CEO Samsung cúi đầu xin lỗi vì bê bối ‘bóp’ hiệu suất Galaxy S22
Khoảng 1.600 cổ đông tham dự đại hội thường niên của Samsung và “xoay” ban lãnh đạo bằng những câu hỏi hóc búa.
Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong Hee ngày 16/3 đã xin lỗi vì những tranh cãi liên quan đến vấn đề hiệu suất của mẫu flagship mới nhất, Galaxy S22. “Chúng tôi đã không thể đánh giá đúng nhu cầu của khách hàng”, ông Han nói và cúi gập người xin lỗi trước khoảng 1.600 cổ đông trong cuộc họp thường niên được tổ chức cả trực tiếp và qua mạng.
Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo hàng đầu của Samsung xin lỗi công chúng giữa những khiếu nại ngày một tăng vì dịch vụ tối ưu hóa game (GOS) gây tranh cãi trên Galaxy S22.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong Hee trong cuộc họp ngày 16/3
GOS là phần mềm điều chỉnh hiệu suất của smartphone nhằm giúp pin dùng được lâu hơn, ngăn ngừa máy bị quá nóng khi sử dụng các ứng dụng nặng đô. Samsung đã cài phần mềm này từ Galaxy S7 năm 2017 nhưng người dùng có quyền vô hiệu hóa. Tuy nhiên, đối với Galaxy S22, phần mềm lại tự động kích hoạt, ngay cả trên các ứng dụng phổ biến. Do đó, theo Geekbench – nền tảng đo lường hiệu suất smartphone, phần mềm gây ảnh hưởng đến hiệu suất nói chung của thiết bị, chỉ bằng 53,9% so với công suất cam kết. Để “trừng phạt” hành vi của Samsung, Geekbench đã gỡ bỏ các điện thoại, máy tính bảng gần đây của hãng ra khỏi danh sách đánh giá với lý do vấn đề tín nhiệm.
Tuần trước, Samsung thông báo sẽ khắc phục sự cố bằng một bản cập nhật phần mềm song không thể làm nguôi cơn giận của công chúng. Đúng như suy đoán, tranh cãi của Galaxy S22 trở thành vấn đề số một được đưa ra trong cuộc họp ngày thứ Tư. Các cổ đông chỉ trích ban lãnh đạo Samsung vì không xử lý tốt vấn đề, kêu gọi các biện pháp đối phó với khủng hoảng.
Ông Han cho biết, GOS nhằm tối ưu hóa hiệu suất của điện thoại dựa theo các đặc điểm khác nhau của game thủ. Hiệu suất ổn định rất quan trọng khi chơi game cao cấp, vì vậy công ty đã hạn chế hiệu suất CPU và GPU xuống mức hợp lý nhằm tối thiểu vấn đề quá nhiệt trong khi vẫn giữ được sự ổn định. “Chúng tôi sẽ lắng nghe tiếng nói của người dùng cẩn trọng hơn và trao cho họ chất lượng, dịch vụ tốt nhất, cũng như không lặp lại các sự cố tương tự”, ông Han nói thêm.
Khi được hỏi về vấn đề an toàn sau khi cập nhật phần mềm, ông Han chia sẻ họ sử dụng thuật toán kiểm sát quá nhiệt và sẽ tiếp tục bổ sung các chức năng mới để phòng ngừa.
Ngoài ra, cổ đông còn đặt nhiều câu hỏi hóc búa khác. Chẳng hạn, về hoạt động tại Nga, CEO Samsung Electronics nói rằng đã tạm dừng giao hàng sang Nga và theo dõi tình hình sát sao để giảm thiểu tác động đến việc kinh doanh. Samsung là nhà sản xuất smartphone số 1 tại Nga, chiếm gần 35% thị phần.
Ông cũng chia sẻ công ty cởi mở với các thương vụ thâu tóm, sáp nhập bất kể lĩnh vực và quy mô nào, miễn là hữu ích với tăng trưởng bền vững, gia tăng giá trị cổ đông. Ông nhắc đến trí tuệ nhân tạo và giải pháp xe hơi dựa trên 5G là các động lực tăng trưởng mới hấp dẫn. Samsung còn đặt cược lớn vào vũ trụ ảo.
Đối mặt với thách thức bên trong lẫn bên ngoài, cổ phiếu Samsung đã mất 30% giá trị từ đỉnh. Một năm trước, trị giá cổ phiếu của hãng lập kỷ lục 91.000 won nhưng nay chỉ loanh quanh 70.000 won. Samsung sẽ chi 9,8 nghìn tỷ won cổ tức mỗi năm cho cổ đông.
Intel chốt ngày công bố card đồ họa Arc
Intel vừa thông báo họ sẽ ra mắt card đồ họa rời Arc được nhiều người mong đợi trong thời gian qua tại sự kiện "A New Stage of the Game" diễn ra vào ngày 30.3.
Theo Neowin, trong thông báo của mình về sự kiện, Intel cho biết: "Tham gia với chúng tôi vào ngày 30.3, lúc 8 giờ sáng theo giờ Thái Bình Dương, để xem card đồ họa Intel Arc ở vị trí trung tâm và có cái nhìn đầu tiên về đồ họa rời mới dành cho máy tính xách tay của chúng tôi".
Thông báo trên cho thấy, Intel sẽ ra mắt card đồ họa Arc cho máy tính xách tay tại sự kiện ngày 30.3. Cũng không loại trừ khả năng công ty có thể tiết lộ thêm một số chi tiết về card đồ họa Arc cho máy tính để bàn - vốn đã được công ty xác nhận ra mắt trong quý 2.
Mặc dù nhận được nhiều hứa hẹn nhưng trong thực tế, hiệu suất GPU Arc thế hệ đầu tiên của Intel (Alchemist) vẫn chưa thể đối đầu trực tiếp với các đối thủ nặng ký đến từ AMD và Nvidia. Trong đánh giá sớm dành cho GPU Arc, SiSoftware cho thấy hiệu suất mà card đồ họa rời này từ Intel là "không có gì đặc biệt". Intel cũng đã xác nhận hiệu suất kém của Alchemist và hứa hẹn GPU thế hệ tiếp theo (Celestial) sẽ được tạo ra nhằm đáp ứng "phân khúc người cực kỳ đam mê".
Đơn vị hệ thống máy tính và tăng tốc đồ họa (AXG) của Intel được xác nhận là đang lên kế hoạch xuất xưởng 4 triệu GPU Arc Alchemist trước khi kết thúc năm 2022. Vào thời điểm mà GPU khan hiếm như hiện nay, đây là tin vui cho người dùng muốn xây dựng các hệ thống PC lắp ráp, đồng thời cũng giúp Intel thâm nhập thị trường với đóng góp đáng kể và là sự khởi đầu tốt cho công ty.
GPU tích hợp - ưu và nhược điểm Đồ họa tích hợp đề cập đến một GPU được tích hợp trong cùng một gói với CPU. Tuy thường bị chê bai nhưng đồ họa tích hợp lại mang lại rất nhiều lợi thế quan trọng. Nhu cầu GPU chuyên dụng Đồ họa máy tính hiện đại đòi hỏi rất nhiều công việc nâng cao như xử lý video độ nét cao...