CEO Netflix giải thích vì sao họ không có mặt ở Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn của CNBC, đồng sáng lập và CEO của Netflix Reed Hastings cho biết công ty đã dành nhiều thời gian cho việc phát triển tại những thị trường tiềm năng khác thay vì Trung Quốc.
Trung Quốc đã nói “không” với Netflix từ nhiều năm trước
Theo CNBC, Reed Hastings nói rằng nhiều năm trước, chính phủ Trung Quốc đã không chấp thuận Netflix có mặt ở đại lục và dịch vụ xem video trực tuyến này cũng đã không đầu tư nhiều thời gian cho thị trường đông dân nhất thế giới.
Video đang HOT
Hastings chỉ ra rằng vẫn còn quá nhiều cơ hội cho Netflix ở phần còn lại của châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia và trên khắp châu Âu, thậm chí khu vực Mỹ Latin.
Những người đăng ký dịch vụ quốc tế là chìa khóa cho chiến lược tăng trưởng của Netflix. Tính đến năm 2014, Netflix đã hiện diện ở hơn 40 quốc gia. Giờ đây, con số đó đã là 190 – nhưng vẫn chưa có Trung Quốc.
Hastings chẳng hề hào hứng về mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông phát biểu: “Chúng tôi không thể làm gì để thay đổi điều đó. Nhưng chúng tôi sẽ tập trung vào việc phục vụ nhu cầu giải trí của mọi người”.
Trung Quốc, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được xem là thị trường quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp Mỹ, tiêu biểu là Apple. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng tăng trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã khiến các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc gặp khó khăn trong thời gian qua.
Trong báo cáo thu nhập tháng 7 năm nay, Netflix bắt đầu xem TikTok là đối thủ cạnh tranh. Tổng thống Trump đã và đang đưa ra động thái hạn chế sự có mặt của TikTok ở Mỹ. TikTok phủ nhận thông tin họ gây ra rủi ro an ninh quốc gia cho người dùng ở Mỹ.
Netflix bổ sung 50 triệu USD vào quỹ cứu trợ Covid-19
Phát ngôn viên Netflix vừa tuyên bố công ty đang bổ sung 50 triệu USD vào quỹ cứu trợ Covid-19, đưa tổng số tiền của quỹ lên 150 triệu USD.
Netflix muốn đóng góp một phần quỹ cứu trợ cho hoạt động chống Covid-19
Theo Neowin, đại dịch Covid-19 đã khiến Netflix phải ngừng sản xuất phim và truyền hình vào tháng trước sau khi tỷ lệ lây nhiễm bắt đầu tăng vọt. Điều này khiến khoảng 120.000 diễn viên và thành viên đoàn phim mất việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt trong ngành công nghiệp giải trí.
Vào tháng trước, công ty đã công bố một quỹ cứu trợ 100 triệu USD để hỗ trợ cộng đồng sáng tạo trong đại dịch. Những người nhận được cứu trợ sẽ bao gồm các công nhân được trả lương theo giờ và được thuê trên cơ sở dự án.
Với nguồn quỹ mới, một phần sẽ được trao cho các bên thứ ba và các tổ chức phi lợi nhuận đang cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan và nhân viên tham gia chống dịch tại các quốc gia mà Netflix có cơ sở sản xuất lớn.
CEO Netflix Reed Hastings đã quyên tặng riêng 30 triệu USD cho một tổ chức phi lợi nhuận do Quỹ Bill và Melinda Gates khởi xướng để sản xuất một loại vắc-xin chống bệnh Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra. Theo đại diện công ty, họ muốn đóng góp một phần để giúp đỡ những người cần sự hỗ trợ trong những thời điểm chưa từng có này.
Cho đến nay, quỹ cứu trợ khẩn cấp đã được cung cấp tại Mỹ, Canada, Anh, Ý, Ấn Độ, Pháp, Mexico, Tây Ban Nha, Brazil và Hà Lan.
Thành Luân
Nữ CEO xinh đẹp của startup xét nghiệm máu 'cú lừa thế kỷ' tự nhận mắc bệnh 'tâm thần' nhằm kháng án Sau khi bị cáo buộc gian lận lừa đảo, nữ CEO từng được ca ngợi là "Steve Jobs phiên bản nữ" tự nhận mình "mắc bệnh tâm lý". Nguồn tin từ thung lũng Silicon cho biết, cựu CEO Theranos là Elizabeth Holmes hiện đang muốn kiểm tra để xác định mắc một "bệnh tâm lý" nhằm làm bằng chứng chống lại phiên tòa...