Không còn mặc cảm vì bệnh vẩy nến.
Hiện nay, vẩy nến chiếm khoảng 2-3% các bệnh ngoài da ở Việt Nam. Bệnh thường ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mang tâm lý tự ti, mặc cảm, xa lánh những người xung quanh.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Sâm (Tân Yên, Bắc Giang) và ông Bàn Văn Hem (Tân Sơn, Phú Thọ) là những bệnh nhân may mắn tìm lại được sự tự tin trong cuộc sống nhờ gặp “đúng thầy đúng thuốc” sau một thời gian dài chống chọi với vẩy nến.
Ảnh minh họa
Bà Sâm được chẩn đoán bị vẩy nến thể giọt với triệu chứng ban đầu là những nốt đỏ nhỏ mọc thành đám ở vài nơi. Sau đó, toàn thân bà, trừ lòng bàn tay, bàn chân và mặt là không bị, còn lại đỏ rực. Các nốt vẩy nến làm bà Sâm luôn bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu: “Bệnh tật làm tôi tự ti, mặc cảm vô cùng. Suốt ngày tôi phải mặc quần áo dài, dù vào mùa hè, thời tiết nóng nực đến mấy. Mỗi lần tắm gội, nhìn cơ thể chi chít những nốt đỏ rực, tôi lại cảm thấy chán chường, chỉ nghĩ muốn đi đâu thật xa để không ai biết đến mình, khỏi phải khổ con cháu”- bà Sâm nhớ lại.
Với trường hợp của ông Bàn Văn Hem, cũng bị bệnh vẩy nến hành hạ suốt nhiều năm, ông đã phải rất cố gắng để đối diện với căn bệnh này: “Tôi bị vẩy nến từ tháng 9/2003, lúc đầu là ngứa ngáy, bong vẩy ở trên đầu, sau đó lan ra khắp người và toàn thân, ăn kém, mất ngủ. Kể từ khi mắc bệnh, tôi không dám mặc quần áo cộc đi ra ngoài. Trời nóng cũng phải mặc áo dài vì cởi ra thì bản thân nhìn vào còn thấy sợ chứ chưa nói đến người khác. Đi đâu lâu lâu mà ngứa quá thì cũng ngại vì không gãi thì khó chịu, gãi thì người ta nhìn vào lại sợ…”.
May mắn đã đến khi bà Sâm và ông Hem biết tới Kim Miễn Khang – sản phẩm thiên nhiên hàng đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị vẩy nến: “Uống Kim Miễn Khang hết 4 tuần, các vết vẩy nến thâm mờ đi, không mọc thêm nốt nào mới. Sau hai tháng thì bệnh chuyển biến rõ rệt, các nốt hết sẹo, không còn làm tôi ngứa ngáy, khó chịu nữa. Vui nhất là giờ tôi không còn bi quan như trước nữa”- bà Sâm cho biết.
Video đang HOT
Còn với ông Hem, sau khi uống Kim Miễn Khang thì thấy bệnh từ từ thuyên giảm. Trong người không còn nóng nữa, da bớt vẩy, quan trọng là đêm ngủ ngon giấc, không còn phải vùng dậy tắm rửa vì ngứa ngáy: “Sau gần 10 năm chịu đựng bệnh tật, đến nay tôi đã có thể cởi trần ra sân tập thể dục. Những người quen biết tôi nhiều năm đều thấy lạ, họ nói tôi đã trở về với con người bình thường rồi”- ông Hem chia sẻ.
Như vậy, nhờ biết và sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang mà bà Sâm và ông Hem đã kiểm soát được bệnh vẩy nến một cách hiệu quả, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Theo các chuyên gia da liễu, bên cạnh việc sử dụng dòng sản phẩm đường uống từ thảo dược như Kim Miễn Khang, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh nên phối hợp dùng các sản phẩm kem bôi ngoài da, đặc biệt là kem có nguồn gốc thảo dược như Explaq để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu Explaq giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.
Theo VNE
Luẩn quẩn stress - vảy nến
Stress là một trong những yếu tố làm khởi phát và trầm trọng bệnh vảy nến. Ngược lại, căn bệnh mạn tính phiền toái này cũng có thể gây những chấn thương tâm lý trầm trọng ở người mắc phải
Vảy nến là một bệnh da mạn tính phát sinh trên một cơ địa di truyền hoặc bị đột biến gien, được "khởi động" bởi một số yếu tố: Chấn thương tâm lý, chấn thương da, nhiễm khuẩn khu trú, một số thuốc, chất kích thích, thức ăn, khí hậu, thời tiết... Trong đó, chấn thương tâm lý là yếu tố rất cần lưu tâm ở quá trình điều trị bởi nó vừa đóng vai trò chất xúc tác làm khởi phát và tăng nặng bệnh vừa là một trong những hậu quả mà căn bệnh phiền toái này gây nên ở người mắc. Điều trị stress là một bước bắt buộc để giúp khống chế bệnh, kéo dài thời gian ổn định và thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn stress - bệnh - stress. Đó là những thông tin được các bác sĩ chuyên khoa da liễu đưa ra tại hội nghị kỷ niệm Ngày Vảy nến thế giới 29-10 do Bệnh viện (BV) Da liễu TP HCM tổ chức sáng 29-10.
Phân nửa bệnh nhân gặp stress
Theo một khảo sát trên 153 bệnh nhân vảy nến tại Việt Nam của PGS-TS-BS Đặng Văn Em, Trưởng Khoa Da liễu BV Trung ương Quân đội 108, có đến 46,4% người bị stress, trong đó stress thể lực chiếm 12,68%, stress trí lực 16,9% và stress xúc cảm gặp nhiều nhất, chiếm 70,2%.
Một trường hợp vảy nến đỏ da toàn thân. (Ảnh do Bệnh viện Da liễu TP HCM cung cấp)
Các nguyên nhân chủ yếu gây stress bao gồm: Mặc cảm "bệnh xấu xí"; gánh nặng về tài chính do phải điều trị suốt đời; phải trải qua nhiều đợt điều trị, nhiều cơ sở điều trị, nhiều bác sĩ điều trị; không thoải mái trong quan hệ xã hội, vợ chồng, bạn bè... do các tổn thương xuất hiện ở vùng hở.
Một nghiên cứu khác trên 64 bệnh nhân cũng cho thấy 50% bị căn bệnh làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sa sút tinh thần, thiếu tự tin, lo sợ, những cơn tức giận vô cớ thường xảy ra và liên quan đến các đợt kịch phát. Thậm chí, khảo sát trên một nhóm 217 người khác còn cho thấy 9,7% muốn tự tử và 5,5% đã nêu ý tưởng tự tử, đều ở bệnh nhân vảy nến mức độ nặng.
40,8% bệnh nhân của một nhóm 120 người được lấy ý kiến cũng tiết lộ hoạt động tình dục của họ bị sa sút kể từ khi mắc bệnh. Một số bệnh nhân khác "ám ảnh" rằng vảy nến là một bệnh lây dù đã được bác sĩ cam đoan rằng không lây.
Tránh những cơn bùng phát
ThS-BS Võ Quang Đỉnh, Bộ môn Da liễu Trường ĐH Y Dược TP HCM, cho biết tuy là bệnh mạn tính, kéo dài và không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng 50% trường hợp bị vảy nến có thể giảm tự nhiên và kéo dài thời gian thuyên giảm khá lâu, có người vài năm, người đến mấy chục năm.
Có nhiều phương pháp cần áp dụng song hành để kéo dài giai đoạn thuyên giảm đó, bao gồm việc chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp và cả giảm stress. Bởi lẽ, stress có thể khiến căn bệnh này khởi phát, làm trầm trọng cũng như tạo ra đợt bùng phát ở người mang bệnh và đang ổn định. Stress có thể tìm đến người bệnh tương ứng với các giai đoạn: Vừa phát hiện và được chẩn đoán bệnh, đang điều trị ổn định, điều trị không được như mong muốn, bệnh tiến triển mạn tính nhiều năm. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần sự hỗ trợ điều trị từ các chuyên gia tâm lý - tâm thần.
Theo PGS-TS-BS Đặng Văn Em, nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa bệnh vảy nến và stress, đồng thời có mối liên quan thuận chiều giữa độ nặng của các triệu chứng vảy nến và stress tâm lý. Một nghiên cứu trên 179 bệnh nhân vảy nến cho thấy có tới 72% trường hợp gặp nhiều biến cố gây stress vào khoảng 1 tháng trước khi bệnh khởi phát.
Điều trị stress song hành với các bước điều trị vảy nến khác đã có nguồn gốc từ rất xa xưa. Một y văn của Ba Tư từ thế kỷ XII cho thấy một số trường hợp vảy nến được khống chế thành công bằng thôi miên thư giãn và các phương pháp tâm lý.
BS Võ Quang Đỉnh khuyến cáo các bệnh nhân nên chú ý tái khám thường xuyên, kể cả trong giai đoạn ổn định, nhằm phòng tránh bùng phát bệnh. Các đợt bùng phát bệnh vừa gây ảnh hưởng đến cuộc sống vừa góp phần khiến chấn thương tâm lý ở người mắc trầm trọng hơn.
Tập "sống chung với bệnh"
Theo ThS-BS Nguyễn Thị Phan Thúy, Khoa Khám bệnh BV Da liễu TP HCM, cách tốt nhất để hạn chế stress là tập "sống chung với bệnh", tự chăm sóc bản thân để giữ bệnh trong tình trạng ổn định. Bệnh nhân nên chú ý 8 yếu tố: Giữ sức khỏe tốt, nhất là có giấc ngủ đủ và chế độ dinh dưỡng phù hợp; hiểu rõ các yếu tố nguy cơ; phát hiện sớm triệu chứng của các đợt bùng phát, trong đó cần chú ý đến biến chứng viêm khớp (10%-30% trường hợp) và trị sớm để tránh biến dạng khớp; bỏ thuốc lá; hạn chế rượu bia; tránh stress (tham gia hoạt động xã hội, tư vấn tâm lý, tập thể dục...); tự chăm sóc da (tránh tắm nước quá nóng, tránh hóa chất, hương liệu, tránh làm bong tróc tổn thương và mặc quần áo bằng sợi tự nhiên); kiểm soát ngứa qua bác sĩ.
Theo VNE
Uống nước nhân trần có giảm được bệnh vảy nến Bé nhà tôi 9 tuổi, hai bên mắt cá chân bị bong tróc da, tôi đã đưa cháu đến bệnh viện da liễu để làm sinh thiết và kết luận là cháu bị vảy nến. Ảnh minh họa Đã gần tháng nay tôi dùng thuốc bôi và uống, nhưng các chỗ bong tróc không thấy giảm. Tôi nghe nói cây nhân trần nấu...