Cay xè mắt với hình ảnh học sinh đi chân trần, ngồi học trên nền đất nhão nhoét
Năm học mới vừa bắt đầu trên khắp cả nước tuy nhiên học sinh nhiều nơi vẫn không có quần áo mới, phải ngồi học trên nền đất nhão nhoét khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Thời điểm này, học sinh trên cả nước đã bắt đầu một năm học mới. Nếu ở thành phố, miền xuôi, học sinh được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn thì nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa, không ít em vẫn phải chịu những thiệt thòi, khó khăn. Nhiều học sinh phải chân đất đi học, ngồi học trong căn phòng với nền đất nhão nhoẹt.
Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện sự thiếu thốn, khó khăn bộn bề của học sinh ở vùng cao khiến nhiều người xót xa:
Học sinh tại các trường vùng cao hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ảnh: Báo Lao Động.
Cảnh học sinh ngồi học trên nền đất nhão nhoét khiến nhiều người cay mắt. Ảnh: Báo Lao Động.
Video đang HOT
Trước đó, những bức ảnh chụp về buổi khai giảng của cô và trò tại một điểm trường đơn sơ trong buổi khai giảng đầu tiên năm học mới cũng “chạm tới trái tim” người xem.
Buổi lễ khai giảng này còn tạo ấn tượng đặc biệt khi những em học sinh ngồi dưới bục sân khấu, có em không có dép mang, có em có lẽ áo quần từ lâu đã không được thay mới.
Các em ngồi dưới nền đất của một ngôi trường bao quanh mây mù, ẩm ướt, đưa ánh mắt ngây thơ của mình hướng lên hai cô giáo trẻ.
Lễ khai giảng trên nền đất của các em học sinh tại điểm trường Tắk Pổ ( Quảng Nam). Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thanh Tùng
Theo ĐSPL
Đóng học phí bằng chai nhựa, điều chỉ có ở Nigeria
Một hoạt động rất nhân văn đang diễn ra tại một số trường học ở Negeria, khi mà hơn 1.000 trẻ em được đến trường với cặp sách và quần áo mới mà không mất tiền học phí, thay vào đó họ đóng chai nhựa cho nhà trường.
Ảnh minh họa
Trả học phí bằng chai nhựa
Bà Oriola Oluwaseyi, 32 tuổi, người mẹ bốn con, thu gom chai nhựa rác thải từ các cửa hàng bán lẻ trên những con phố đông đúc ở Ajegunle - khu trung tâm thương mại của cộng đồng dân cư thu nhập thấp ở thành phố Lagos, Nigeria.
Vào buổi chiều tối, bà mang số chai nhựa đã thu gom được đến Trường Quốc tế Morit của con gái mình. Số chai nhựa này được sử dụng để thanh toán học phí cho cô bé. Công việc này được bà thực hiện một tháng hai lần. Cứ gom được 200kg chai nhựa phế thải để tái chế, bà có thể kiếm được 11 USD để góp dần vào tiền học phí trong mỗi học kỳ trị giá 24USD của con gái.
Đối với bà Oriola Oluwaseyi, việc thu gom chai nhựa thay thế tiền học phí cho con khiến bà rất hạnh phúc, bởi công việc buôn bán dầu nhờn dành cho xe hơi tại chợ Ajegunle thật sự không đủ tiền để đóng học phí mỗi năm cho đám trẻ. "Cứ đến đầu năm học là vợ chồng tôi rất lo lắng, vì phải chuẩn bị có tiền cho lũ trẻ đi học", bà Oriola Oluwaseyi chia sẻ.
Theo CNN, ước tính, thành phố cảng Lagos (Nigeria), nơi có một thị trường điện tử lớn, thu nhận khoảng 15 xe container chứa đầy chất thải điện tử mỗi ngày. Hầu hết số thiết bị điện tử này đều bị hỏng, không thể sửa chữa và bị ném vào bãi rác.
Trong khi đó, mỗi năm hơn 450.000 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ xuống vùng biển thuộc thành phố cảng Lagos. Với số lượng nhựa phế thải khổng lồ và ngày một tăng, năm 2017, Nigeria đứng thứ 11 trên thế giới về ô nhiễm nhựa, gây rủi ro về sức khỏe cho con người và thiệt hại cho môi trường.
Trước tình trạng ô nhiễm nhựa kể trên, một số các trường học ở thành phố Lagos đã quyết định thực hiện dự án đóng học phí cho các học sinh bằng chai nhựa. Dự án này được thực hiện thông qua một chương trình có tên "RecyclePay" của tổ chức phi chính phủ Sáng kiến làm sạch châu Phi (ACI).
Theo chương trình này, ACI sẽ hợp tác với các trường trong cộng đồng thu nhập thấp, để cho phép các phụ huynh nghèo nộp chai nhựa thay học phí cho con em mình.
"Tôi đã tham gia chương trình này khi được lãnh đạo nhà trường của con gái giới thiệu vào năm 2018. Chương trình giúp tôi giảm gánh nặng về học phí và có thêm tiền mua cặp đi học, dép mới và sách cho con gái", bà Oriola Oluwaseyi nói, "Ban đầu tôi cảm thấy khá ngại ngùng khi thu nhặt các vỏ nhựa rỗng trên phố hay các con ngõ. Tuy nhiên, việc chi trả học phí vốn không phải là điều dễ dàng đối với chúng tôi. Chính vì vậy, chương trình này đã thật sự làm giảm gánh nặng cho các phụ huynh nơi đây".
Chiến lược vì người nghèo
Theo ông Alexander Akhigbe, nhà sáng lập ACI đã phối hợp năm trường ở Lagos và giúp đỡ được khoảng 1.000 học sinh đến trường.
"Hiện nay, Nigeria được xác định là thủ phủ của dân nghèo trên thế giới, với 87 triệu người Nigeria, khoảng 50% dân số của quốc gia này, có mức sống dưới 1,9 USD/ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến 10,5 triệu trẻ em không được đến trường, tỷ lệ cao nhất thế giới. Do vậy, hoạt động này không chỉ giúp các em có thể đi học, hoạt động của những ngôi trường kể trên đã giáo dục cộng đồng ở Nigeria về các hiểm họa sức khỏe bắt nguồn từ việc đốt nhựa phế thải một cách thường xuyên. Tham gia chiến dịch thu gom rác thải nhựa thay học phí, hầu hết phụ huynh cho biết họ bắt đầu tự hình thành thói quen thu các chai nhựa từ gia đình mình hoặc các hộ lân cận để đóng học phí cho con em.
Được biết, các chai nhựa thu thập được từ học sinh sẽ được đưa đến Wecyclers, một công ty thu gom và xử lý rác thải nhựa ở Nigeria. Tổ chức ACI hợp tác với công ty này để đảm bảo rằng, những chai nhựa được tái chế thành đồ dùng, vật liệu có thể sử dụng được.
Có thể nói, chương trình trả học phí bằng chai nhựa ở một số trường học tại Lagos đang nhận được những đánh giá tích cực của người dân và giới chức Nigeria, hứa hẹn sẽ mở rộng mô hình này trên khắp đất nước và nhiều nơi khác trên thế giới.
Mến Thương
Theo baophapluat
Bạn đọc viết: Con trẻ hờ hững với Tết? Ngày nay, con trẻ có vẻ rất hờ hững với Tết. Trong mắt chúng, hình như Tết đơn giản chỉ là dịp được nghỉ học, chơi game thoải mái. Ảnh minh họa Ngày xưa, Tết là dịp trẻ con mong chờ nhất vì được bố mẹ may cho quần áo mới, được thưởng thức các món ăn ngon hơn mọi ngày, được theo...