CEO Hoàng Anh Gia Lai muốn bán sạch cổ phần công ty
Ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Võ Trường Sơn, đăng ký bán toàn bộ 804.000 cổ phiếu công ty để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.
Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Võ Trường Sơn vừa đăng ký bán 804.000 cổ phiếu, tương ứng 0,09% cổ phần doanh nghiệp. Đây là toàn bộ số cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai mà ông Sơn đang nắm giữ.
Giao dịch dự kiến diễn ra từ 25/5 đến 23/6, theo phương thức khớp lệnh. Ông Sơn cho biết việc bán cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.
Ông Võ Trường Sơn sinh năm 1973, có bằng Thạc sĩ Tài chính. Ông từng làm việc tại các công ty kiểm toán lớn như A&C, Ernst & Young trước khi gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ năm 2008. Năm 2015, tập đoàn của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) bổ nhiệm ông Sơn giữ vị trí tổng giám đốc.
Tổng giám đốc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Võ Trường Sơn. Ảnh: HAG.
Sau khi chạm đáy 2.550 đồng vào cuối tháng 3, thị giá của cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai hồi phục và hiện ở mức 4.160 đồng đóng cửa phiên giao dịch 20/5. Tạm tính theo mức giá này, số tiền ông Sơn thu về sau khi bán hết toàn bộ cổ phần tại công ty khoảng hơn 3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong quý I vừa qua, Tập đoàn HAGL báo cáo doanh thu thuần hợp nhất 834 tỷ đồng, tăng trưởng 100% so với cùng kỳ 2019. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện nhưng doanh nghiệp phố núi vẫn lỗ ròng 78 tỷ do chi phí tài chính cao.
Đến nay, tập đoàn của bầu Đức chưa công bố con số mục tiêu doanh thu, lợi nhuận cụ thể trong năm nay.
Về ảnh hưởng của Covid-19, nan lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai tin tưởng sau khi dịch bệnh qua đi, nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ hồi phục. Ngành nông nghiệp cây ăn trái là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tập đoàn tạo ra các sản phẩm thiết yếu nên sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt khi nền kinh tế được tái khởi động.
Bầu Đức cam kết với cổ đông các khoản lỗ sẽ giảm dần và Hoàng Anh Gia Lai sẽ nỗ lực để chuyển sang trạng thái có lợi nhuận trong thời gian sớm nhất.
Viettel Global lãi lớn từ chênh lệch tỷ giá
Bên cạnh doanh thu từ hạch toán chênh lệch tỷ giá, cả 3 khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi đều tăng trưởng 2 chữ số trong quý đầu năm.
Ảnh minh họa - Nguồn: Viettel Global
Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (Mã CK: VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2020.
Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 13%, từ 3.800 tỷ lên 4.300 tỷ đồng. Biên lãi gộp của VGI tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 38%.
Với diễn biến tích cực của tỷ giá, lãi thuần từ hoạt động tài chính (doanh thu tài chính trừ chi phi tài chính) của VGI đạt dương 72 tỷ đồng so với mức âm 500 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Trong quý vừa qua VGI đã ghi nhận 742 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá trong khi con số tương ứng của cùng kỳ chỉ gần 8 tỷ đồng.
Viettel Global lãi lớn từ chênh lệch tỷ giá (Nguồn: BCTCHN Quý 1/2020 của VGI)
Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng gần 6 lần so với cùng kỳ, đạt mức 679 tỷ đồng. Nguyên nhân là do kết quả kinh doanh của công ty liên kết tốt hơn rất nhiều so với cùng kỳ, nổi bật là Mytel (Viettel Myanmar).
Báo cáo của VGI cho thấy sự tăng trưởng của các công ty liên kết trong Quý 1/2020 với tổng doanh thu tăng gấp đôi từ 2.459 tỷ lên 5.060 tỷ đồng và lợi nhuận thuần tăng từ 241 tỷ lên 1.385 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ Viettel Myanmar. Bên cạnh đó, VGI còn 2 công ty liên kết khác là Star Telecom vận hành mạng viễn thông Unitel tại Lào và Metfone tại Campuchia.
Trừ đi các chi phí, lợi nhuận trước thuế Quý 1/2020 của VGI cao gấp 6 lần so với cùng kỳ, từ 166 tỷ lên 1.157 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 963 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh theo khu vực địa lý (Nguồn: BCTCHN Quý 1/2020 của VGI)
Về khu vực địa lý, thị trường Đông Nam Á vẫn đóng góp gần một nửa tổng doanh thu của VGI với 2.100 tỷ đồng. Tiếp đến là thị trường châu Phi với gần 1.500 tỷ và Mỹ Latin với 600 tỷ đồng. Doanh thu từ cả 3 thị trường đều tăng trưởng 2 chữ số so với quý 1/2019.
Doanh thu của VGI bao gồm 6 thị trường là Timor Leste, Campuchia (Đông Nam Á), Haiti (Mỹ Latin) và Mozambique, Tanzania cùng Burundi (châu Phi).
Các thị trường khác không hợp nhất doanh thu gồm có Peru do thuộc sở hữu trực tiếp Tập đoàn Viettel, 2 thị trường nắm giữ dưới 50% vốn là Myanmar, Lào cùng với công ty Viettel Cameroon đã được phân loại lại từ công ty con thành khoản đầu tư dài hạn khác nên VGI không hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty này.
Tại thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VGI đạt lần lượt là 62.849 tỷ và 43.214 tỷ đồng./.
CEO Long Điền: Nhu cầu đầu tư bất động sản còn rất lớn, một nửa trong số đó đã sẵn sàng "xuống tiền" Ông Nguyễn Minh Khang, CEO Công ty Long Điền LDG cho rằng, nhu cầu ở và nhu cầu đầu tư của cá nhân trên thị trường còn khá lớn, vấn đề là dự án của mỗi CĐT như đáp ứng nhu cầu này như thế nào. Theo ông Khang, hiện tại người mua đã bắt nhịp lại với thị trường BĐS sau thời...