cấp dòng tiền ổn định cho mình. Khi tốc độ tăng trưởng của thị trường quốc tế đã lên đến đỉnh điểm, Trung Quốc là một trong số ít thị trường có sức tiêu thụ rất lớn, và tất nhiên đây cũng là nơi khó xâm nhập nhất.
Nếu nhìn ra thế giới, ngay cả khi iPhone đang trên đà phát triển, Samsung vẫn đứng đầu về lượng xuất xưởng toàn cầu vào năm ngoái, và màn hình gập của hãng chiếm gần 80% tổng lượng xuất xưởng, tức hơn 7 triệu chiếc. Điều này có nghĩa là nếu Samsung quay trở lại Trung Quốc, nó vẫn sẽ là một đối thủ đáng gờm.
Các dòng điện thoại nội địa Trung đang có xu hướng bão hòa và chưa thực sự tạo ra sự khác biệt. Vào tháng 9/2021, Liu Bo, phó chủ tịch OPPO, đã công khai tuyên bố rằng: “Trên thị trường smartphone tầm trung, thị phần của OPPO chỉ chiếm chưa đến 10%”. Và theo các chuyên gia trong ngành, thì trên thị trường smartphone cao cấp, Apple chiếm tới 90% thị trường.
0,6%, là thị phần của Samsung tại Trung Quốc trong quý II / 2021.
Sau khi Huawei “tắt điện”, cuộc chiến trên thị trường smartphone cao cấp ở Trung Quốc dường như đã thực sự đi đến hồi kết, với sự chiến thắng áp đảo của Apple. Thực tế, về phần cứng, thông số của các máy điện thoại cao cấp của Trung Quốc không hề tệ. Màn hình OLED với độ phân giải 120Hz, camera hàng trăm triệu pixel và sạc nhanh 66w đã trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc flagship cao cấp. Nhưng thêm một lần nữa, sức mạnh không thể vượt qua của một thương hiệu lại tiếp tục được chứng mình.
Ngành công nghiệp tiếp thị luôn cho thấy những số liệu thống kê tàn bạo: Thương hiệu đầu tiên đi vào tâm trí mọi người thường có gấp đôi thị phần dài hạn so với thương hiệu thứ hai và gấp 4 lần thị phần so với thương hiệu thứ ba. Rất nhiều trường hợp thất bại trong quá khứ đã chứng minh rằng việc cạnh tranh với những thương hiệu hàng đầu, thứ đang chiếm trọn tâm trí của người dùng, gần như là một nhiệm vụ bất khả thi.
Điều đáng mừng với Samsung là nó đang có chỗ đứng ở cả phân khúc cao cấp và bình dân. Theo dữ liệu của Counterpoint, Apple và Samsung lần lượt chia sẻ 57% và 17% thị phần của phân khúc smartphone trên 400 USD. Các nhà phân tích tại Strategy Analytics cho biết trong quý đầu tiên của năm 2021, điện thoại di động siêu cao cấp trên 900 USD chiếm 25% doanh thu điện thoại thông minh toàn cầu, do Samsung và Apple chi phối.
Và Samsung cũng rất khác với Apple. Công ty Hàn Quốc sẵn sàng chơi tham gia các cuộc chiến về giá để đánh bại những đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc. Tại Ấn Độ, họ đã phát hành dòng M được sản xuất riêng với giá rẻ, thứ đã cho phép công ty vượt qua Xiaomi trong phân khúc điện thoại giá từ trung cấp đến cao cấp. Do đó, nếu Samsung thực sự sẵn sàng và nỗ lực để xây dựng lại các mối quan hệ kênh phân phối và đầu tư nhiều vào quảng cáo, nó có thể sẽ khuấy động cả thị trường.
Apple gửi thư cảnh cáo đến một dân mạng Trung Quốc
Apple gửi thư cho người đứng sau tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone bị đánh cắp, yêu cầu tiết lộ nguồn tin nếu không muốn báo cho cảnh sát.
Một tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone X. (Ảnh: Vice)
Cuộc chiến giữa Apple với những người rò rỉ tin tức tiếp tục leo thang. Theo Motherboard, Apple đã gửi thư cảnh báo cho một công dân Trung Quốc, người quảng cáo nguyên mẫu iPhone ăn cắp trên mạng xã hội.
Năm 2019, Motherboard từng có bài điều tra về thị trường chợ đen dành cho các nguyên mẫu Apple bị trộm. Thị trường này tồn tại được cho là nhờ có nhân viên người Trung Quốc của Apple hoặc Foxconn tuồn phần cứng ra khỏi các nhà máy. Sau đó, các đại lý mua lại thiết bị rồi bán cho những người sưu tầm hoặc hacker đang tìm kiếm lỗ hổng và khai thác lỗ hổng trên iPhone.
Thời điểm đó, Apple không bình luận về thông tin này, cũng không rõ công ty biết bao nhiêu về thị trường phi pháp nói trên. Tuy nhiên, lá thư cảnh cáo mới nhất của hãng cho thấy Apple đang truy đuổi các đại lý và muốn dập tắt thị trường chợ đen.
Fangda Partners, công ty luật của Apple tại Trung Quốc, là người gửi thư vào ngày 18/6/2021. Trong thư, Apple yêu cầu dừng thu mua, quảng cáo và bán thiết bị rò rỉ, đồng thời đề nghị cung cấp nguồn cung cấp. Cuối cùng, Apple muốn người bán ký vào văn bản cam kết tuân thủ yêu cầu trong vòng 14 ngày sau khi nhận thư.
Nội dung thư có đoạn: "Bạn đã tiết lộ trái phép một lượng lớn thông tin liên quan đến sản phẩm tin đồn và chưa ra mắt của Apple, cấu thành hành vi cố ý xâm phạm bí mật thương mại của Apple". "Thông qua điều tra, Apple đã nắm được bằng chứng có liên quan về hành vi tiết lộ trái phép sản phẩm chưa ra mắt và tin đồn của Apple".
Theo một nguồn tin giấu tên của Motherboard, họ cũng nhận được thư tương tự. "Apple muốn biết làm thế nào thông tin bị lộ và làm thế nào sản phẩm trong chuỗi cung ứng bán cho một vài người nhất định".
Tài khoản Twitter của người nhận thư không còn tồn tại. Sử dụng công cụ Wayback Machine, lần cuối tài khoản hoạt động là vào ngày 11/6, chỉ vài ngày trước khi Apple gửi thư đi.
Không rõ Apple đã gửi thư cảnh cáo cho bao nhiêu người.
WeChat tạm dừng đăng ký người dùng mới ở Trung Quốc WeChat đã tạm thời đóng cửa đăng ký người dùng mới ở Trung Quốc như là một động thái nhằm cho phép họ nâng cấp công nghệ của mình để phù hợp với các luật và quy định liên quan ở quốc gia này. Người dùng tại Trung Quốc hiện tạm thời không thể đăng ký mới WeChat Theo Neowin , công ty...