Cây sầu đâu: Tác dụng đặc biệt với mụn trứng cá
Cây sầu đâu (còn gọi là neem, sầu đông, sầu đâu ăn gỏi, xoan Ấn Độ,…) có rất nhiều tác dụng làm thuốc, mỹ phẩm, được trồng thành rừng ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nước ta. Tại Ấn Độ, sầu đâu là một vị thuốc quan trọng của y học cổ truyền nước này với tên gọi là “Cây thuốc của dân làng”
(Village Pharmacy Tree), bởi có thể chữa được hầu hết các bệnh cho dân làng, đặc biệt là những bệnh ngoài da như vẩy nến, chàm và mụn trứng cá…
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, sầu đâu ăn gỏi giúp diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, ngay cả viêm do mụn trứng cá gây ra. Tình trạng da khô, da nhăn, gàu, mụn trứng cá có thể chữa lành bằng cách dùng kem chứa cao chiết xuất từ cây sầu đâu.
Để việc điều trị mụn trở nên đơn giản, dễ sử dụng hàng ngày, các nhà khoa học đã dùng cao chiết xuất từ cây sầu đâu (neem) làm thành phần chính, phối hợp với những vị thuốc quý khác và bào chế thành công dạng kem thảo dược có tên Azacné. Kem thảo dược Azacné giúp điều trị các loại mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nang, đinh râu, làm mờ sẹo, giảm thâm nám, phòng ngừa mụn tái phát mà không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm Azacné có ưu điểm nổi bật là dạng kem giữ nguyên được màu sắc, mùi vị vốn có của các thành phần thảo dược thiên nhiên, không bị pha trộn bởi những thành phần hương liệu hay hóa dược nên chất lượng đảm bảo và rất an toàn khi sử dụng.
Theo Báo Lao Động
Công dụng thần kì của nước mía
Mía có tên khoa học Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao. Thân đặc cao từ 2-4m, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước.
Thành phần dinh dưỡng có trong mía
Video đang HOT
Chủ yếu chứa đường Saccharose, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric...
Tác dụng của nước mía
Khả năng phòng bệnh cao
Mía chứa nhiều calci, crôm, coban, đồng, manhê, mangan, phốt pho, kali, kẽm... Vitamin của mía cũng đa dạng như vitamin A, C, B1, B2, B3, B5 và B6 cùng các dưỡng chất tự nhiên như chlorophyll, chất kháng oxy hóa, protein, chất xơ bão hòa và những hợp chất khác tốt cho sức khỏe.
Những chất này góp phần chống lại bệnh ung thư, bình ổn đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường, giúp giảm cân, giảm sốt co giật, thanh lọc thận, ngừa sâu răng, cùng nhiều bệnh lý khác.
Hơn thế, mía còn làm khỏe bao tử, thận, tim, mắt, não và các cơ quan sinh dục. Nó cũng giảm cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể.
Trong 28,35gr mía gồm 111,43 calo, calo từ chất béo 0,03, không có calo từ chất béo bão hòa, 0,20mg protein, 27,40gr carbohydrate, chất xơ không bão hòa 0,71gr, đường 25,71gr, vitamin B2 0,16mg, 32,57mg calci, 2,49mg manhê, 162,86mg kali.
Những bài thuốc hữu ích
Để đẩy lùi bệnh vàng da, hãy uống nước mía với chanh tươi, 2 lần/ngày.
Nghiên cứu cho biết, uống nước mía kết hợp với nước chanh tươi và nước dừa có thể làm dịu cảm giác bỏng rát, chứng khó tiểu liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, bệnh lây nhiễm đường sinh dục, bệnh sỏi thận và vảy nến.
Kết hợp 1 ly nước mía và 1 ly rượu nho uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối giúp chữa bệnh viêm dạ dày. Kết hợp 1 ly nước mía và 1 ly mật ong uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước bữa ăn để chữa táo bón.
Gạo nấu chung với nước mía rồi lọc lấy nước để uống có tác dụng chữa chứng khô họng, lở miệng, ho, khô miệng do nóng thường gặp sau cơn sốt. Uống nước mía với gừng tươi đập giập tốt cho người đau dạ dày.
Hữu ích trong làm đẹp
Nếu mắc chứng viêm da, nướng vỏ mía tím thành tro, nghiền thật vụn rồi trộn chung với dầu hạt mè, thoa lên da. Khi môi, miệng có kẽ nứt, dùng nước mía vừa thoa vừa uống.
Nước mía sạch thoa lên mí mắt trên và dưới hoặc dùng gạc sạch thấm nước mía đắp lên mắt giúp giảm mắt sưng đỏ, viêm mắt. Muốn ngừa nếp nhăn, trộn 2 muỗng cà phê nước mía với bột nghệ, thoa lên da nhiều lần trong tháng, mỗi lần khoảng 10 phút, rồi rửa sạch.
Ngăn ngừa sỏi thận
Nước mía dưỡng ẩm cơ thể rất tốt, nó là một phương thuốc nhằm ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận. Đây là những bệnh thường hình thành do mất nước. Uống nước mía liên tục có thể ngăn ngừa việc này. Hơn nữa, nước mía là một trong những thức uống tốt nhất để loại bỏ sỏi thận.
Dưỡng ẩm cơ thể
Mía là một thức uống ngon tuyệt cho mùa hè nóng nực, khi cổ họng của bạn khô do sức nóng và đổ mồ hôi nhiều. Uống một ly nước mía mỗi ngày hè để giữ nước tốt hơn cho cơ thể của bạn.
Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng
Uống một ly nước mía thường xuyên giúp bạn tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm. Nếu bạn mắc những vấn đề này thì nước mía là một phương thuốc hiệu quả. Không quan trọng là mùa hè hay mùa đông, bạn đều có thể sử dụng.
Nước mía giúp dưỡng ẩm cơ thể, trị sỏi thận, tiểu đường, bệnh vàng da, cảm cúm, đau cổ họng, ngừa ung thư.
Giúp chữa trị bệnh vàng da
Nước mía được coi là loại thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da và được khuyến cáo sử dụng. Nếu bạn uống hai ly nước mía với chanh và muối thường xuyên, nó sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Nó cũng cung cấp rất nhiều năng lượng.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Nước mía mà một nguồn rất giàu chất flavonoid và hợp chất phenolic. Flavonoid được biết đến như một chất kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chống dị ứng cơ thể.
Vì vậy, khi tiếp xúc nhiều với nắng và cảm thấy mệt mỏi, hãy uống nước mía. Nó sẽ làm mát cơ thể ngay lập tức và tái tạo sinh lực của bạn. Dù nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng hãy chắn chắn rằng bạn uống nó từ một nơi sạch sẽ.
Theo Megafun
Mướp đắng: Vị thuốc hiệu quả bất ngờ Mướp đắng có vị đắng và không dễ ăn đối với một số người. Tuy nhiên không ai phủ nhận được công dụng của mướp đắng. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có...