CEO Apple: ‘Chúng tôi không muốn đẩy người dùng vào nguy hiểm’
CEO Apple cho rằng nếu iPhone hỗ trợ kho ứng dụng của bên thứ 3, người dùng có thể thường xuyên đối mặt với các phần mềm độc hại và tội phạm mạng.
Trong buổi hầu tòa vào ngày 21/5, Tim Cook trình giải thích lý do App Store là cửa hàng ứng dụng duy nhất trên iPhone.
Theo vị lãnh đạo này, ông chưa bao giờ có ý định thử nghiệm mở kho ứng dụng của bên thứ 3 dành cho thiết bị của hãng, bởi vì điều đó sẽ đẩy người dùng gần hơn với nguy cơ tiếp xúc phần mềm độc hại.
Tim Cook xuất hiện tại phiên tòa hôm 21/5.
Quan điểm của CEO Apple nhận được sự tán đồng từ Giáo sư Justin Cappos, làm việc tại Trường Kỹ thuật Tandon , thuộc Đại học New York .
“Rõ ràng không thể để người dùng tự ý cài đặt phần mềm từ kho ứng dụng của riêng họ”, Giáo sư Justin Cappos nêu quan điểm trên chuyên trang Yahoo Finance . “Ngay cả khi đó là ứng dụng quen thuộc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng mã độc và lừa đảo trên iPhone”.
Tất nhiên, Apple chặn cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 trên iPhone không chỉ đơn giản là bảo vệ người tiêu dùng. Hãng còn thu về khoản phí 30% đối với các giao dịch được thực hiện thông qua App Store.
Nói cách khác, cho dù Apple đúng khi bảo vệ người tiêu dùng, sự thống trị của App Store vẫn khiến họ gặp rắc rối với quy định chống độc quyền.
Video đang HOT
Trong vụ kiện chống độc quyền đang được tòa án xem xét, Epic tuyên bố Apple lạm dụng vị thế của App Store, buộc các nhà phát triển dùng hệ thống thanh toán do họ quản lý và trả khoản phí 30%.
Từ hè 2020, Epic khơi mào sự việc bằng bản cập nhật Fortnite, bổ sung thêm tùy chọn thanh toán tiền tệ trong trò chơi qua kênh riêng của mình với giá rẻ hơn App Store. Apple đã đáp lại bằng cách gỡ Fortnite khỏi gian hàng ứng dụng và khóa tài khoản nhà phát triển của Epic.
Hãng game nhanh chóng đệ đơn kiện Apple về hành vi độc quyền, yêu cầu giảm mức phí giao dịch thông qua App Store hoặc cho phép cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 hoạt động trên iPhone.
CEO Epic có mặt tại tòa hôm 20/5.
Phiên tòa đã diễn ra trong tháng 5 với nhiều cuộc tranh luận gay gắt, dự kiến Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers sẽ công bố phán quyết vào tuần sau.
Tại đây, Epic lập luận rằng nếu cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 xuất hiện trên iPhone, các nhà phát triển có thể giảm giá ứng dụng vì sẽ không mất 30% phí cho Apple.
Có mặt tại tòa, Tim Cook bảo vệ quan điểm của hãng về việc không cho phép kho ứng dụng bên ngoài xuất hiện trên iPhone.
Bằng cách so sánh số lượng phần mềm độc hại trên iOS với những nền tảng cho phép cài đặt ứng dụng của bên thứ 3 – Cook khẳng định iPhone chỉ chiếm 1-2% trường hợp bị nhiễm mã độc, trong khi tỷ lệ này trên Android, Windows lên đến 30-40%. “Nếu nhìn vào phần mềm độc hại trên iOS so với Android và Windows, nó thực sự không đáng kể”.
Số liệu đứng về phía Apple
Quan điểm của Cook được củng cố bởi Báo cáo về các mối đe dọa trên thiết bị thông minh năm 2020 do Nokia phát hành. Theo đó, có 26,64% trường hợp lây nhiễm phần mềm độc hại đến từ các thiết bị Android. Con số này giảm so với mức 47,15% vào năm 2019. Nokia cho rằng bảo mật trên Android được cải thiện so với trước, ngoài ra, tin tặc dần chuyển hướng tấn công sang các thiết bị IoT.
Trong khi đó, 38,92% tổng số vụ lây nhiễm phần mềm độc hại xuất phát từ PC chạy Windows. Tỷ lệ tương ứng trên iPhone của Apple chỉ ở mức 1,72%. Phần còn lại thuộc về các thiết bị IoT khác.
Tỷ lệ nhiễm mã độc trên iPhone thấp hơn rất nhiều so với các nền tảng khác.
Tại sao sự khác biệt giữa 3 hệ điều hành? Giáo sư Cappos cho rằng có vài yếu tố tác động, bao gồm việc iOS được cập nhật thường xuyên hơn so với Android và Windows. Các bản cập nhật hệ điều hành sẽ vá lỗi mà tin tặc có thể khai thác bằng phần mềm độc hại, khiến thiết bị khó bị bẻ khóa hơn.
Ngoài ra, Android và Windows là 2 trong số các nền tảng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, điều này khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng.
Cả App Store và Play Store đều có quy trình tự động phát hiện phần mềm độc hại, nhưng Google gặp rắc rối khi cho phép người dùng truy cập cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3. Hầu hết chuyên gia bảo mật khuyến cáo không tải xuống ứng dụng từ những nơi này do nguy cơ bị chèn mã độc.
Trong khi đó, Windows cho phép người dùng cài đặt ứng dụng thông qua Windows Store hoặc tải xuống từ bất kỳ nơi nào trên web.
“Ngọn cờ Bảo mật” không thể bảo vệ Apple?
Apple không công bố chi tiết doanh thu từ App Store, thay vào đó, họ gộp với mảng Dịch vụ. Lĩnh vực kinh doanh này, bao gồm cả Apple TV , Apple Music và iCloud, thu về 53,7 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 20% trong tổng doanh thu 274 tỷ USD của Apple. Điều đó chứng tỏ App Store đang tạo ra lượng tiền lớn cho công ty.
Món lợi nhuận khổng lồ cùng chính sách kiểm soát chặt chẽ trên kho ứng dụng, Apple có thể đối mặt với cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng.
Theo Giáo sư Shubha Ghosh của Đại học Luật Syracuse , Apple cần phải chứng minh rằng hoạt động kinh doanh này tương xứng với mức độ bảo mật mà họ mang lại. Đôi khi trong mắt của Thẩm phán Gonzalez Rogers, 30% phí hoa hồng trên mỗi giao dịch và bảo mật của nền tảng không đi chung với nhau.
Thậm chí, bảo mật có thể không phải là mối quan tâm của thẩm phán. “Các tòa án chống độc quyền không quan tâm quá nhiều đến sự an toàn – họ quan tâm đến sự cạnh tranh”, Giáo sư Sam Weinstein của Trường Luật Cardozo giải thích.
Telegram đang trở thành công cụ tấn công cho tin tặc
Telegram đang là sự lựa chọn mới của các tác nhân gây hại vì tính dễ sử dụng của dịch vụ và khả năng ẩn danh tốt.
Telegram đang là công cụ ưa chuộng của tin tặc
Theo TechRadar , nghiên cứu mới của nhà phân tích phần mềm độc hại Omer Hofman thuộc Check Point Software Technologies cho biết, Telegram là một nơi tập trung ngày càng tăng cho hoạt động độc hại của các tác nhân đe dọa. Sau khi Whatsapp bị một số người dùng hạn chế sử dụng bằng các chính sách và cài đặt mới, Telegram trở nên phù hợp hơn bao giờ hết. Chính vì sự nổi lên nhanh chóng này đã thu hút nhiều tác nhân gây hại.
Các tội phạm mạng được đề cập đang sử dụng Telegram làm hệ thống chỉ huy và kiểm soát (C&C) để phân tán các công cụ tấn công của chúng. Một điều đặc biệt mà Check Point Research (CPR) đã thấy tăng lên gần đây là trojan truy cập từ xa ToxicEye, nó xuất hiện trong hơn 130 cuộc tấn công chỉ trong vòng 3 tháng.
ToxicEye được phát tán qua một tệp .exe chứa bên trong các email lừa đảo. Đó là một chiến thuật cũ, nhưng nó hoạt động đủ tốt để đưa ToxicEye vào bên trong máy tính của mọi người. Khi trojan ở trong đó, nó có thể đánh cắp dữ liệu, xóa các tiến trình hệ thống, chiếm đoạt microphone và camera của máy, đồng thời mã hóa các tệp để giữ chúng nhằm đòi tiền chuộc.
Phần mềm độc hại này bị theo dõi bởi những kẻ tấn công thông qua Telegram, nơi giao tiếp với chúng thông qua máy chủ C&C của chúng. Máy chủ này cũng là nơi lưu trữ dữ liệu bị đánh cắp. Có thể thấy Telegram đang được tin tặc ưa chuộng bởi vì một số tiêu chí: Là một dịch vụ hợp pháp, dễ sử dụng và ổn định, không bị chặn bởi các công cụ chống virus doanh nghiệp cũng như các công cụ quản lý mạng; Những kẻ tấn công có thể ẩn danh vì quá trình đăng ký chỉ yêu cầu số điện thoại di động; Các tính năng liên lạc độc đáo của Telegram có nghĩa là những kẻ tấn công có thể dễ dàng lấy sạch dữ liệu từ PC của nạn nhân hoặc chuyển các tệp độc hại mới sang các máy bị nhiễm.
Bảo vệ chính mình trong thời đại tiền mã hóa đang lên ngôi Tiền điện tử đang bùng nổ trở lại tại Việt Nam khi các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của đồng tiền này. Trong khi đó, nhà nước và chuyên gia liên tục cảnh báo về các rủi ro có thể xảy ra, bao gồm cả tội phạm mạng. Giá của bitcoin đã tăng đến 57,000$ mỗi đồng và...