CEO Nguyễn Tử Quảng: BKAV từng ngỏ ý mời Vingroup đầu tư sản xuất smartphone trước cả khi Vsmart ra đời
CEO BKAV cho rằng ý tưởng của mình như một sự gợi ý cho Vingroup khi tham gia thị trường smartphone về sau.
Mới đây, trong một chương trình phỏng vấn dịp đầu xuân do trang CafeBiz thực hiện, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã tiết lộ một câu chuyện khá thú vị liên quan đến hai thương hiệu smartphone Việt tiếng tăm, đại diện cho hai tên tuổi lớn tại Việt Nam là BKAV và Vingroup.
Cụ thể, ông Quảng cho biết công ty của mình từng có ý định mời Vingroup đầu tư sản xuất smartphone từ năm 2017. Thời điểm này, Vingroup chưa công bố kế hoạch tham gia vào lĩnh vực công nghệ, vì vậy thương hiệu smartphone Vsmart còn chưa ra đời. Vậy nên, CEO BKAV cho rằng ý tưởng của mình như một sự “gợi ý” cho Vingroup về sau.
“Năm 2017, khi làm Bphone 2017, tôi có viết hồ sơ mời Vingroup tham gia đầu tư cùng. Sau đó thì không thống nhất được, bởi cách làm của Vingroup là khác với tôi nghĩ. Sau đó thì bên Vingroup cũng tự làm smartphone. Tôi nghĩ chắc là do sự gợi ý đấy. Và chúng tôi vẫn làm theo cách của mình”, ông Quảng nói.
Dù ông Quảng không nêu ra cụ thể, tuy nhiên, có thể thấy rằng BKAV và Vingroup từng có sự trái ngược về phương pháp làm smartphone trong thời kỳ sơ khai của mỗi công ty. Về BKAV, công ty này tỏ rõ tham vọng xây dựng nền công nghiệp smartphone tại Việt Nam, do người Việt làm chủ.
Chính vì vậy, tất cả các công đoạn quan trọng trong việc cấu thành nên một chiếc Bphone như thiết kế phần cứng, phát triển phần mềm, kiểm thử, sản xuất… đều được BKAV thực hiện tại Việt Nam. Ông Quảng cho biết BKAV đã mất khoảng thời gian 6 năm kèm theo khoản đầu tư hơn 1000 tỷ đồng để có thể cho ra lò những chiếc Bphone “Made in Vietnam” đầu tiên hồi năm 2015.
Video đang HOT
Trong khi đó, để sản phẩm có mặt trên thị trường sớm nhất, Vingroup đã thuê một đơn vị khác thiết kế (hay ODM) khi mới dấn thân vào lĩnh vực smartphone. Một trong số những đối tác được Vingroup lựa chọn là hãng smartphone Tây Ban Nha BQ. Thực tế, hai trong số bốn mẫu smartphone đầu tiên mà Vingroup tung ra thị trường là Active 1 và Joy 1 là phiên bản đổi tên của mẫu Aquaris X2 Pro và Aquaris C của BQ. So với phiên bản gốc, smartphone của Vingroup chỉ khác biệt về phần mềm.
Thế nhưng, Vingroup không ỷ lại vào phương thức ODM mà chỉ coi đó là giải pháp tình thế. Qua các dòng máy sau này, Vingroup đã từng bước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm của mình. Và chỉ chưa đầy 2 năm sau, cụ thể trong tháng 8/2020, mẫu Vsmart Live 4 là smartphone đầu tiên được nhà sản xuất Việt tự chủ 100% từ thiết kế phần cứng, hệ điều hành và khâu sản xuất. Một số linh kiện như pin cũng được Vingroup chủ động sản xuất thay vì nhập ngoại.
Dù vậy, tới tháng 5/2021, Vingroup tuyên bố ngừng sản xuất smartphone để tập trung toàn lực cho việc phát triển xe điện. Điều này khiến cho BKAV trở thành thương hiệu smartphone Việt duy nhất còn bám trụ thị trường.
Ở thời điểm đó, ông Nguyễn Tử Quảng đã có bài đăng trên Facebook với nội dung gửi lời cảm ơn Vingroup vì đã giúp chiếm được thị phần smartphone từ các hãng nước ngoài, khẳng định sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước với các sản phẩm công nghệ Việt. Về phía BKAV, ông Quảng cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mơ xây dựng smartphone “Made in Vietnam”, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thậm chí, CEO BKAV còn đặt ra mục tiêu sẽ đứng trong top 2 thị phần vào năm 2023.
CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng: Chúng tôi đã bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng làm Bphone nhưng chưa thu về đồng nào!
"Đến nay chúng tôi bỏ ra hơn nghìn tỷ đồng tiền mặt, chưa hề thu về đồng nào nhưng tôi không làm giá rẻ ngay', đó là chia sẻ của ông Nguyễn Tử Quảng về chiến lược làm Bphone.
Trong chương trình CafeTalk số 07: Phá vỡ định kiến do CafeBiz thực hiện, ông Quảng dành nhiều thời gian để nói về Bphone và chiến lược để phá vỡ định kiến tồn tại nhiều năm trong tâm trí người tiêu dùng Việt.
"Trước kia làm phần mềm diệt virus, tôi đã hiểu tâm lý, thói quen hình thành trong người Việt Nam, rằng mình là một nước nghèo nên mọi thứ phải rẻ. Khi một công ty Việt Nam tạo ra một sản phẩm nào đó thì mọi người lại nói: Phải rẻ nhé! Phải rẻ nhé! Ngược lại, nếu bán giá đắt thì sẽ bị chỉ trích là "hút máu", kiếm tiền. Nhưng thế là các bạn không hiểu về kinh doanh, "kinh doanh" ở đây là làm ra của cải cho xã hội.
Kinh doanh hay doanh nghiệp chỉ là một phương thức giúp làm việc tốt hơn thôi, có những người có nhu cầu mua sản phẩm giá rẻ, người muốn mua tầm trung hoặc cao cấp, thì xã hội mới phát triển. Bây giờ ai cũng mua giá rẻ thì ai là người bay bổng trong các sáng tạo, thậm chí chỉ để bán giá cao cho vài người dùng, nhưng về sau lại cải tiến để trở nên phổ biến. Không phải lúc nào rẻ cũng tốt, rẻ hạn chế rất nhiều sự sáng tạo. Tôi biết tâm lý của mọi người như vậy nhưng nếu mình cứ chiều theo thì ngành công nghệ của Việt Nam không bao giờ phát triển được, sẽ mắc bẫy giá rẻ.
Tôi làm sản phẩm cận cao cấp và ra mắt Bphone tại CES để phá vỡ định kiến trên", ông Quảng giải thích.
Theo nhà sáng lập Bkav, nếu bắt đầu từ phân khúc giá rẻ sẽ nảy sinh 2 vấn đề.
Thứ nhất, mọi người lại bảo rằng: " Ừ! Việt Nam chắc cũng chỉ làm được thế này thôi!" và rồi đánh giá năng lực của Việt Nam bằng một sản phẩm giá rẻ như vậy. Thứ hai, khi đã làm giá rẻ thì sau đó không thể thay đổi sang phân khúc cao hơn được, phải liên tục phải cắt giảm cho rẻ nhất, dẫn đến không thể có công nghệ cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn. Bên cạnh đó, còn vì định kiến xã hội rất lớn. Những người mua sản phẩm giá rẻ thường có thu nhập chưa tốt. Vậy thì sau đó, khi có nhiều tiền hơn, họ sẽ muốn mua những sản phẩm của hãng khác, thoát ra khỏi hãng giá rẻ.
Ông Quảng cho rằng đây là vấn đề mang tính quốc gia. Đơn cử như Ấn Độ, mọi thứ đều yêu cầu giá rất rẻ nên cuối cùng, họ làm outsource thành công nhưng làm sản phẩm không được.
Đó cũng là lý do chiếc điện thoại đầu tiên của Bkav ra đời - Bphone 1 thuộc phân khúc cận cao cấp và tham gia triển lãm điện tử CES nổi tiếng tại Mỹ vào năm 2015. "Nhìn vào đó, người ta thấy sẽ thấy rằng: "Ồ, Việt Nam có thể làm được như thế đấy", thì còn cạnh tranh được với mấy ông lớn. Tôi ra mắt ở CES không phải chỉ cho oai, mà để khẳng định được rằng người Việt Nam có thể làm được và xuất hiện được ở những nơi như vậy, với những sản phẩm tương xứng".
Sau khi ra mắt sản phẩm cận cao cấp, bước tiếp theo của Bkav mới hướng đến phân khúc trung cấp, chính là dòng Bphone A40, A50 và A60 vừa ra mắt cuối năm 2021. Đây là chiến lược đã được ông Quảng định ra từ 10 năm trước, ngay khi quyết định tham gia vào thị trường sản xuất smartphone, định vị cạnh tranh với tất cả các hãng, cao cấp, cận cao cấp, tầm trung hay giá rẻ cũng có.
Tuy nhiên, nhà sáng lập Bkav cũng thành thật rằng công ty vẫn đang trong quá trình đầu tư, chi 1.000 tỷ đồng mà chưa thu về đồng nào.
"Chúng tôi thực sự thiếu tiền, tôi đã bỏ ra nghìn tỷ đồng nhưng thực tế, nghìn tỷ ở mảng này rất nhỏ bé. Cứ thử nhìn những công ty làm mảng này, ít nhất cũng phải có tỷ đô trong tay. Xiaomi làm giá rẻ thôi nhưng họ cũng có tỷ đô trong tay. Nhưng chúng tôi chỉ có nghìn tỷ tiền Việt thôi mà đã làm được như này, đó là sự nỗ lực của cả đội ngũ,của con người Việt Nam. Nó không phải chỉ là vấn đề tiền bạc, mà phải bắt đầu từ công nghệ. Nếu chỉ cần bỏ ra tỷ đô là có thể làm được thì tôi chắc là châu Âu họ đã bỏ ra để làm. Sau thời hoàng kim của Nokia thì sau đó họ ko thể làm được, không còn đủ năng lượng để làm", ông Quảng bày tỏ.
CEO Nguyễn Tử Quảng lý giải sự trì trệ của dự án máy thở "Made in Vietnam" do BKAV sản xuất Sau hơn 1 năm không có bất cứ thông tin gì, mới đây CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã chính thức lên tiếng về máy thở do hãng này sản xuất. Hồi tháng 4/2020, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng lần đầu tuyên bố sẽ tham gia sản xuất máy thở phục vụ bệnh nhân COVID-19. "Mấy ngày qua nhiều Bfans hỏi sao Bkav...