CEO Apple Tim Cook chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú USD
Trong khi giá trị vốn hóa của Apple tiệm cận 2.000 tỷ USD, thì khối tài sản ròng của CEO Tim Cook đã vượt mốc 1 tỷ USD.
Cuối tuần trước, cổ phiếu Apple đã tăng gần 5%. Phiên thứ Hai đầu tuần (10/8), cổ phiếu công ty công nghệ này tiếp tục tăng 1,45%, đưa vốn hóa của công ty lên mức 1.930 tỷ USD. Chỉ cần tăng thêm 3,6% nữa, giá trị vốn hoá của Apple sẽ đạt mốc vốn hóa 2.000 tỉ USD.
Trong khi giá trị vốn hóa của Apple tiệm cận 2.000 tỷ USD, thì khối tài sản ròng của CEO Tim Cook đã vượt mốc 1 tỷ USD.
Trong khi giá trị vốn hóa của Apple tiệm cận 2.000 tỷ USD, thì CEO Tim Cook cũng đón tin mừng khi khối tài sản ròng của ông đã vượt mốc một tỷ USD, chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú đô la Mỹ.
Cụ thể, theo Bloomberg, CEO Apple Tim Cook vừa chính thức trở thành tỷ phú USD. Số liệu từ Bloomberg Billionaires Index cho thấy, tài sản của Tim Cook đã vượt qua 1 tỷ USD trong thời gian gần đây.
Tim Cook là một trong số rất ít các CEO không thành lập công ty mà mình đang điều hành nhưng đạt giá trị tài sản ròng cá nhân trên 1 tỉ USD.
Đáng chú ý, CEO đương nhiệm của Apple đã trở thành tỷ phú USD theo cách ít ai làm được. Theo đó, ông là một trong số rất ít các CEO không thành lập công ty mà mình đang điều hành nhưng đạt giá trị tài sản ròng cá nhân trên 1 tỉ USD.
Đa phần, các tỷ phú công nghệ thường là nhà sáng lập và kiêm luôn vị trí CEO. Chẳng hạn như CEO Amazon – Jeff Bezos (187 tỷ USD), cựu CEO Microsoft – Bill Gates (121 tỷ USD), CEO Facebook – Mark Zuckerberg (102 tỷ USD).
Phần lớn tài sản của Tim Cook đến từ “phần thưởng cổ phần mà ông nhận được khi gia nhập Apple từ năm 1998″.
Giá trị tài sản ròng của Tim Cook được ước tính dựa trên các báo cáo gửi cơ quan quản lí và dự đoán số tiền mà ông có thể thu được nếu bán cổ phần Apple. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, tài sản ròng của Tim Cook ‘có thể thấp hơn’ vì ông thường không công khai số tiền đóng góp cho từ thiện.
Cũng theo báo cáo từ Bloomberg, phần lớn tài sản của Tim Cook đến từ “phần thưởng cổ phần mà ông nhận được khi gia nhập Apple từ năm 1998″.
CEO Tim Cook và cố CEO Steve Jobs.
Được biết, khi Tim Cook đảm nhận vị trí CEO Apple vào năm 2011 thay cho ‘cha đẻ’ Apple Steve Jobs, giá trị công ty này vào khoảng 350 tỷ USD. Sau 9 năm, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đang rất gần với cột mốc 2 nghìn tỷ USD.
Hiện tại, Tim Cook đang nắm trong tay 847.969 cổ phiếu Apple, tức 0,02% vốn điều lệ công ty, trị giá khoảng 375 triệu USD. Giá trị của các cổ phiếu đã bán, cổ tức đã nhận và các khoản thù lao khác tổng cộng khoảng 650 triệu USD.
CEO Tim Cook từng nói sẽ dùng hầu hết tài sản của mình để làm từ thiện.
Tim Cook đã thực hiện nhiều việc thiện nguyện với số tiền hàng triệu USD.
Nếu giá trị vốn hoá của Apple đạt 2 nghìn tỷ USD trong thời gian tới, CEO Tim Cook sẽ được nhận thêm khoảng 560.000 cổ phiếu thưởng nữa. Một nửa số cổ phiếu này sẽ bị giữ lại để nộp thuế, nhưng phần còn lại sẽ giúp cho tài sản của ông tăng thêm khoảng 100 triệu USD.
CEO Apple – Tim Cook năm nay 59 tuổi. Năm 2015, ông từng nói sẽ dùng hầu hết tài sản của mình để làm từ thiện và thực tế ông đã thực hiện những việc thiện nguyện với số tiền hàng triệu USD.
Apple mua lại công nghệ mới, không thâu tóm đối thủ
Apple mua lại các công ty có công nghệ mà họ cần cho sản phẩm của mình, chứ không "mua để diệt" như các "ông lớn" công nghệ khác.
Apple mua rất nhiều công ty nhỏ nhưng không tiết lộ sẽ làm gì với các công ty đó. Tuy nhiên, cuối tuần trước, CEO Apple đã tiết lộ chiến lược mua lại của họ trong một phỏng vấn với CNBC.
Tim Cook tại hội nghị WWDC ở Cupertino, California. Ảnh: Apple.
Tim Cook giải thích Apple không thâu tóm đối thủ. "Cách tiếp cận của chúng tôi là mua lại các công ty sở hữu công nghệ mà sản phẩm của chúng tôi cần. Sau đó, chúng tôi biến những công nghệ này thành tính năng trong các sản phẩm đó", ông chia sẻ.
Cook củng cố quan điểm của mình: "Một ví dụ là để phát triển công nghệ Touch ID, chúng tôi đã mua một công ty có công nghệ tăng tốc cảm biến vân tay một chạm". Ngoài ra, năm 2017, Apple đã mua lại Workflow, một ứng dụng tự động hóa để biến thành ứng dụng phím tắt trong iPhone. Năm 2018, họ đã mua Texture, một dịch vụ đăng ký tạp chí kỹ thuật số, hiện là nền tảng của Apple News . Người dùng có thể chèn ảnh đại diện Animoji vào đoạn chat sau khi Apple mua lại FaceShift năm 2015. Ứng dụng trợ lý giọng nói Siri cũng là sản phẩm của một vụ nhập. Chip di động mới của của Apple là kết quả trực tiếp của việc mua công ty PA Semi.
Mặc dù Cook không đề cập đến việc các "ông lớn" công nghệ hay "mua lại" các công ty được cho là đối thủ, email được công bố bởi Tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện Mỹ tuần trước cho thấy Facebook đã thảo luận nội bộ về việc mua lại Instagram để loại đối thủ; Amazon đã tìm cách giảm giá trị của Diapers.com để chiếm thị phần, đồng thời mua Quidsi, công ty mẹ của Diapers, vào năm 2010.
Apple cũng từng mua các công ty có tiềm năng trở thành đối thủ của mình. Năm 2017, họ mua Beddit, công ty chuyên sản xuất thiết bị theo dõi giấc ngủ từ Phần Lan. Hiện tại, Apple vẫn bán các sản phẩm của Beddits, thậm chí vẫn ra mắt phiên bản cập nhật, nhưng rất nhiều tính năng đã bị loại bỏ vào năm 2019. Song song đó, hãng tích hợp tính năng theo dõi giấc ngủ vào phần mềm Apple Watch sắp ra mắt mùa thu năm nay.
Apple đã mua rất nhiều công ty nhỏ hơn nhưng không công bố. Vừa rồi, 5 thương vụ đã được công khai, nhưng không công bố giá trị giao dịch. Trong cuộc phỏng vấn, Cook cũng cho biết, năm ngoái, cứ cách vài tuần Apple lại mua một công ty mới.
Cho tới nay, thỏa thuận lớn nhất của họ là mua lại Beat năm 2014. Hợp đồng trị giá 3 tỷ USD. Hiện tại, Apple vẫn bán tai nghe của Beat, nhưng chuyển dịch vụ phát nhạc trực tuyến của Beat vào Apple music.
Hé lộ bí mật đằng sau động thái mua lại công ty nhỏ của Apple CEO của Apple khẳng định, công ty không mua các công ty nhỏ khác để cạnh tranh với các đối thủ. Sau khi CEO Apple - Tim Cook xuất hiện trước Tiểu ban chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp hạ viện vào hôm thứ Tư, các hoạt động kinh doanh khác của công ty cũng đã được đặt câu hỏi. Ông...