CBRE: Giá thuê mặt bằng trung tâm Sài Gòn gấp gần 4 lần vùng ven
Trong khi giá thuê mặt bằng bán lẻ ở khu vực trung tâm là 128 USD/m2/tháng thì vùng ven là 36 USD/m2/tháng, giảm 3% so với năm trước.
Theo báo cáo từ CBRE Việt Nam, quý IV/2018, thị trường bán lẻ TP HCM đón thêm một nguồn cung mới tại quận 2 với 26.000m2 diện tích cho thuê từ dự án Trung tâm thương mại Estella Place. Tính chung cả năm, toàn thị trường có 5 dự án mới, nâng nguồn cung bán lẻ hiện hữu đạt gần 1 triệu m2 diện tích cho thuê.
CBRE đánh giá tổng nguồn cung nói trên vẫn còn khá khiêm tốn so với các thị trường khác trong khu vực, như thị trường Bangkok với 7 triệu m2 và Singapore với 9 triệu m2.
Giá thuê trung bình cho tầng trệt và tầng một của các cửa hàng có diện tích từ 80 – 250 m2 tại khu trung tâm không thay đổi so với năm trước, giữ ở mức 128 USD/m2/tháng. Giá thuê ngoài khu trung tâm giảm 3% so với năm trước, còn 36 USD/m2/tháng. Như vậy giá thuê khu trung tâm gấp 3,6 lần vùng ven.
Giá chào thuê trung bình tầng trệt và tầng một của cửa hàng, chưa bao gồm thuế VAT và phí dịch vụ. Nguồn: CBRE Việt Nam, quý IV/2018.
Báo cáo chỉ ra rằng các nguồn cung mới trong năm qua đều tập trung tại khu ngoài trung tâm, trong khi không có mặt bằng mới nào tại khu trung tâm. Nguồn cung bán lẻ tại khu trung tâm tiếp tục khan hiếm khi hầu hết các dự án bán lẻ tương lai tại khu vực này đều có hoạt động xây dựng khá chậm, một số phải hoãn ngày khai trương.
Mặt bằng bán lẻ khu trung tâm cũng có tỷ lệ trống là 3%, tăng 1 điểm phần trăm (đpt) so với cùng kỳ năm trước và không đổi so với quý liền trước. Trong khi đó, tỷ lệ trống ở vùng ven cao hơn, đạt 9%, giảm 2,8 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính do tỷ lệ lấp đầy được cải thiện tại các dự án khu ngoài trung tâm mới mở trong năm 2018.
Video đang HOT
Các xu hướng bán lẻ nổi bật trong năm 2018 được dự báo sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tích cực đến thị trường trong năm 2019 như sự trỗi dậy của thương mại điện tử, hình thức bán lẻ đa kênh và đà lan tỏa toàn cầu của các thương hiệu châu Á.
Về nguồn cung tương lai, 9 trên 16 dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn 2019 – 2020 với tổng diện tích cho thuê là 308,479 m2 nằm ở khu vực ngoài/rìa trung tâm.
Gần một nửa trong 16 dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2019 với các dự án mới nổi bật như Giga Mall (Quận Thủ Đức – 32.000 m2), Sala Shopping Centre (quận 2 – 60.000 m2), Aeon Celadon giai đoạn 2 (quận Tân Phú – 36.000 m2), Crescent Mall giai đoạn 2 (quân 7 – 18.000 m2) và Central Premium Mall (quận Bình Thạnh – 59.000 m2). Union Square cũng sẽ khai trương lại sau thời gian nâng cấp. Vì vậy, CBRE Việt Nam dự báo tỷ lệ trống sẽ tăng nhiều trong ba năm tới, đặc biệt là khu vực ngoài trung tâm.
Sự chênh lệch của giá thuê giữa khu trung tâm và ngoài trung tâm sẽ ngày càng lớn trong hai năm tới, khi nhiều khối đế bán lẻ hoàn thành và các trung tâm thương mại mới có diện tích lớn dịch chuyển ngày càng ra xa khỏi khu trung tâm, đến những nơi có mật độ dân số cao và thu nhập người dân được cải thiện.
Theo Khổng Chiêm
Người đồng hành
Bất động sản Hà Nội: Gia tăng các dự án cách trung tâm 10 km
Tại cuộc họp báo mới đây về thị trường bất động sản, Công ty CBRE Việt Nam cho biết, năm 2018, thị trường bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội đã có sự mở rộng nhanh chóng ra khu vực ngoại thành.
Theo thống kê của CBRE, trong năm 2018, thị trường chung cư để bán tại Hà Nội vẫn giữ mức mở bán mới cao với khoảng 30.000 căn mở. Trong năm nay, thị trường tiếp tục chuyển dịch sang phân khúc trung cấp. Tỷ trọng của phân khúc này đã tăng từ 63% trong năm 2017 lên 70% tổng nguồn cung mở bán mới. Điều này cho thấy người mua nhà để ở vẫn là nguồn cầu chủ yếu trên thị trường Hà Nội.
Khu vực trung tâm chỉ có 2% lượng cung mới
Theo vị trí, xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm tiếp diễn trong năm 2018 khi chỉ có 2% nguồn cung mở bán mới ở bốn quận trung tâm. Trong khi đó, thị trường ngày càng mở rộng ra các khu vực ngoại thành với số lượng các dự án mới mở bán ngoài bán kính 10km từ trung tâm Hà Nội ngày càng tăng. Trong năm 2018, các dự án từ các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm chiếm đến 20% lượng căn hộ mở bán mới.
Về doanh số bán hàng, có khoảng 26.000 căn hộ bán được trong năm 2018. Mặc dù doanh số bán giảm 11% theo năm, song khoảng cách giữa lượng mở bán mới và doanh số bán lại dần thu hẹp.
Cụ thể, tỷ lệ giữa doanh số bán và số căn mở bán mới đã tăng từ 81% (năm 2017) lên 88% (năm 2018). Các dự án có doanh số bán hàng khả quan đều nằm gần các cơ sở hạ tầng như đường vành đai 2 trên cao hay tuyến Metro số 2A. Thêm vào đó, các dự án ở vị trí tốt tại khu vực phía Tây - khu vực trung tâm mới cũng có doanh số khá tốt trung bình 70% cho một đợt mở bán mới.
Giá bán trung bình trên thị trường sơ cấp trong quý 4/2018 đạt khoảng 30 triệu đ/m2, giảm khoảng 2% theo năm. Giá bán trung bình tại Hà Nội khá ổn định do sản phẩm thuộc phân khúc trung cấp chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, ở một số dự án cao cấp vẫn ghi nhận sự tăng giá, đặc biệt là các vị trí như Hồ Tây và dọc trục vành đai 3. Đồng thời, tại các khu đất vàng ở Hà Nội cho thấy dấu hiệu trở lại của phân khúc hạng sang sau hai năm không có nguồn cung mới.
Trên 50% nguồn cung mới trong năm 2019, vẫn ở phía Tây, phía Đông dự báo sẽ ngày càng sôi động hơn với khoảng 30% lượng mở bán mới. Các sản phẩm trung cấp sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với lượng mở bán lớn từ các khu đô thị.
Với phân khúc nhà ở gắn liền với đất, quý cuối năm 2018 ghi nhận nguồn cung mở bán mới là 1.167 căn. Phần lớn là giai đoạn tiếp theo của các dự án đã tồn tại từ trước. Có đến gần 1.180 căn từ các dự án được ghi nhận đã bán trong quý 4. Như vậy, cả năm 2018, có tổng cộng khoảng 2.700 căn bán được, cao hơn năm 2017 là 2.606 căn. Điều này cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của thị trường đối với các sản phẩm nhà ở gắn liền với đất.
Văn phòng cho thuê tiếp tục thắng thế
Về diễn biến giá cả, trong quý 4/2018 không ghi nhận sự thay đổi về giá trung bình thứ cấp trên thị trường so với quý trước, đạt mức 3.600 USD/m2 đất, bao gồm cả chi phí xây dựng nhà. Giá thứ cấp thị trường nhà biệt thự đã giao động ở mức 3.600 - 3.800 USD/m2 trong khoảng thời gian 3 năm gần đây.
Năm 2018 tiếp tục là một năm thuận lợi đối với thị trường văn phòng Hà Nội. Chỉ có hai dự án mới hoàn thiện trong năm dẫn đến tổng nguồn cung tăng 3% theo năm. Mức độ tăng trưởng này thấp hơn so với tỷ lệ 5% của năm trước. Cả hai dự án mới đều ở phân hạng B và thuộc khu vực văn phòng phía Tây.
Điểm nhấn của năm 2018 là tỷ lệ hấp thụ đạt 100.000 m2 - mức cao nhất trong khoảng ba năm gần đây. Tỷ lệ cam kết cho thuê trước khi mở cửa diễn biến khả quan.
Đối với hạng A đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Về nguồn cầu, không gian làm việc chung đã nổi lên như một nguồn cầu chính. Các khách thuê này chiếm đến 31% các giao dịch cho thuê trên 1.000 m2 ghi nhận bởi CBRE.
Ngoài không gian làm việc chung, các công ty thuộc ngành tài chính/ ngân hàng/bảo hiểm và các công ty công nghệ tiếp tục là các khách thuê tích cực nhất trong việc tìm diện tích thuê văn phòng mới.
Trong 2019, giá thuê được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng ở cả Hạng A và B, đặc biệt là ở Hạng A với việc phân khúc này có nguồn cung hoàn thiện tại khu vực trung tâm. Đây sẽ là nguồn cung mới nhất của hạng A sau ba năm không có nguồn cung mới. Về nguồn cầu, ngoài các ngành truyền thống như ngân hàng/bảo hiểm, sản xuất và công nghệ thông tin, các không gian làm việc chung dự kiến tiếp tục trở thành nguồn cầu chính.
Theo Nam Huyền
Vneconomy
Tp.HCM: Cao ốc hơn 5.600 tỷ bị "cắt phăng" 8 tầng UBND Tp. HCM vừa có thông báo chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch và phương án kiến trúc dự án Tháp SJC thuộc khu tứ giác Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực (phường Bến Thành, quận 1). Cụ thể, giảm chiều cao công trình giảm xuống còn 199,8m với việc "cắt phăng" 8 tầng,...