CEO Bizfly Cloud – Nguyễn Việt Hùng chia sẻ kinh nghiệm triển khai hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả vận hành cao
Vậy ông có thể chia sẻ thêm về hạ tầng IT có ý nghĩa như thế nào trong chuyển đổi số để độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này?
Từ một chuyên gia lâu năm đồng hành cùng Công ty Cổ phần VCCorp, với kinh nghiệm 15 năm dày dặn trong việc triển khai hạ tầng Cloud và IT, ông Nguyễn Việt Hùng tiếp tục đảm nhận vị trí CEO Bizfly Cloud – nhà cung cấp điện toán đám mây và đối tác đám mây của nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Việt Hùng đã có những chia sẻ trong bài phỏng vấn về chủ đề còn tương đối lạ lẫm – Vai trò của hạ tầng IT trong chuyển đổi số doanh nghiệp.
Xin chào ông, cảm ơn ông đã bớt chút thời gian cho cuộc trò chuyện này. Để bắt đầu cho chủ đề Hạ tầng IT với các doanh nghiệp Việt Nam, xin ông có thể diễn giải ngắn gọn về chủ đề rất cốt yếu nhưng còn chưa nhận được nhiều quan tâm này ?
Hạ tầng IT được hiểu là các thành phần công nghệ, hệ thống hạ tầng, ngoại trừ phần mềm ứng dụng.
Để dễ hiểu hơn tôi ví dụ, các doanh nghiệp khi xây dựng ứng dụng, website nhằm giới thiệu, bán sản phẩm tới khách hàng cần trang bị ít nhất hệ thống máy chủ và kết nối internet. Khi khách hàng xem thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, họ không đơn thuần tương tác với giao diện ứng dụng website mà thực chất đang gửi các yêu cầu về thông tin để hệ thống máy chủ “trả lời” hay phản hồi lại.
Toàn bộ các tài nguyên tính toán, lưu trữ và kết nối internet chính là hạ tầng IT.
Ngoài ra, có những phần mềm phục vụ cho quản lý hạ tầng. Ví dụ khi truyền tải video trên internet, việc phân phối video đến người dùng một cách tốt nhất sẽ dựa trên giải pháp CDN (content delivery network, hệ thống phân phối nội dung) giúp người xem có trải nghiệm chất lượng tốt, tốc độ mượt mà không bị giật lag hay chờ tải video.
Vậy ông có thể chia sẻ thêm về hạ tầng IT có ý nghĩa như thế nào trong chuyển đổi số để độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này?
Thực chất của quá trình chuyển đổi số nói chung không chỉ bắt đầu từ hạ tầng IT, mà là từ nhận thức và tư duy của các nhà điều hành doanh nghiệp. Sự thay đổi trước tiên nằm ở thay đổi tư duy về cách quản trị và vận hành doanh nghiệp khi đưa mô hình kinh doanh, mô hình quản trị truyền thống lên môi trường số.
Trước đây trong kinh doanh truyền thống, quầy hàng, siêu thị hiện hữu để người dùng đến. Với bán hàng truyền thống, câu chuyện là quản lý kho hàng, mặt bằng địa điểm bán hàng và tổ chức bộ máy bán hàng, nhân viên bán hàng, quầy kệ giao dịch v.v… Nhưng khi đưa chúng lên môi trường số thì lại khác: Tôi bày gian hàng trên môi trường số như thế nào? Tôi bố trí tiếp khách như thế nào? Khi doanh nghiệp bán hàng trên website, họ sẽ phải trình bày hàng hóa ra sao theo hành vi của khách hàng? Rồi chuyện tương tác nữa, chúng ta cần các giao diện tương đương cho mỗi khâu trong hành động mua hàng của khách hàng. Nghĩa là cần nắm phương pháp kinh doanh, marketing, bán hàng trên môi trường số, khi đã nhìn thấy rõ các vấn đề chúng ta mới đi tìm các giải pháp công nghệ phù hợp được.
Chúng ta hãy lấy website làm ví dụ đơn giản: Từ nhu cầu sở hữu website để giới thiệu về công ty một cách ấn tượng, đồng thời có thể triển khai bán hàng trực tiếp trên đó một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ xác định được các tính năng yêu cầu. Bước thứ hai là tổ chức bộ máy nhân viên công nghệ hoặc đi thuê để phát triển website phù hợp với nhu cầu. Bước tiếp theo là triển khai hạ tầng công nghệ để website hoạt động được. Câu chuyện diễn ra tương tự với các giải pháp công nghệ khác.
Video đang HOT
Để quyết định tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể triển khai theo nhiều cách. Đó là Doanh nghiệp chủ động tìm kiếm những nhân sự chuyên trách nội bộ. Những nhân sự này đồng thời cũng trở thành bộ phận tư vấn cho Ban lãnh đạo về định hướng lẫn các bước hành động cụ thể từ khâu số hóa dữ liệu hàng tồn kho, vận chuyển… đến khâu thanh toán online và xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng cuối. Hoặc doanh nghiệp có lựa chọn khác là bắt tay với các đơn vị chuyên nghiệp về cung cấp giải pháp chuyển đổi số, có thể thông qua gói tư vấn tổng thể hoặc các kế hoạch hành động rõ ràng, từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn trong “checklist” việc gì nên ưu tiên tiến hành.
Song song với kế hoạch hành động về chuyển đổi số, doanh nghiệp cần hiểu rằng, không thể tiến hành chuyển đổi số hiệu quả nếu không đầu tư cho hạ tầng IT một cách thông minh và linh hoạt.
Vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam theo tôi thấy, là họ đã có tư duy về chuyển đổi số; song, họ còn tương đối mông lung về việc nên làm việc gì trước, việc gì sau. Trải qua quá trình trưởng thành cùng VCCorp, Bizfly Cloud với các kinh nghiệm đúc kết nhiều năm hiện vẫn đang hỗ trợ tư vấn các giải pháp mang tính tổng thể và đem lại hiệu quả lâu dài cho nhiều mô hình doanh nghiệp.
“Hạ tầng IT Cloud” là từ khóa được rất nhiều người trong cộng đồng công nghệ nhắc đến trong thời gian qua, phải chăng đây sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng đến để thay thế cho hạ tầng truyền thống?
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Ứng dụng điện toán đám mây (ĐTĐM) rộng rãi trên thế giới đã là xu thế hơn chục năm nay, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sử dụng hạ tầng truyền thống vẫn khá phổ biến. Sau thời gian giãn cách của xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cùng với chủ trương của Nhà nước đã xác định hạ tầng IT sẽ là một nền tảng có tầm quan trọng cốt yếu tương tự như hạ tầng viễn thông trước đây, là việc phải làm.
Bên cạnh đó, nhận thức về việc triển khai ĐTĐM trở thành nền tảng cốt lõi trong hạ tầng công nghệ là rất rõ, xu hướng đầu tư vào hạ tầng IT để chuyển đổi số là rất mạnh mẽ.
Tùy vào nhu cầu cụ thể và đặc thù kinh doanh, doanh nghiệp có thể chọn lựa cách triển khai phù hợp. Hình thức phổ biến là sử dụng mô hình kết hợp “Hybrid” giữa hạ tầng IT “đám mây” và truyền thống. Trong thực tế, nếu doanh nghiệp lựa chọn đầu tư 100% cho mô hình hạ tầng IT cloud, thì vẫn sẽ có những thành phần dữ liệu được bảo mật cao, với những dịch vụ hạ tầng IT cloud riêng biệt và chuyên biệt.
Ngoài những vấn đề trên thì ĐTĐM còn sở hữu nhiều ưu điểm và lợi ích nổi trội hơn so với hạ tầng truyền thống có thể kể đến như:
Đầu tiên là chi phí và công sức vận hành. Điện toán đám mây làm được 2 việc: Tiết kiệm chi phí và khoản tiền đầu tư ban đầu. Trước đây, để triển khai máy chủ mới, ngoài chi phí mua sắm đắt đỏ, doanh nghiệp còn tốn thêm thời gian chờ đợi máy chủ chuyển về doanh nghiệp, chi phí cho nhân sự lắp đặt vận hành và giải quyết những sự cố trong quá trình sử dụng. Hiện tại với hạ tầng hybrid cloud, các khâu này chỉ tốn rất ít nguồn lực, ví dụ chỉ mất vài click để khởi tạo máy chủ theo nhu cầu thực tế tại thời điểm đó. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể yên tâm trong khâu vận hành, bảo trì, khắc phục sự cố được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ mà không phải chi trả thêm bất kỳ khoản chi phí dịch vụ phát sinh nào.
Tiếp đến, trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có khả năng “dùng tới đâu trả tiền tới đó” nhờ sự linh hoạt của mô hình cloud: Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán cho đúng các dung lượng sử dụng như dung lượng lưu trữ, dung lượng truyền dữ liệu, dùng thêm bao nhiêu thì trả thêm bấy nhiêu, nhu cầu giảm đi thì chi phí giảm đi, nhu cầu phát sinh theo giờ nào thì chỉ phải trả chi phí cho giờ đó.
Về vấn đề bảo mật, các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật rất nghiêm ngặt bởi nếu có vấn đề xảy ra thì họ sẽ là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Ngoài kinh nghiệm bảo vệ hệ thống báo nội bộ gồm nhiều trang tin lớn như Kênh 14, CafeF, Cafebiz, GenK; hàng trăm tựa game của Soha Game, hay những lĩnh vực đòi hỏi nhu cầu bảo mật cao như tài chính chứng khoán, cổng thanh toán trực tuyến,…, hiện nay Bizfly Cloud đang hỗ trợ cảnh báo sớm khách hàng những lỗ hổng bảo mật hoặc rủi ro mà khách hàng có nguy cơ đối diện và cung cấp gói bảo mật chuyên biệt nếu khách hàng có yêu cầu.
Dự đoán của ông về chủ đề hạ tầng IT và chuyển đổi số trong thời gian sắp tới?
Theo số liệu của bộ TT & TT, đến hết năm 2020, tỷ lệ chuyển đổi sử dụng điện toán đám mây của doanh nghiệp trong nước mới đạt 20% thị phần, và đã đạt 40% nhờ “cú huých” COVID-19. Theo quan điểm cá nhân tôi, chuyển đổi số nói chung ở các doanh nghiệp sẽ diễn ra rất nhanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp đều đang chờ đón đà “hồi sinh” bùng nổ hậu dịch bệnh. Từ đó có thể dự đoán nhu cầu về chuyển đổi hạ tầng IT cũng sẽ tăng nhanh.
Ngoài những ủng hộ của chính sách giúp chuyển đổi số nhanh hơn, trong quan hệ quốc tế, các tổ chức và quốc gia hợp tác cũng muốn chúng ta đưa ra lộ trình chuyển đổi số rõ ràng. Nhu cầu thiết yếu không chỉ ở tầm quốc gia mà đã ở mức khu vực và quốc tế!
Quay trở lại với Bizfly Cloud, với vai trò là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành vì sự thành công của quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy khả năng hòa nhập với xu thế toàn cầu của khách hàng trong nước.
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Huế mùa thu dành cho bạn
Nếu bạn đang có dự định đến du lịch Huế mùa thu để trải nghiệm và cảm nhận hết vẻ đẹp của mảnh đất cố đô này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây
Vùng đất cố đô Huế không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp dịu dàng, nên thơ mà còn là địa danh thu hút nhiều khách du lịch bởi mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ khó tả. Nếu bạn đang có dự định đến du lịch Huế mùa thu để trải nghiệm và cảm nhận hết vẻ đẹp của mảnh đất cố đô này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây
Kinh nghiệm du lịch Huế mùa thu
Thời tiết, khí hậu ở Huế ra sao?
Ở Huế khí hậu sẽ được chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô ở Huế thường sẽ kéo dài từ tháng 3 cho đến tháng 8 và nhiệt độ lúc này có thể lên tới 35 - 40 độ C, trời nắng nóng và cực kỳ oi bức. Ngược lại từ tháng 8 cho đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ lại thấp từ mức 18 - 20 độ C, có khi thấp dưới 10 độ C và từ tháng 10 trở đi sẽ là mùa bão lụt.
Mùa xuân ở Huế sẽ kéo dài từ cuối tháng 1 cho đến cuối tháng 2, thời tiết rất đẹp và lúc nào cũng có nắng chiếu rọi qua hàng cây, có cả không khí mát mẻ, se lạnh của những cơn gió cuối mùa. Từ tháng 9 cho đến tháng 11, ở Huế sẽ bước vào mùa thu - mùa đẹp nhất trong năm bởi những cánh hoa bằng lăng tím, hoa phượng rải khắp mọi nẻo đường tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng.
Du lịch Huế mùa thu có gì đẹp?
Theo như kinh nghiệm của nhiều người thì du lịch Huế mùa thu sẽ là thời điểm thích hợp nhất, đẹp nhất trong năm bởi đây là mùa đẹp nhất của Huế. Vào các tháng mùa thu, tiết trời ở Huế sẽ rất mát mẻ, thuận tiện cho du khách trong việc tham quan và khám phá những địa danh nổi tiếng của vùng đất cố đô. Mùa thu vẫn luôn là đề tài sáng tác của thơ ca, vì vật mà khi đi du lịch Huế vào thời gian này, chắc chắn du khách sẽ có một chuyến đi ý nghĩa với những trải nghiệm thú vị tại đây.
Mùa thu ở Huế, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh vật thơ mộng mà còn cảm nhận được sự yên bình, thoải mái của nhịp sống nơi đây mang lại. Ta chọn đến Huế mùa thu để tìm những an yên từ tận cõi lòng, để trong bầu không gian cổ kính có thể thưởng thức âm nhạc cung đình, lắng nghe thơ ca, uống trà hay thiền định.
Du lịch Huế mùa thu nên tham quan những đâu?
Khi đi tour du lịch Huế mùa thu, du khách có thể lựa chọn tham quan những địa điểm nổi tiếng như:
1. Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô được triều Nguyễn thiết lập từ năm 1805 cho đến năm 1945 và hiện đang là một trong những Di sản Văn hóa Thế giới được nhiều du khách quan tâm. Quần thể này bao gồm 3 vòng thành đó là Hoàng Thành, Kinh Thành Huế và Tử Cấm Thành.
Nếu đã từng vào bên trong thành, được tận mắt chiêm ngưỡng những di tích thời phong kiến với những giá trị kiến trúc và văn hóa vô cùng to lớn, chắc chắn bạn sẽ càng yêu mến nét đẹp cổ điển truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Dẫu cho thời gian trôi qua, vạn vật có xoay chuyển thì những nét đẹp lịch sử quý báu của dân tộc sẽ không bao giờ mất đi.
2. Bãi biển Lăng Cô
Lăng Cô là nơi quy tụ rất nhiều tài nguyên du lịch như: bờ biển, bãi cát dài, hồ, đầm, suối, núi, đèo Hải Vân,... và những di tích lịch sử sẽ tạo nên sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Lăng Cô vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh đẹp giữa núi non hùng vĩ và bãi biển trải dài đã được công nhận là vịnh đẹp nhất thế giới.
Nằm gần Lăng Cô là núi Hải Vân - Hải Vân Quan - đầy là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất Việt Nam. Dọc chân núi Hải Vân, biển Lăng Cô còn có san hô, tôm hùm và rất nhiều loại cá quý. Đây chắc chắn sẽ là điểm dừng chân khám phá lý tưởng của nhiều du khách đi tour Huế mùa thu.
3. Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ đã được xếp hạng 5 trong danh sách 33 điểm tham quan lý tưởng trong tour Huế mùa thu. Đây là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời nằm trên đồi Hà Khê, được thành lập vào năm 1802 bởi các vị vua ở triều Nguyễn. Trải qua rất nhiều năm, ngôi chùa vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ uy nghiêm, thanh tịnh và cổ kính vốn có. Chùa Thiên Mụ vẫn luôn là điểm đến được rất nhiều du khách tìm về trong những chuyến du lịch.
Như vậy là qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có được cái nhìn tổng quan về chuyến du lịch Huế mùa thu có gì hấp dẫn rồi đúng không nào. Hãy lên lịch ngay để có thể khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị tại mảnh đất cố đô này bạn nhé!
Chồng hay sang nhà hàng xóm chơi, vợ choáng váng khi phát hiện ra bí mật động trời Tôi cứ ngỡ chồng mình rất quý trọng và giúp đỡ hàng xóm, nào ngờ anh ấy lại làm chuyện khiến tôi đau khổ. Tôi năm nay 32 tuổi, kết hôn được 7 năm và hiện đã có hai con. Sau 7 năm chung sống, tôi tạm hài lòng về cuộc sống gia đình mình với một tổ ấm luôn đầy ắp tiếng...