CĐ thực hành FPT tuyển sinh năm học 2011
Từ 1/3-2/4/2011, Cao đẳng thực hành FPT (FPT Polytechnic) thuộc Trường đại học FPT tuyển sinh cao đẳng thực hành hệ chính quy đợt 2 năm 2011.
Trong đợt tuyển sinh này, FPT Polytechnic tuyển sinh 100 chỉ tiêu bổ sung cho hai khối ngành: Công nghệ thông tin (gồm Thiết kế web và Ứng dụng phần mềm) và Kinh doanh (Kế toán doanh nghiệp). Thời gian học là 2 năm gồm 6 học kỳ.
Đối tượng tuyển sinh là tất cả các học sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương từ năm 2010 trở về trước. Những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT cũng có thể nộp phiếu đăng ký xét tuyển để giữ chỗ. Khi các bạn có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời sẽ đủ điều kiện xét tuyển để trở thành sinh viên chính thức của Cao đẳng thực hành FPT.
Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 01/03/2011 đến ngày 02/04/2011. Ưu tiên xét tuyển các bạn nộp hồ sơ sớm. Hạn nộp hồ sơ có thể kết thúc trước thời hạn nếu đã đủ chỉ tiêu.
Địa điểm tư vấn và tuyển sinh: Tầng 1 nhà F toà nhà Việt Úc (VAS), Khu Đô thị Mỹ Đình I, Hà Nội (cạnh Trường quốc tế Việt Úc và Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn). Trong năm 2011, Cao đẳng thực hành FPT triển khai 3 đợt tuyển sinh. Đợt 3 dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 7/2011 với 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh.
Video đang HOT
Sinh viên trường Cao đẳng thực hành FPT trong giờ học.
Sử dụng mô hình “Thực học – Thực nghiệp”, đào tạo thông qua dự án với cách thức “cầm tay chỉ việc”, Cao đẳng thực hành FPT chú trọng đào tạo những sinh viên năng động, thành thạo các kỹ năng làm việc cần thiết ngay trong quá trình học tập. Công việc thực tế trong doanh nghiệp được đưa vào bài giảng. Thời gian học tập cũng chính là thời gian kinh nghiệm làm việc giúp sinh viên vững vàng trong sự nghiệp sau này.
Chương trình đào tạo của Cao đẳng thực hành FPT đã xóa bỏ 3 rào cản lớn nhất trong hệ thống giáo dục quốc tế chất lượng cao hiện nay là: chương trình khó, đào tạo bằng tiếng Anh, học phí cao.
Hệ thống giáo trình của Cao đẳng thực hành FPT được mua bản quyền từ các nhà xuất bản quốc tế hàng đầu như McGraw-Hill, Pearson, Wiley… và được chuyển ngữ giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với tri thức công nghệ khi khả năng ngoại ngữ còn hạn chế.
Tự tin sinh viên trường Cao đẳng thực hành FPT.
Cao đẳng thực hành FPT cũng đưa ra mức học phí rẻ so với mặt bằng đào tạo chất lượng cao hiện nay nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu học tập của sinh viên cả nước. Bên cạnh đó, FPT Polytechnic thực hiện chính sách ưu đãi, miễn giảm học phí cho tất cả các sinh viên đang theo học hệ chính quy của các trường công lập (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) chuyển sang học tại FPT Polytechnic giảm trừ 10% học phí toàn bộ thời gian học cho bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ
Ngoài ra, kết thúc từng kỳ học, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ cho cấp độ học tập đã đạt được. Vì vậy, ngay trong quá trình học tập, sinh viên có thể làm công việc part-time phù hợp. Cao đẳng thực hành FPT cũng hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên ngay khi đang học và sau khi ra trường. Mục tiêu cuối cùng của nhà trường là giúp sinh viên làm được việc trong môi trường kinh tế biến động nhanh.
Thông tin chi tiết truy cập website: www.poly.edu.vn.
VP tuyển sinh: Tầng 1, Nhà F, Tòa nhà Việt Úc, Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 85820808 Email: caodang@fpt.edu.vn Website: www.poly.edu.vn
Theo Dân Trí
Năm 2011: Bộ GD-ĐT tăng cường siết chặt hệ tại chức
Tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2011, trả lời báo chí, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Năm học tới, Bộ sẽ siết chặt hệ đào tạo vừa học vừa làm để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo đảm bảo chất lượng".
Một lớp học tại chức.
Sau sự kiện Đà Nẵng "nói không" với bằng tại chức, nhiều diễn đàn, nhiều ý kiến chuyên gia đã bàn thảo về vấn đề này, ngày 25/12, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Trong năm 2010, Bộ GD - ĐT đã có giảm chỉ tiêu hệ đào tạo không chính quy xuống còn khoảng 70% so với hệ chính quy. Năm 2011, Bộ sẽ siết chặt hệ đào tạo vừa học vừa làm (hệ tại chức) để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo đảm bảo chất lượng. Cụ thể, Bộ sẽ xem xét chỉ tiêu tuyển mới hệ vừa học vừa làm dựa trên năng lực tổng thể của trường để có quy định chung, nguyên tắc chung để phân bổ chỉ tiêu. Có khả năng chỉ tiêu đào tạo sẽ giao theo ngành, không cho các trường đào tạo quá rộng một ngành nào đó trong khi những ngành cần lại không có thí sinh. Ví dụ như ngành kỹ thuật hiện nay rất cần thí sinh học tại chức nhưng không có người học. Trong khi đó, khối quản lý lại quá đông người học dẫn đến quá tải".
Về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ tại chức, Thứ trưởng Ga cho hay: Năm học tới triển khai đào tạo tín chỉ thì hệ tại chức cũng có thể học với hệ chính quy. Sinh viên của trường, cùng môn học, có thể đăng ký học chung với sinh viên hệ chính quy cũng với tín chỉ đó nếu điều kiện thời gian của người học tại chức cho phép. Người học sẽ cùng tham gia một kỳ thi cuối khóa để nâng cao chất lượng đào tạo. Sắp tới, Bộ cũng khuyến khích các trường liên thông đào tạo tại chức với chính quy để nâng cao chất lượng, để chính quy và tại chức có thể học chung. Và học tại chức cùng tham gia thi kết thúc. Nhưng chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc, vì phương thức đào tạo của hệ tại chức khác chính quy, hình thức học phải mềm dẻo hơn.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Tuyển sinh 2011: Đề không có phần riêng Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nhiều nội dung dự kiến thay đổi để lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ và các chuyên gia trước khi chính thức áp dụng cho kỳ tuyển sinh 2011. Theo đó dự kiến thi ĐH và CĐ năm 2011 sẽ chung đợt, chung đề. Chung đề nhưng điểm sàn riêng Cụ thể, theo dự kiến của Bộ...