CEO Google lý giải vì sao ảnh ông Trump xuất hiện khi tìm từ ‘idiot’
Ông Sundar Pichai cho biết kết quả hiển thị do người dùng xếp hạng và đánh giá, Google hoàn toàn không can thiệp để hiển thị nội dung này.
Tại buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện, CEO Google, ông Sundar Pichai đã trả lời hàng loạt câu hỏi liên quan đến quyền riêng tư, việc thu thập dữ liệu người dùng cũng như vấn đề kiểm duyệt nội dung tại Trung Quốc.
Bên cạnh những cáo buộc về việc Google cố tình làm sai lệch kết quả tìm kiếm, nghị sĩ Zoe Lofgren cũng yêu cầu CEO Sundar Pichai giải trình nguyên nhân hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện khi tìm kiếm cụm từ “ idiot” (gã ngốc).
“Ngay lúc này, khi tôi tìm kiếm từ khóa ‘idiot’ trên Google, kết quả hiển thị ra hình ảnh của Tổng thống Trump. Làm thế nào điều đó có thể xảy ra? Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm này như thế nào?”, bà nói.
Kết quả hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa “idiot”.
“Chúng tôi cung cấp dịch vụ tìm kiếm cho bất cứ từ khóa nào người dùng nhập, chúng tôi đã thu thập và lưu trữ bản sao của hàng tỷ trang web trong kho dữ liệu của mình. Những từ khóa người dùng tìm kiếm sẽ được so sánh, đối chiếu với các trang web, sau đó xếp hạng chúng dựa trên 200 tiêu chí khác nhau như mức độ liên quan, thời gian, độ phổ biến, cách người khác sử dụng nó”.
“Dựa vào đó, chúng tôi sẽ cố gắng xếp hạng và đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho người dùng. Quy trình được đánh giá và thực hiện hoàn toàn khách quan, đây là cách mà hệ thống đang hoạt động”, ông Pichai giải trình.
Video đang HOT
“Vậy không phải là có một người ngồi sau màn hình và đưa ra kết quả tìm kiếm cho người dùng? Về cơ bản, đây là kết quả do người dùng tạo ra và xếp hạng?”, bà Lofgren tiếp lời.
“Năm ngoái chúng tôi đã phục vụ hơn 3 nghìn tỷ lượt tìm kiếm. Trong số đó, mỗi ngày có khoảng 15% số lượt tìm kiếm mà Google chưa từng thấy trước đây. Quy mô hoạt động của chúng tôi không cho phép sự can thiệp thủ công vào bất kỳ kết quả tìm kiếm nào”, CEO Sundar Pichai đáp.
Theo Báo Mới
Cùng nghe cựu CEO Google, Eric Schmidt, nói về 3 thất bại lớn mà các startup công nghệ hay gặp phải
Đó là nội dung một bài nói chuyện của Schmidt tại Trung tâm Doanh nhân ở London tuần qua.
Dưới đây là 3 lỗi sai các startup công nghệ thường mắc phải theo Eric Schmidt.
1. Bám chặt lấy những người và những thứ họ đã biết
" Rất thường xuyên, chúng ta đầu tư chủ yếu vào những người chúng ta đã từng biết, những người đang làm việc trong những ngành rất hẹp"
Trong bài nói chuyện của mình, Schmidt nhấn mạnh sự cần thiết phải đa dạng hóa và hòa nhập. Ông cho rằng các công ty cần mở cửa để thu hút những người đến từ các quốc gia và các bối cảnh khác biệt.
Ông nói việc kinh doanh sẽ chẳng thể phát đạt nếu bạn cứ " đi đến một học viện nào đó, thuê chỉ những người học ở đó..."
Trong phần hỏi đáp, Schmidt đề cập nhiều đến vấn đề mất cân bằng giới tính trong ngành công nghiệp công nghệ. Ông nói rằng có lý do để lạc quan khi sự hiện diện của nữ giới trong ngành công nghệ đang được cải thiện, sự mất cân bằng giới tính trong ngành này sẽ không còn nữa chỉ trong một thế hệ tới.
2. Tập trung quá nhiều vào sản phẩm mà bỏ quên nền tảng
"Chúng ta thường không tạo dựng những nền tảng công nghệ tốt nhất để giải quyết những thách thức lớn trong xã hội, bởi không thể hoàn vốn ngay được"
"Có hơn một triệu ứng dụng thương mại điện tử, nhưng lại không có đủ các nền tảng chuyên biệt để chia sẻ và phân tích dữ liệu một cách an toàn về những người vô gia cư, biến đổi khí hậu, hay người tị nạn".
Schmidt nói rằng ông thấy rất nhiều cải tiến xuất phát từ các nền tảng mạng vốn cho phép mọi người kết nối và trao đổi dữ liệu, bởi " rào cản để tham gia vào thị trường đối với các startup như vậy là rất, rất thấp".
3. Các công ty không hợp tác với nhau đủ sớm
Cuối cùng, Schmidt nói rằng các startup công nghệ không hợp tác đúng mức với các công ty khác trong thế giới hiện đại, siêu kết nối ngày nay.
" Không thể nghĩ về bất kỳ thách thức lớn nào đối với xã hội nếu cứ ru rú một mình".
Ông nói rằng các công ty công nghệ phải sẵn sàng để thiết lập quan hệ đối tác và đưa ví dụ một startup muốn phát triển các robot làm việc nhà.
" Thị trường dành cho các robot này là sẽ rất, rất lớn. Vấn đề là bạn cần những hệ thống trực quan, những hệ thống machine learning, những hệ thống lắng nghe, và những hệ thống mô-tơ... Bạn sẽ không thể làm điều đó chỉ với 3 người".
Sau khi nói về những thất bại trong kinh doanh công nghệ, Schmidt chia sẻ những gì ông cho là giải pháp. Ông so sánh làm startup công nghệ như thời Phục Hưng ở châu Âu, khi mọi người cùng chung tay vào mọi thứ, từ khoa học, nghệ thuật, kinh doanh...
" Không ai tìm cách nhốt Leonardo da Vinci vào chuồng cả" - ông nói.
Theo GenK
Mark Zuckerberg quyết không ra điều trần trước liên minh 7 nước CEO Facebook Mark Zuckerberg sẽ không tham dự phiên điều trần của nhà lập pháp từ 7 nước, đại diện cho hơn 368 triệu người. Theo thư Facebook gửi các nhà chức trách mà The Washington Post có được, Facebook sẽ gửi Richard Allan, Phó Chủ tịch các giải pháp chính sách, thay Mark Zuckerberg trả lời các câu hỏi tại phiên điều...