CEO mới của Naver Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đến Việt Nam
Tân CEO Naver Choi Sooyeon không chỉ từng bước thay đổi tổng bộ ở Hàn Quốc mà còn chú trọng đến Naver Việt Nam.
Sau khi thành lập Trung tâm lập trình tại TP.HCM, rất nhiều quyền lợi từ Naver Hàn Quốc đã được áp dụng tại Việt Nam.
Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ 23 của Naver, bà Choi Sooyeo đã chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành (CEO) của tập đoàn công nghệ Hàn Quốc.
Sinh năm 1981, bà Choi Sooyeo được đánh giá là một nhân tài trẻ đặc biệt ưu tú của Naver và cũng là vị Giám đốc điều hành trẻ tuổi nhất. Năm 2005, bà Choi Soo Yeon tốt nghiệp bằng kép chuyên ngành Kỹ sư dân dụng và Truyền thông tại Đại học Quốc gia Seoul. Ngay sau đó, bà đã trúng tuyển và làm việc tại Naver trong 4 năm.
Năm 2012, Bà Choi Soo Yeon hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Luật của Đại học Yonsei và tiếp tục phát triển năng lực của mình khi vừa học tại trường Luật Harvard, vừa làm việc với tư cách là một luật sư tại New York, Mỹ. Năm 2019, Bà Choi trở lại Naver với vai trò hỗ trợ Nhà sáng lập Lee Hae Jin trong việc phát triển thị trường toàn cầu, bà giữ chức Trưởng bộ phận Global Business Support.
CEO Choi Sooyeon mới được bổ nhiệm của tập đoàn công nghệ Naver
Với lời hứa thực hiện sứ mệnh “Làm nên một Naver đáng tự hào hơn”, bà Choi Sooyeon đã không chỉ từng bước thay đổi tổng bộ ở Hàn Quốc mà còn chú trọng đến cả Naver Việt Nam, đặc biệt là quyền lợi cho nhân viên.
Video đang HOT
Mới đây, sau khi thành lập Trung tâm lập trình (Dev Center) tại TP.HCM, rất nhiều quyền lợi từ Naver Hàn Quốc đã được áp dụng tại Việt Nam, thậm chí còn được sửa đổi bổ sung để phù hợp với văn hóa đất nước sở tại.
Ngoài đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định, Naver còn bổ sung gói bảo hiểm cao cấp cho nhân viên và người thân; khám sức khỏe thường niên tùy theo bệnh viện mà nhân viên mong muốn. Đồng thời, hỗ trợ gói tập thể dục nâng cao sức khỏe toàn diện (gym, yoga…), ngay tại công ty cũng có phòng massage – nơi mọi người đều có thể sử dụng không kể cấp bậc.
Trong thời gian Covid-19 diễn biến phức tạp, Naver áp dụng thời gian làm việc linh hoạt, nhân viên có thể đăng ký nơi làm việc và nhận hỗ trợ chi phí Internet, điện thoại, thiết bị làm việc… Các trường hợp F0 đều được nhận gói “Care Package” (hiện vật và tiền mặt).
Naver còn tập trung thúc đẩy, nâng cao khả năng của mỗi nhân sự. Cụ thể mỗi tháng, nhân viên đều có một chi phí cố định để mua sách, tham gia các khóa học chuyên môn hoặc kỹ năng bổ trợ cho công việc tùy theo nhu cầu. Bên cạnh đó, team building, workshop theo từng bộ phận hoặc toàn công ty sẽ được tổ chức nhằm nâng cao gắn kết, thúc đẩy tư duy sáng tạo và tạo điều kiện để mỗi nhân viên có thể phát huy khả năng của bản thân.
Hiện Trung tâm lập trình tại TP.HCM cũng đang mở rộng quy mô khi xây dựng tiến trình tuyển dụng lớn từ nay đến năm 2023. Ông Song Min Cheol, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Chúng tôi xây dựng Naver Dev Center ở Việt Nam với kỳ vọng đây sẽ là trung tâm lập trình mạnh nhất Đông Nam Á về phát triển trí tuệ nhân tạo. Đến năm 2023, chúng tôi dự kiến sẽ có hơn 300 nhân sự lập trình”.
Các vị trí đang tuyển dụng gồm: Backend Engineer (Java), Frontend Engineer (ReactJS/VueJS), Windows Engineer (C/C ), Windows Engineer (C#), iOS Engineer (Swift), UI Frontend Engineer (HTML/CSS).
Ngày 15/3 vừa qua, Naver công bố tuyển dụng thêm các vị trí Frontend Engineer (Electron), IT Project Manager (Korean Speaker) và Technical Recruiter (3 ). Ngoài ra, còn có cơ hội cho các sinh viên năm cuối muốn thử sức ở vai trò Recruitment Collaborator.
Vượt mặt Apple, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới
Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc giành ngôi đầu khi bán ra 270 triệu thiết bị trong năm qua.
Theo CNBC, Samsung đã giành ngôi quán quân về doanh số smartphone trong năm 2021. Số liệu của công ty nghiên cứu International Data Corporation (IDC) cho thấy hãng đã xuất xưởng 272 triệu thiết bị trong năm qua, chiếm đến 20% thị phần toàn cầu.
Xếp ngay sau Samsung là Apple với tổng lượng máy xuất xưởng là 235,7 triệu smartphone. Xiaomi (191 triệu chiếc), Oppo (133,5 triệu chiếc) và Vivo (128,3 triệu chiếc) lần lượt là những thương hiệu góp mặt trong top 5.
Số liệu của Counterpoint Research có đôi chút khác biệt về con số, nhưng vị trí 5 hãng dẫn đầu vẫn giữ nguyên. Samsung vẫn chiếm ngôi vị đầu bảng với 271 triệu thiết bị, trong khi đó Apple đạt 235,7 triệu chiếc. Con số của Xiaomi, Oppo và Vivo lần lượt là 190 triệu, 143,2 triệu và 131,3 triệu smartphone.
Samsung vẫn giữ ngôi đầu về smartphone, dù nhiều nhà máy của hãng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh.
Theo IDC, các hãng sản xuất điện thoại đã xuất xưởng 1,35 tỷ smartphone trong năm vừa qua, tăng 5.7% tổng sản phẩm so với năm ngoái.
Tuy nhiên, những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã khiến cho lượng hàng trong quý 4 cuối năm sụt giảm so với cùng kỳ năm trước đó, theo Cnet.
"Thiếu hụt nguồn cung và các linh kiện đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường điện thoại thông minh kể từ quý II/2021. Vấn đề này có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2022 tới đây", Ryan Reith, Phó chủ tịch IDC cho hay.
Cũng theo công ty phân tích dữ liệu, nhu cầu về điện thoại gập và công nghệ 5G đã tăng trưởng đáng kể.
Những con số trên đã đánh dấu lần đầu tiên trong 4 năm qua, kể từ 2017, thị trường smartphone sôi động trở lại, đặc biệt là với lượt bán ra vượt trội của Apple, Counterpoint nhận định.
"Sự trở lại của thiết bị điện thoại di động trong năm vừa qua là nhờ nhu cầu mua smartphone dồn nén xuyên suốt dịch Covid-19", Harmeet Singh Walia, nhà phân tích cấp cao tại Counterpoint cho biết.
Ngoài ra, theo ông, nhu cầu này còn bị chi phối bởi Táo Khuyết đã cho ra mắt thiết bị 5G đầu tiên của hãng, iPhone 12.
Apple là thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc trong quý IV/2021 sau 6 năm nhờ iPhone 13.
"Thị trường toàn cầu lẽ ra sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn nếu không có vấn đề về lượng cung ứng. Các nhãn hàng lớn đã giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện tốt hơn vì đã giành được thị phần tại các thương hiệu lâu năm", nhà phân tích kết luận.
Cũng trong báo cáo của Counterpoint Research, các chuyên gia cho rằng ngành điện thoại thông minh trong năm 2022 có triển vọng tăng trưởng nếu tình hình dịch bệnh ổn định và giải quyết tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng trong giữa năm.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cũng dự đoán tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ kéo dài đến cuối năm, thậm chí là sang năm 2023.
Doanh nghiệp công nghệ đóng góp gì cho Hàn Quốc? Cùng với nền công nghiệp giải trí, ngành công nghiệp công nghệ thông tin cũng đóng góp giá trị khó có thể đong đếm cho Hàn Quốc. Công nghệ và đổi mới đứng sau tốc độ phát triển thần kỳ của Hàn Quốc Không thể phủ nhận Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Chỉ mất...