Hành tây: Vị thuốc tráng dương cực mạnh
Hành tây là một loại cây thảo, có tên khoa học là Allium cepa, thuộc họ hành (Alliaceae), sống ngắn ngày (khoảng 90- 150 ngày). Vỏ hành tây chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Vì chứa chất phytonxit – một loại kháng sinh mạnh nên hành tây có thể dùng để trị các bệnh như ho, xơ cứng động mạch, cổ trướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, trừ giun đũa, chống đông máu, chống viêm, hạ huyết áp, giảm cholesterol, chống táo bón và đầy hơi, lợi tiểu và làm sạch máu, chữa ù tai, rụng tóc, tăng cường miễn dịch, chống loãng xương, phòng chống ung thư ruột kết… Đặc biệt, hành tây là một chất kích thích tình dục mạnh, được gọi là “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất.
Đông y cho rằng hành tây có vị thơm cay, tính ấm, không độc, chữa nhiều bệnh như tiêu khát, huyết áp cao, mỡ máu, xơ vữa thành mạch, bệnh mạch vành tim, cảm mạo phong hàn… Còn theo tài liệu nghiên cứu của các nước Pháp, Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… về mặt dược lí của hành tây như sau:
Ảnh minh họa
Theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của vị giáo sư miễn dịch học tại Trường Đại học California, Hoa Kỳ thì trong hành tây có chứa chất hoá học quecectin là một trong những chất chống ung thư thiên nhiên hiệu quả nhất mà hiện nay thế giới đều biết đến. Hay một công trình nghiên cứu tại Hà Lan cũng cho thấy, ngoài chức năng lợi tiểu, hành tây còn tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Do vậy những người có tiền sử gia đình mắc ung thư thì thường xuyên nên ăn mỗi ngày nửa củ hành tây. Người ta đã theo rõi thấy những người luôn thích ăn hành tây thì nguy cơ gây ung thư giảm hẳn một nửa.
Tại Nga các nghiên cứu cũng nhận thấy hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hoà tan máu, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể. Mặt khác, các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối Natri (một loại muối gọi nước), do đó làm hạ huyết áp. Các nhà khoa học Nga đã chứng minh rằng, chỉ cần một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hoà huyết áp và các thành phần của máu, ngăn ngừa sự tạo thành huyết khối.
Video đang HOT
Dưới đây xin giới thiệu một vài món ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực từ hành tây.
Món hành tây ngâm dấm: Hành tây tươi 1 củ khoảng 100g, bóc bỏ vỏ ngoài, thái dọc với bản rộng khoảng 2cm, ngâm với dấm khoảng 4 giờ. Khi ăn trộn thêm một chút gia vị và đường. Mỗi ngày ăn khoảng 50-100g, ăn liên tục trong 1-2 tháng sẽ có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành, tắc mạch máu não, cơ tim hoại tử, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đau đầu, viêm quanh vai, bí đại tiểu tiện, béo phì, các chứng bệnh thời kỳ tiền mãn kinh và yếu sinh lý ở nam giới.
Súp hành tây kiểu Pháp: 6 củ hành tây cỡ trung, lột vỏ, cắt hạt lựu. Lấy 3 muỗng bơ và phi hành tây bằng lửa vừa cho đến khi chín tới. Cho chỗ hành tây nói trên vào nồi nước dùng (nước dùng gà, bò hay heo đều được) đun sôi trong 30 phút. Múc súp ra bát, rắc phô-mai bào lên trên và ăn nóng với bánh mỳ nướng. Món ăn này giúp thông mạch, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tình dục cho cả nam và nữ.
Tôm xào đậu và hành tây: 200g tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu, ướp với gia vị khoảng 10 phút. 100g đậu Hà Lan làm sạch. 1 củ hành tây thái miếng vuông quân cờ. Phi thơm tỏi, xào nhanh hành tây và trút ra đĩa, sau đó xào tôm cho chín tới thì cho đậu Hà Lan vào xào. Nêm chút dầu hào cho vừa miệng. Khi thấy đậu chín tới thì đổ hành vào, đảo qua rồi bày ra đĩa. Dùng nóng với cơm. Tôm, hành tây và đậu Hà Lan đều là những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tuần hoàn và sinh sản.
Cật heo trộn hành tây: 2 quả cật heo làm sạch, bổ đôi (tốt nhất là không bỏ túi khai trong lòng quả cật), khía vẩy rồng rồi cắt thành miếng bằng 2 ngón tay. Đun sôi một nước với ít muối và rượu trắng, rồi nhúng cật đến khi thấy các vết khứa nở ra thì vớt, để ráo. Hành tây 1 củ cắt mỏng, xào với tỏi phi thơm cho chín vừa, nêm chút muối, đường, dầu hào, rồi phi tỏi trong chảo cho thơm rồi nêm dầu hào. Trộn hành với cật cho đều, ăn nóng. Đây được xem là một trong những món ăn hàng đầu tăng cường “bản lĩnh đàn ông”.
Theo VNE
Cá chạch: Vừa tráng dương vừa kéo dài tuổi thọ
Người xưa gọi cá chạch là "nhân sâm dưới nước", bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có tác dụng chữa bệnh. Cá chạch là vị thuốc hiệu quả chữa liệt dương và kéo dài tuổi thọ.
Cá chạch, thường sống ở ao, hồ, ruộng trũng, nhất là những nơi có lượng bùn (sình) nhiều. Cá chạch có da trơn như lươn, con lớn nhất lớn hơn ngón tay cái người lớn, dài khoảng 1,5 tấc.
Ăn cá chạch có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, bồi bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, nên nhiều người còn gọi cá chạch là "trường xuân ngư". Theo Đông y, cá chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, trị ra mồ hôi trộm, tiêu khát, trĩ, tiểu tiện không thông, giải say rượu, chữa viêm gan mật, suy gan, vàng da, tụy, bệnh ngoài da, mẩn ngứa... nên cá chạch rất cần thiết cho người cao tuổi.
Người xưa gọi cá chạch là "nhân sâm dưới nước", bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại rất dồi dào, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác. Sau đây là một số món ăn - bài thuốc từ cá chạch bồi bổ khí huyết.
- Chữa liệt dương, kéo dài tuổi thọ: 10 con cá chạch làm sạch ướp gia vị cho thấm rồi nấu cháo với nếp (hoặc gạo), hạt sen và các vị thuốc Bắc như nhân sâm (10 g), kỷ tử (15 g), hoài sơn (30 g), đại táo (30 g), nhục quế (5 g), long nhãn (20 g) và một ít gừng tươi xắt lát.
Đổ nước vừa ngập, đun sôi trong vòng 30 phút, sau đó hạ lửa đến khi chín mềm rồi nêm lại cho vừa ăn. Món này ăn cả cái lẫn nước, mỗi tuần ăn 2 lần mới thấy hiệu quả trông thấy, nhất là người cao tuổi.
- Chữa suy nhược thiếu máu: Cá chạch (250g), thịt lợn nạc (50g), gừng (5g), tiêu bột (3g), nước vừa đủ. Cá nhét rán qua cho thơm, cho nước, thịt, gừng, đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi chín, nêm gia vị là ăn được.
- Chữa kém ăn, xanh xao, thiếu máu, suy gan, suy nhược thần kinh và thể lực, suy giảm chức năng tình dục: 10 con cá chạch sống làm sạch nhớt, bỏ ruột, đem rán giòn và thêm 300ml rượu trắng (hoặc 600ml nước), vài lát gừng, đun nhỏ lửa đến lúc nước canh có màu trắng sữa là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại, cho thêm một chút muối. Ăn cả cái và nước.
- Tráng dương, bổ thận: 10 con cá chạch làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột, lá sen khô vừa đủ. Cá chạch phơi chỗ mát cho khô, bỏ đầu, đuôi đốt thành than. Lá sen khô tán bột. Trộn 2 thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10g.
Ngày uống 3 lần với nước sôi để nguội hoặc cá chạch (500g), gừng, bột ngọt, dầu ăn đủ dùng. Cá chạch rửa sạch, tẩm ướp với bột ngọt và gừng trong vòng 30 phút. Cho chảo lên bếp, đổ dầu khử với tỏi cho thơm và cho cá vào rán giòn ăn cả xương (mỗi tuần ăn 2 lần).
- Chống lão suy ở người già: Cháo cá chạch nấu với gạo hoặc đậu đen, đậu xanh nêm gia vị, rau thơm ăn nóng.
- Chữa tiểu đường: Cá chạch, bỏ hết nhớt, xương, ruột và nấu canh với lá sen non.
Theo VNE
Quả thằn lằn tốt cho hai giới Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Quả thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, vương bất lưu hành là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila L tằm (Moraceae), là cây...