Cây thuốc quý cực nhiều ở Việt Nam, nhiều người lại chỉ để làm cảnh trong nhà
Cây lược vàng là một loại cây thân thảo phổ biến, dễ trồng và được nhiều gia đình ưa chuộng trồng làm cảnh bởi vẻ đẹp bình dị, tô điểm cho không gian sống thêm xanh mát.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ẩn chứa bên trong vẻ đẹp mộc mạc ấy là vô vàn lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.
Cây lược vàng giúp giảm viêm loét dạ dày
Cây lược vàng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tiết dịch dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Nhờ vậy, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa thường gặp như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, … mang lại cảm giác thoải mái và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cây lược vàng chứa các hợp chất flavonoid và tanin có khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Các chất này giúp giảm viêm niêm mạc dạ dày, từ đó làm dịu các triệu chứng đau rát, khó chịu do viêm loét gây ra. Một số nghiên cứu ch thấy cây lược vàng có thể kích thích quá trình tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày, giúp làm lành các vết loét nhanh chóng hơn.
Cây lược vàng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhưng nhiều người chưa biết tận dụng. Ảnh: Top Tropicals
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm
Video đang HOT
Nhờ hàm lượng flavonoid dồi dào, cây lược vàng sở hữu khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm hiệu quả. Đây là “vũ khí” lợi hại trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như mụn nhọt, rôm sảy, viêm họng, ho, cảm cúm, … giúp cơ thể thanh lọc độc tố, giảm bớt các triệu chứng khó chịu và đẩy lùi bệnh tật.
Cây lược vàng tăng cường sức đề kháng
Cây lược vàng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm vitamin A, C, E, kẽm, selen, … Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh gan
Cây lược vàng có đặc tính giải độc gan mạnh mẽ, giúp thanh lọc độc tố ra khỏi gan, hỗ trợ phục hồi chức năng gan và bảo vệ gan khỏi các tác hại của rượu bia, hóa chất.
Nhờ vậy, góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh gan như vàng da, mệt mỏi, chán ăn và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, …
Nhiều người Việt chuộng trồng cây lược vàng làm cảnh mà không biết rõ tác dụng của loài cây này. Ảnh: Getty Images
Điều trị các bệnh ngoài da
Cây lược vàng chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm, mẩn ngứa và kích ứng da. Một số nghiên cứu cho thấy cây lược vàng có thể thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp làm lành các vết thương nhỏ, vết bỏng và vết loét trên da.
Cây lược vàng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng dưỡng da, trị mụn, giúp da sáng mịn và khỏe mạnh. Sử dụng nước lá lược vàng để rửa mặt hoặc đắp mặt nạ là phương pháp hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, se khít lỗ chân lông, giảm mụn trứng cá và dưỡng da trắng sáng.
Như vậy, cây lược vàng không chỉ là loài cây cảnh đẹp mà còn là một vị thuốc quý giá với nhiều lợi ích sức khỏe. Bạn có thể rửa sạch lá cây lược vàng, có thể nhai trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Nước lá lược vàng có vị hơi chua, tính mát, dễ uống và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lá cây lược vàng cũng có thể phơi hoặc sấy khô, sau đó hãm trà uống hoặc sắc thuốc. Trà lược vàng có hương thơm dịu nhẹ, vị thanh mát và là thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người có cơ địa dị ứng nên thử dùng với liều lượng nhỏ trước khi sử dụng thường xuyên. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá cây lược vàng.
Loại cây mọc dại khắp nơi, trị chứng mất ngủ
Cây lạc tiên mọc dại ở bụi rậm có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng mất ngủ, người dân còn sử dụng lạc tiên như một vị rau bổ dưỡng, thanh mát.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, lạc tiên là vị thuốc trị mất ngủ và thường được người dân sử dụng như một loại rau. Ngọn non của cây lạc tiên dùng để luộc hoặc nấu canh, xào tỏi đều thơm ngon, bổ dưỡng.
Lạc tiên thường mọc ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn hoặc trồng tại một số vườn thuốc. Trừ phần rễ, hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được dùng làm dược liệu.
Bác sĩ Vũ cho biết, vị thuốc lạc tiên ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt. Lạc tiên được bào chế dưới dạng thuốc sắc, trà, ngâm rượu hoặc nấu thành cao.
Vị thuốc này được dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm, trị ho, viêm mủ da, lở ngứa... Ở Ấn ộ, nước sắc lá lạc tiên còn dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn, quả dùng để gây nôn, lá dùng để chữa đau đầu.
Bác sĩ Vũ cho hay, nếu sử dụng vị thuốc này không đúng cách có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn chức năng vận động; người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn; không tỉnh táo; buồn nôn; nhịp tim nhanh bất thường; luôn buồn ngủ; co thắt ở phụ nữ mang thai,...
Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào và phải đúng liều lượng.
Ngoài ra, khi dùng lạc tiên chữa mất ngủ, cần duy trì đều đặn liên tục từ 7-14 ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất; không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, người suy thận.
Người bệnh cần kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ và đưa cơ thể trở về nhịp sinh học bình thường.
Hiệu quả chữa trị của lạc tiên còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc trị bệnh khác, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý, chỉ lựa chọn các cây lạc tiên xanh tốt, không sâu bệnh để làm thuốc hoặc tìm mua ở các nhà thuốc Đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu. Lạc tiên khô cần được bảo quản kỹ lưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện có dấu hiệu nấm mốc.
Công dụng chữa bệnh 'thần kỳ' của lá chanh bạn nên biết Lá chanh là một vị thuốc quý có nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ chữa bệnh đến thư giãn và giảm căng thẳng.. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của lá chanh: Ảnh minh họa Kháng nấm: lá chanh có thể ức chế sự phát triển và gây hại của các loại nấm như Aspergillus hay Candida nhờ các...