Cây xương rồng ý nghĩa và tác dụng kỳ diệu ít ai biết
Cây xương rồng có tuổi thọ cao, sức sống mãnh liệt dù trong môi trường khắc nghiệt thể hiện ý nghĩa phong thủy khí chất cao ngút ngàn, sức khỏe, tình yêu và sự trường thọ. Cách trồng và chăm sóc đơn giản ai cũng có thể sở hữu.
1. Cây xương rồng
- Cây xương rồng thuộc họ Cactaceae được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng có từ 1500 đến 1800 loài thuộc 125 chi khác nhau, có môi trường sống đa dạng như như sa mạc, vùng nhiệt đới, hoang mạc khô cằn, khí hậu khô nóng.
- Xương rồng thường mọc thành khóm bụi, phủ sát mặt đất hình cầu hoặc mọc thẳng đứng nhiều nhánh to hình trụ. Thân xương rồng màu xanh lục mọng nước, hầu hết lá trên cây tiêu biến thành các gai nhọn để hạn chế thoát nước.
- Hoa xương rồng nở chậm, theo chu kỳ từ 6 đến 12 tháng ra một lần tùy loại. Hoa mọc lên trực tiếp từ thân, đối xứng 2 bên và có màu sắc sặc sỡ như màu tím, hồng, cam, đỏ,… mặc dù cây vẻ bề ngoài gai góc nhưng khi nở hoa đã làm say đắm biết bao người.
Các loại cây xương rồng
2. Tác dụng của cây xương rồng
Là loài cây gai góc đôi khi có thể gây sát thương nếu như bị gai đâm phải, xương rồng lại có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong đời sống con người.
Xương rồng làm món ăn:
Đọc đến đây bạn sẽ khá bất ngờ bởi xương rồng có thể chế biến thành món ăn hấp dẫn, tuy nhiên không phải loại nào cũng ăn được. Cũng thuộc hệ xương rồng, quả thanh long là một trong những loại quả phổ biến nhất của loài xương rồng có thể ăn được và có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các vitamin cho con người.
- Xương rồng Saguaro: Quả của loại cây này được chế biến thành thạch và rượu vang. Nó là một phần trong chế độ ăn uống của Papago Ấn Độ. Hạt cũng được nghiền và dùng làm thực phẩm.
- Xương rồng gai Echinocactus: Quả của loài xương rồng này giống như quả thanh long nhưng nhỏ hơn, có thể ăn được và có hương vị như dâu tây
Tại Nam Mỹ hay châu Phi các món ăn có thể chế biến chủ yếu từ lá, nụ hoa và quả thuộc họ Opuntia, ví dụ như nụ hoa cây xương rồng Cholla xào với hành tây, trộn salad, hoặc là nước sinh tố từ quả cây xương rồng lê gai (prickly pears) với cách chế biến đặc biệt.
Ngoài ra, ở Ấn Độ xương rồng còn được dùng làm nguyên liệu thức ăn xanh thô cho động vật
Cây cảnh trang trí, bảo vệ
Đặc tính nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên xương rồng được trồng ở các hàng rào có tác dụng bảo vệ quanh khu nhà ở, tường rào trên cao tạo cảnh quan trang trí đẹp mắt lại có tác dụng đảm bảo an ninh rất tốt.
Sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Ngoài có tác dụng làm thực phẩm, thức ăn cho động vật. Cây xương rồng còn có một số loại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh sử dụng trong y học. Ví dụ một số loại dưới đây:
- Chiết xuất từ xương rồng hệ Peyote (Lophophora williamsii) có liên quan đến việc kích thích hệ thần kinh trung ương và điều hòa huyết áp, giấc ngủ, (Franco et al. 2003)
Video đang HOT
- Xương rồng Lophocereus schottii: Có tác dụng chống ung thư và tiểu đường rất tốt.
- Selenicereus grandiflorus: Thân và hoa chế biến thành thuốc vi lượng đồng căn cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và đau thắt ngực.
Thanh lọc không khí
Dù xương rồng lá ít hoặc tiêu biến thành gai nhọn nhưng thân cây vẫn có chức năng quang hợp hấp thụ khí cacbonic nhả ra oxy, giúp làm sạch không khí trong lành hơn.
3. Ý nghĩa cây xương rồng
- Xương rồng sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Đó là ý nghĩa tượng trưng muốn nhắn nhủ mỗi người dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt thế nào thì cũng không được lùi bước, cố gắng vươn lên vượt mọi vất vả đắng cay để đạt được thành công.
- Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc rằng những người nhìn bề ngoài có thể khô khan nhưng bên trong họ lại rất giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái thương người.
Cây xương rồng cảnh
4. Cây xương rồng hợp mệnh gì, tuổi nào trong phong thủy
Sở dĩ gọi tên loài cây này là xương rồng bởi thế cây mọc uốn lượn trong tự nhiên giống như những con rồng đang bay, gai nhọn bao quanh là vảy rồng. Chính vì thế, người hợp nhất khi sở hữu loài cây này là người tuổi Thìn (tuổi rồng): Nhâm Thìn – 1952; Giáp Thìn – 1964; Bính Thìn – 1976; Mậu Thìn – 1988; Canh Thìn – 2000;
Gai nhọn sắc như kim như kiếm nên xương rồng sẽ hợp với người mệnh Kim. Sắc bén dễ gây sát thương thì chỉ có kim loại mới dễ dàng làm được. Người mệnh Kim sẽ hợp khi trồng loài cây này.
5. Vị trí đẹp đặt cây xương rồng
Xương rồng gai sắc nhọn, dễ sinh sát khí tổn thương nếu ai vô tình chạm vào nếu không cẩn thận. Ngoài ra cây được coi là có hung khí nếu đặt trong nhà hoặc cạnh bàn làm việc sẽ gây hao tổn tâm khí, tiền bạc, làm ăn hay gặp khó khăn, vậy nên không được coi là loài cây cảnh trồng trong nhà.
Các vị trí đẹp để đặt cây xương rồng hợp phong thủy thì nên đặt tại các vị trí dưới đây:
- Hàng rào lan can: Bảo vệ sự xâm nhập từ bên ngoài, tạo cảnh quan đẹp nhưng vẫn đảm bảo trấn hưng tốt cho gia chủ.
- Đặt hướng Tây Bắc: Thông thường hướng tây bắc là hướng u ám, đặt cây xương rồng ở đó hạn chế tà ma, tránh điều xui xẻo không may mắn, bảo vệ tiền tài của cải cho gia chủ.
Lưu ý: Tránh đặt cây tại các vị trí như tiền sảnh tòa nhà, mặt tiền cửa hàng, hành lang lối đi lại dễ gây sát thương, tránh đặt cây tại các vị trí công viên, trường học nơi có trẻ em vui chơi để không xảy ra sự cố đáng tiếc.
Nếu bạn yêu thích loài cây này nên chọn các kiểu cây lai tạo dáng thấp, nhỏ và có gai mềm đặt trong chậu nhỏ làm cảnh.
Đặt cây xương rồng góc nhà phía Tây Bắc
6. Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng
Tuy là cây có thể chịu được thời tiết khô hạn, cần ít nước tưới. Nhưng khi trồng trong chậu làm cây cảnh thì cần lưu ý cách chăm sóc sao cho cây phát triển tốt, cây khô héo cũng là điều phong thủy không may.
Trồng cây xương rồng được ươm trồng trong chậu
Cách chăm sóc
Đối với những chậu cây xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà thì không nên tưới nước cho cây hoặc rất hạn chế. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải hấp thụ ánh nắng sáu tiếng đồng hồ.
Cách trồng
- Nước: Không tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm, không nên dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Tưới nhiều hơn vào mùa hè và lúc cây ra hoa.
- Ánh sáng: Là cây ưa sáng mạnh, vị trí thích hợp nhất cho cây xương rồng là những nơi có ánh nắng thường xuyên giúp cây phát triển ổn định. Nếu đặt cây nơi bóng râm nên mang ra ngoài mỗi sáng một lần từ 8h-10h để cây hấp thụ.
- Đất: Là cây chịu khô hạn không hợp đất ẩm, đất giữ ẩm giữ nước sẽ khiến cây thối rễ. Nên lựa chọn các loại đất tơi xốp thoát nước nhanh, trộn đất trước khi trồng với vụn xỉ than hoặc đá nhỏ để tạo độ thông thoáng cho đất.
Theo Quất Quất (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Góc DIY: Tự tạo chậu cây xương rồng cảnh bằng gỗ cực đơn giản, chỉ cần bạn học theo phương pháp này
Thử tìm hiểu cách làm để sở hữu cho mình những chậu cây xương rồng cảnh mang dấu ấn cá nhân.
Nhờ có bộ rễ nông nên các loài cây mọng nước như bỏng hay xương rồng cảnh thường được trồng trong nhà, nơi có diện tích chật hẹp. Bạn hoàn toàn có thể trồng các cây gần nhau mà không cần phải lo lắng nhiều về sự đông đúc, chật hẹp. Ngoài ra với nhiều hình dáng đặc biệt thú vị và đa dạng, những chậu cây xương rồng nhỏ còn là điểm nhấn trang trí thú vị cho ngôi nhà của bạn nữa đấy.
Công cụ:
Vị trí: Trong nhà
Ánh sáng: Trung bình
Cửa sổ: Hướng Tây hoặc Nam
Đất: Hai phần đất, 1 phần sỏi
Nước: Khoảng ba đến sáu tuần phải tưới một lần
Thức ăn : phân bón pha loãng (có thể mua tại các cửa hàng cây trồng)
Chọn loại cây xương rồng mà bạn thích.
Hướng dẫn:
Bạn phải chắc chắn rằng chiếc hộp chứa cây cảnh của mình có một hệ thống thoát nước tốt. Nếu chưa có, hãy khoan lỗ thoát nước dọc theo đáy hộp. Chèn một lớp chất liệu gỗ hoặc kính để ngăn không cho đất thoát ra ngoài hoặc làm tắc nghẽn các lỗ thoát nước.
Trộn lớp đất dày từ 3 đến 4 inch vào đáy hộp. Nếu hộp của bạn nông hơn, chỉ cần chắc chắn độ sâu đất đảm bảo 2 inch - đó là mức tối thiểu.
Lấy các cây trồng từ thùng chứa và nới lỏng đất xung quanh rễ, tách phần gốc bị ràng buộc (nếu có). Sắp xếp các cây trên bề mặt của đất.
Đổ vào rể cây lớp đất cho đến khi cách bề mặt mức độ khoảng 1cm. Cuối cùng là rải lớp sỏi được đánh bóng đều các mặt để tạo cảm giác an toàn cho tay bạn và cây trồng.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong 1 chậu cây cảnh tuyệt đẹp từ lá bỏng rồi. Rất đơn giản và dễ thực hiện đúng không. Chúc các bạn thành công.
Và dưới đây là 1 số mẫu cây cảnh bạn có thể tham khảo để tự làm cho mình.
Theo Countryliving
Đừng coi thường, những vật trang trí này sẽ làm rối tung đời bạn Ngôi nhà thường được trang trí theo sở thích của gia chủ mà đôi khi chuyện phù hợp với phong thủy bị xao nhãng. Có những vật dụng vô cùng quen thuộc nhưng thường mang đến vận xui mà nhiều người không hay biết. Ghế bập bênh Chỉ cần tưởng tượng một chiếc ghế bập bênh cũ kỹ, từ từ chuyển động qua...