CEO HSBC Việt Nam chia sẻ những thất bại trên giảng đường
Ông Phạm Hồng Hải mất nhiều thời gian mới tìm được cách học phù hợp cũng như trả lời câu hỏi ‘học để làm gì”.
Ngày 15/9, Đại học Kinh tế TP HCM tổ chức lễ khai giảng khóa 44. Với tư cách cựu sinh viên trường, ông Phạm Hồng Hải (Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam) có gần 40 phút chia sẻ với các sinh viên về những thất bại trên giảng đường và cuộc sống.
“Đậu đại học, tôi rất tự hào. Quen với cách học hồi phổ thông, tôi lên lớp chỉ nghe thầy cô giảng và ghi chép vào vở nhưng lâu dần thấy rằng cách học đó không ổn”, ông Hải mở đầu câu chuyện.
Ông Phạm Hồng Hải nói chuyện với hơn 1.000 sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM sáng 15/9. Ảnh: Hải Ninh.
Đa phần kiến thức thầy cô cung cấp trên giảng đường mang tính định hướng, sinh viên phải tự đọc và tìm thêm tài liệu. Thêm nữa, muốn nghe và chép cũng không thể kịp. Ông Hải đã thay đổi cách học, ngoài việc tự học đã cập nhật thêm kiến thức mới.
“Thời gian trên lớp nên là lúc chúng ta tranh luận với bạn bè, nghe thầy cô hệ thống lại hơn là việc học một kiến thức mới”, ông Hải kể và cho rằng, với sự phát triển của Internet ngày nay, việc tiếp cận kiến thức mới rất dễ dàng nhưng việc khó hơn là chọn lọc thông tin chính xác và hữu ích.
Ngoài việc học, kỹ năng làm việc theo nhóm rất quan trọng. Khi làm dự án mà kết hợp với bạn bè sẽ liên kết sức mạnh với nhau, tận dụng được sở trường của từng người đảm bảo khả năng thành công. Thêm nữa, sinh viên cần rèn luyện khả năng trình bày ý tưởng để người khác hiểu được công việc và kết quả mình làm được.
“Thực tế, kết quả học tập của tôi hồi đại học không tốt, chỉ ở lưng chừng của lớp. Nguyên nhân tôi nghiệm ra là do mình không trả lời được câu hỏi học để làm gì. Không trả lời câu hỏi này thì mình sẽ lan man, không tìm được đâu là mục tiêu trọng tâm để phát triển”, ông Hải kể tiếp thất bại.
Ông cũng khẳng định, mục tiêu của việc học rất quan trọng bởi nó giúp sinh viên định hình được mục tiêu của mỗi ngày. Khi xác định được mục tiêu, cố gắng thực hiện và đạt được kết quả, bản thân sẽ cảm thấy hạnh phúc và nỗ lực hơn.
Không ngừng tò mò để học hỏi
Tổng giám đốc 44 tuổi kể, năm 1995, ông ra trường và bắt đầu vị trí nhân viên phòng kế toán, vốn không phải là sở trường và sở thích. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện nhiều người học rất giỏi ở đại học nhưng lại không thành công.
Video đang HOT
“Điều này có vẻ phi logic, bởi theo lý thuyết, những người học giỏi thì ra trường thường thành công. Sau đó tôi mới nhận ra phần nhiều kiến thức trong giảng đường hiện nay tập trung yếu tố IQ – chỉ số thông minh nhưng một yếu tố khác quan trọng không kém hơn là CQ- chỉ số tò mò.
Các bạn hãy phát triển chỉ số thông minh, hãy kết nối với bạn bè, mở rộng mối quan hệ nhưng hãy đừng quên tò mò để học hỏi mỗi ngày. Khi nói chuyện với bất cứ ai, dù người đó làm công việc gì, ở vị trí nào, mình đều học hỏi được một điều gì đó mới lạ. Khi có Internet thì việc “tò mò” kiến thức mới dễ dàng hơn nhiều.
Có hai cách tiếp cận trước một điều mới mẻ. Người sẽ bảo nghe khái niệm này quen quen nhưng thôi bỏ qua, có người sẽ tìm hiểu để biết nó là gì. Ví dụ khi nghe về Blockchain, sẽ có bạn tìm bằng được cách để hiểu tác động đến nền kinh tế, việc làm của mình trong tương lai là gì? Chính sự tò mò này sẽ làm các bạn khác biệt hơn người khác”.
Nói về mục đích cuộc đời, ông Hải ví như việc một người chạy chiếc xe hơi. Họ có thể chạy rất nhanh nhưng mãi không tìm được đích. Có nhiều người giàu có, thành đạt nhưng cuối đời họ tự nhận là mình đã thất bại, bởi những gì đạt được không phải là điều họ mong muốn và xem là quan trọng nhất.
“Khi ra trường, mục đích của tôi là về hưu càng sớm càng tốt, vậy là phải kiếm thật nhiều tiền, giàu càng sớm càng tốt. Sau đó tôi nhận thấy nếu mình có kiếm thêm được nhiều tiền và giàu thêm cũng không làm mình hạnh phúc thêm. Bạn cũng không thể suốt cuộc đời được chạy theo mục đích đó.
Rồi tôi chuyển sang mục tiêu càng nổi tiếng càng tốt, nhưng lại nhận ra đó là sự phù du. Hôm nay bạn có thể nổi tiếng, nhiều người biết nhưng ngày mai, bạn sẽ chẳng là ai hết”, ông Hải nói.
Cùng chủ đề này, ông Hải cho rằng bạn trẻ hiện nay có nhiều đam mê nhưng nhiều người không biết nên theo đuổi điều gì. Trong khi nguồn lực của mỗi người có hạn, thời gian trong một ngày như nhau, thì sinh viên phải xác định được đam mê lớn nhất để tập trung nguồn lực phát triển.
Học thêm ngoại ngữ thứ hai và một lĩnh vực mới
Ông Phạm Hồng Hải kể những năm đầu 1990, phong trào làm thêm rộ lên. Sinh viên thời đó thường làm gia sư, bán hàng, phiên dịch ở hội chợ, nghiên cứu thị trường. Bản thân ông cũng đi làm thêm nhiều và tìm được những kiến thức rất hữu ích, đặc biệt là khi phỏng vấn tuyển dụng.
Tuy nhiên, nếu được lựa chọn lại, ông sẽ dành thời gian nhiều hơn cho việc học bởi làm thêm để có kinh nghiệm là tốt nhưng chưa phải là quan trọng nhất. Sinh viên phải xác định ở từng việc gì nên là ưu tiên, quan trọng hơn.
Về ngoại ngữ ngoại, ông cho rằng sinh viên cần phải giỏi tiếng Anh nhưng như vậy là chưa đủ. “Các bạn nên trau dồi thêm ngoại ngữ thứ hai, có thể là Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Trung hay bất cứ thứ tiếng nào mình yêu thích. Điều đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của bạn khi đi làm”, ông khuyên.
Tương tự, việc giỏi sâu một chuyên ngành là cần thiết nhưng cũng chưa đủ để tạo khác biệt. Sinh viên nên phát triển thêm một kỹ năng ở lĩnh vực khác. Về sức khỏe, ông Hải nói đây là điều cảm thấy “ghen tị với các bạn trẻ”. Tổng giám đốc này ví sức khỏe như tài khoản trong ngân hàng, mỗi người cần sử dụng và “nạp tiền” vào thường xuyên để duy trì nó.
Hợp tác với nhau nhiều hơn
Sau hơn 23 năm làm việc trong môi trường quốc tế, ông Hải nhận thấy điểm yếu nhất của người Việt Nam là làm việc nhóm. “Chúng ta thường thấy người khác thành công thì mình không thích, không vui. Trong khi đó, thành công một cá nhân phải dựa vào thành công của nhóm thì mới vững chắc được”, ông chia sẻ và khuyên sinh viên cần xây dựng văn hóa hợp tác trong công việc và hướng tới cộng đồng nhiều hơn.
Kết thúc bài nói chuyện, ông Hải cho rằng người giỏi nhiều, nhưng thời điểm để thành công cũng quan trọng. Theo ông, lứa sinh viên ra trường năm 2008-2009 hoặc 2011-2012 rất khó khăn với những khủng hoảng kinh tế khi đó, song lứa tân sinh viên sinh năm 2000 năm nay có lợi thế tốt bởi kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn trên đà phát triển.
“Các bạn là thế hệ của thiên niên kỷ, có cơ hội lớn để phát triển nghề nghiệp khi tiếp cận được kiến thức mới của thế giới, vừa tận dụng cơ hội phát triển kinh tế trong nước. Hy vọng các bạn sẽ tận dụng được cơ hội này để thành công, nhưng hãy không chỉ đến bản thân mà nghĩ rộng hơn cho cộng đồng và đất nước “, ông Hải kết thúc bài nói chuyện.
Ông Phạm Hồng Hải là cựu sinh viên khoá 17, chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế TP HCM. Ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam từ tháng 12/2014, trở thành người Việt Nam đầu tiên giữ vị trí lãnh đạo cao nhất tại nhà băng này.
Mạnh Tùng
Theo Vnexpress
MIT là đại học tốt nhất thế giới về cơ hội việc làm cho sinh viên
Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã đánh bại Đại học Stanford, lần đầu xếp thứ nhất bảng xếp hạng của QS về việc làm sau tốt nghiệp.
Theo bảng xếp hạng của QS cho năm 2019, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ trở thành nơi tốt nhất dành cho sinh viên khi xét các tiêu chí về việc làm sau tốt nghiệp.
Đây là lần đầu tiên MIT đứng đầu trong lịch sử xếp hạng của QS, The Guardianngày 11/9 thông tin. Năm ngoái, vị trí cao nhất thuộc về Stanford - đại học ưu tú khác của Mỹ và MIT chỉ đứng ở vị trí thứ năm.
Năm tiêu chí của bảng xếp hạng bao gồm kết quả của cựu sinh viên, danh tiếng của nhà tuyển dụng, sự hợp tác giữa nhà tuyển dụng với mỗi nhân viên, kết nối của sinh viên với nhà tuyển dụng và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
Từ vị trí thứ năm, MIT vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng. Ảnh: Rick Friedman
Mỹ vẫn áp đảo với 5 trường lọt top 10 bảng xếp hạng, trong đó 4 trường đứng đầu. Cụ thể, Đại học Stanford và Đại học California ở Los Angeles cùng xếp thứ hai, Đại học Harvard xếp thứ tư, Đại học California ở Berkeley xếp thứ tám.
Anh có hai đại diện trong top 10, gồm Đại học Cambridge (giảm một bậc xuống vị trí thứ bảy) và Đại học Oxford (giảm hai bậc xuống vị trí thứ 10). Bảy đại học Anh có mặt trong top 50, nhiều hơn một trường so với năm ngoái.
Tương tự, Australia có hai trường nổi bật là Đại học Sydney và Đại học Melbourne, lần lượt đứng thứ năm và thứ sáu.
Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc tăng một bậc, xếp vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng 2018. Đây cũng là một trong bốn trường của châu Á lọt top 20, bên cạnh Đại học Hong Kong (Trung Quốc, xếp thứ 13), Đại học Tokyo (Nhật Bản, xếp thứ 19) và Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc, xếp thứ 20).
Top 10 đại học tốt nhất về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp theo bảng xếp hạng năm 2019. Ảnh: The Guardian
Như vậy, ngoài khác biệt về thứ hạng, danh sách 10 trường top đầu không thay đổi so với năm ngoái. Tuy nhiên, Ben Sowter, giám đốc nghiên cứu của QS cảnh báo rằng các đại học hàng đầu đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn.
"Những đại học top dưới ý thức rõ rằng tập trung vào đầu ra sẽ dễ thu hút sinh viên tiềm năng", ông nói.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ về "sự tích" dạy đọc ô vuông, hình tròn Sáng 8/9, GS Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của chương trình Công nghệ giáo dục đang gây tranh cãi với cách đánh vần "ô vuông, hình tròn" đã có buổi trao đổi về giáo dục trong thời đại 4.0. GS Hồ Ngọc Đại - chủ biên của cuốn sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục hiện đang gây xôn xao...