CEO của Johnson & Johnson đầu quân cho Apple
Alex Gorsky sẽ tham gia hội đồng quản trị của Apple và giúp hãng phát triển ở mảng thiết bị theo dõi sức khỏe như Apple Watch.
Alex Gorsky, CEO của Johnson & Johnson.
Trong thông cáo công bố vai trò mới của Gorsky, CEO Apple Tim Cook mô tả ông là “người có tầm nhìn xa trông rộng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và có niềm đam mê công nghệ”. Gorsky sẽ bắt đầu làm việc tại Apple sau khi bàn giao công việc Giám đốc điều hành Johnson & Johnson cho Joaquin Duato từ tháng 1/2022.
Với sự tham gia của Gorsky, Apple có thể khai thác các ý tưởng mới về thiết bị chăm sóc sức khỏe như bổ sung các loại cảm biến khác cho Apple Watch. Ngoài ra, Gorsky cũng được kỳ vọng giúp Apple tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với các cơ sở y tế, xây dựng hệ thống dữ liệu về sức khỏe cũng như phân tích tốt hơn.
Apple gần đây không giấu tham vọng trong mảng thiết bị đeo, theo dõi sức khỏe và các dịch vụ liên quan. Đồng hồ thông minh Apple Watch hiện được coi là thiết bị chuyên dụng cho tập thể thao và người dùng có thể đóng góp dữ liệu cho nhiều nghiên cứu khác nhau của hãng.
Apple và Johnson & Johnson cũng đang hợp tác nghiên cứu Heartline. Đây là tính năng giúp Apple Watch phát hiện sớm bệnh rung nhĩ (hay còn gọi là rung tâm nhĩ) trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng là nguy hiểm hoặc không.
Theo The Verge, nỗ lực trong mảng chăm sóc của Apple gần đây gây tranh cãi lớn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu minh bạch của hãng với các thuật toán đo lường như nhịp tim khiến việc sử dụng dữ liệu từ đồng Apple Watch trong nghiên cứu trở nên khó khăn. Báo cáo từ nội bộ Apple cũng cho rằng một số cơ sở y tế sử dụng dữ liệu có khả năng gây hiểu nhầm khi đưa ra quyết định về sản phẩm. Apple vì vậy cần người có chuyên môn, kinh nghiệm để vượt qua các rào cản trong y tế này cũng như biến Apple Watch thành công cụ phục vụ sức khỏe mạnh hơn nữa.
Phát triển chậm lại với mức tăng trưởng khiêm tốn 6% trong quý II/2021 nhưng thiết bị đeo vẫn được coi là thị trường tiềm năng trên toàn cầu. Apple đang dẫn đầu mảng đồng hồ thông minh với thị phần 31,1%, theo số liệu của Canalys. Khoảng cách giữa họ và các đối thủ còn lại khá xa khi Huawei chiếm vị trí thứ hai nhưng thị phần chỉ là 9% và Garmin là 7,6%.
Video đang HOT
Bí mật giúp Apple thành một thương hiệu độc nhất vô nhị và thu về hàng tỷ USD
Điều gì khiến Apple đặc biệt đến vậy? Làm thế nào để công ty giữ được vị thế của mình trong nhiều thập kỷ như vậy?
Apple là một trong những công ty thành công nhất thế giới. Ngay cả trong những thời kỳ khó khăn, Apple vẫn không ngừng phát triển và đổi mới. Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Apple bắt đầu vươn lên thống trị một loạt các lĩnh vực công nghệ và khẳng định được mình là người dẫn đầu mảng thiết bị di động.
Điều gì khiến Apple đặc biệt đến vậy? Làm thế nào để công ty giữ được vị thế của mình trong nhiều thập kỷ như vậy? Và Apple có gì mà có thể khiến khách hàng tin dùng sản phẩm của họ đến thế? Tiếp theo đây tôi sẽ phân tích về một số khía cạnh khiến Apple trở nên khác biệt so với đối thủ của mình.
Thương hiệu Steve Jobs
Nhắc đến Apple, người ta sẽ ngay lập tức nhớ đến Steve Job, cha đẻ của Apple. Jobs không chỉ trở thành biểu tượng của công ty mà thậm chí ông còn nổi tiếng hơn cả thương hiệu mà ông đã tạo ra. Ông đã giúp công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới, bao gồm cả ngành công nghiệp âm nhạc và đặc biệt là điện thoại di động. Steve Jobs có một sở trường rất đặc biệt, đó là dự đoán được mong muốn, nguyện vọng và thị hiếu trước cả khách hàng.
Jobs không chỉ là người truyền cảm hứng thúc đẩy sáng tạo ra sản phẩm mới trên thị trường, mà ông còn tích cực đi đầu thực hiện việc này. Khi trở lại vị trí CEO của Apple vào năm 1997, ông đã đưa ra kế hoạch mở rộng kinh doanh sang thị trường công nghệ di động và cho khách hàng thấy một khía cạnh hoàn toàn khác về trải nghiệm mua hàng.
Sau khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy, Tim Cook đã tiếp quản vị trí CEO tại Apple. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi không có Jobs cho dù Apple đã có chiến lược và sản phẩm để tung ra thị trường trước khi Jobs qua đời. Tuy nhiên trong lúc các đối thủ cạnh tranh tỏ ra "thương tiếc" vì sự ra đi của Steve Jobs, thì Apple vẫn tiếp tục lớn mạnh.
Sản phẩm đa dạng
Có thể nhiều người không biết nhưng thực tế nơi khai sinh ra Apple là một gara nhỏ ở Los Altos, California. Khi mới thành lập, Apple đã bắt đầu tung ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng như máy tính cá nhân Apple II, Macintosh. Và nhiều năm sau, iPod, iPhone, iPad và Apple Watch lần lượt ra đời và được nhiều người săn đón.
Các sản phẩm mới, thậm chí cả các phiên bản nâng cấp hệ điều hành, không chỉ truyền cảm hứng cho khách hàng mà còn cho toàn ngành công nghệ. Mặc dù một số khía cạnh của Apple không được tốt như trước kia, nhưng với sự quan tâm và kỳ vọng mà khách hàng dành cho công ty thì chắc chắn Apple sẽ không ngừng cố gắng và phát triển.
Sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh
Một lý do quan trọng trong thành công của Apple là sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh. Jobs rất chăm chỉ nghiên cứu thị trường và cố gắng xác định và nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Apple ban đầu chỉ là một công ty máy tính như bao công ty máy tính khác. Chính vì thế Jobs luôn biết rằng nếu Apple muốn tồn tại và phát triển thì công ty phải làm nhiều hơn những gì các công ty cùng ngành đã làm.
Apple phải mở rộng các dịch vụ của mình nếu muốn phát triển. Do đó, công ty đã thay đổi kế hoạch kinh doanh nhằm tung ra nhiều loại sản phẩm hơn bắt đầu với việc phát hành Final Cut Pro. Ngoài máy tính để bàn, công ty đã thử nghiệm với rất nhiều sản phẩm khác như máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ, trợ lý ảo (Siri),...
Jobs cũng đã đổi tên công ty từ Apple Computer thành Apple để cho mọi người thấy Apple là một tập đoàn đa ngành chứ không chỉ chuyên về máy tính.
Cửa hàng bán lẻ và trải nghiệm khách hàng
Apple cảm thấy rằng các cửa hàng bán lẻ truyền thống không cung cấp dịch vụ trải nghiệm sản phẩm. Apple biết rằng dịch vụ này sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và giúp khách hàng tin dùng sản phẩm của mình. Vậy nên Apple đã quyết định mở cửa hàng bán lẻ của riêng mình. Sự xuất hiện của các cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Apple đã một bước ngoặt lớn đối với công ty.
Tính đến năm 2015, Apple có hơn 460 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy công ty tăng trưởng mạnh trên thị trường di động.
Quan hệ đối tác
Có một sự kiện khá bất ngờ đã xảy ra vào năm 1997. Đó là Steve Jobs tuyên bố hợp tác với đối thủ Microsoft và Bill Gates sẽ đảm bảo khoản đầu tư 150.000.000 USD vào Apple. Đồng thời, với thỏa thuận này, Microsoft sẽ được phép cung cấp bộ công cụ Microsoft Office trên các dòng máy Mac. Jobs tuyên bố: "Chúng ta phải bỏ ngay quan niệm Apple thắng thì Microsoft phải thua. Việc hợp tác với Microsoft đã tạo ra rất nhiều lợi ích cho chúng ta vào những năm 1990. Đồng thời thỏa thuận này giúp danh tiếng của chúng ta ổn định và đứng vững trở lại."
Sau đó, Jobs cũng hợp tác với Samsung trong việc sản xuất linh kiện cho các công ty đối thủ. Điều này càng nâng cao lợi nhuận và danh tiếng của công ty với tư cách là nhà cung cấp linh kiện di động.
Mở ra cơ hội việc làm
Khi thâm nhập thị trường châu Á và châu Phi, Apple đã mở ra cơ hội việc làm mới cho các nhà phát triển ứng dụng iPhone ở các châu lục đó. Ngoài ra, công ty đã thuê nhân viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà sử học,... và nhờ đó Apple có thẻ truyền tải văn hóa của công ty một cách rộng rãi. Người ta ước tính được, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, Apple đã tạo ra khoảng hai triệu việc làm và con số đó còn chưa bao gồm những nhân viên sản xuất linh kiện cho iPhone trên toàn thế giới.
Foxconn tăng tiền thưởng cho công nhân sản xuất iPhone 12 Để tăng sản lượng iPhone 12, Foxconn đã tăng tiền thưởng lên 1.158 USD cho công nhân nhà máy Trịnh Châu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện của công ty. Nhu cầu cho ba mẫu iPhone 12, trừ 12 mini, đang tăng rất cao trong quý tài chính thứ hai của Apple. Trong quý tài chính này, doanh thu của Apple tăng...