Cây Sa sâm Việt Nam có tác dụng bảo vệ sức khoẻ ‘thần kỳ’ ra sao?
Hội thảo khoa học về cây Sa sâm Việt Nam được tổ chức sáng nay, 4.6, tại Hà Nội. Nghiên cứu mới nhất về tác dụng bảo vệ sức khỏe của dược liệu này đã được công bố.
Một số khuyến nghị sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu Sa sâm Việt Nam – ẢNH LIÊN CHÂU
Hội thảo do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Tập đoàn dược mỹ phẩm Sa sâm Việt (SAVIGr) tổ chức sáng nay, 4.6, với sự tham dự của các khoa học, các chuyên gia về dược liệu của Việt Nam.
Theo iRDA – VMR, tại Việt Nam, cây Sa sâm được di thực, bảo tồn phát triển vùng trồng tại vùng đất cát ven biển, xã Thạnh Hải, H.Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã xác định dược liệu Sa sâm có các hoạt chất mang hoạt tính sinh học như: chống ô xy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống đau thắt ngực, chống ưng thư, chống dị ứng… Các nhà khoa học cũng tìm thấy các hợp chất trong Sa sâm làm giảm thiểu các biến chứng do đái tháo đường.
Đáng lưu ý, theo kết quả nghiên cứu tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Sa sâm Việt có hàng loạt tác dụng theo y học hiện đại. Trong đó, cao chiết ethanol 70% lá Sa sâm có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Với cao chiết ethanol 70% lá Sa sâm, chế phẩm có tác dụng bảo vệ gan, duy trì các chỉ số chức năng gan ở mức gần như bình thường trên chuột thí nghiệm được gây nhiễm độc.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cao chiết methanol của lá cây Sa sâm còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn lao ở nông độ thích hợp. Các nghiên cứu cũng cho thấy, các chế phẩm từ Sa sâm cũng có tác dụng ức chế với nhiều loại nấm gây bệnh.
Tại hội thảo, theo đánh giá của một số chuyên gia dược liệu, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và chế phẩm từ Sa sâm Việt Nam là dược liệu tiềm năng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với các tác dụng bảo vệ gan (do rượu bia, viêm gan do vi rút…), chống ô xy hoá và hạ đường huyết; giảm đau và chống viêm.
Loài dược liệu sinh trưởng và phát triển trên cát này còn có các hợp chất và một số khoáng chất phù hợp cho ứng dụng sản xuất các sản phẩm phục vụ cho chăm sóc sức khỏe như: bảo vệ tim mạch; điều trị ung thư do một số hoạt chất có khả năng xâm nhập tế bào để phát hiện, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào lạ (tế bào ung thư).
Khi kết hợp với một số dược liệu, Sa sâm cho phép sản xuất các chế phẩm tác dụng trên hệ thống nội tiết, với tác dụng trẻ hóa tế bào Laydig (liên quan đến khả năng sản xuất testosterol ở nam giới); cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố ở nữ giới.
Bác sĩ viện tim mạch quốc gia cảnh báo các dấu hiệu "trái tim lên tiếng": Người trẻ ngày càng gặp nhiều, xử lý càng chậm tính mạng càng nguy hiểm
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tim thường rất nhỏ, không dễ dàng khiến mọi người chú ý. Thậm chí, không ai biết mình có bệnh cho đến khi bác sĩ thông báo. Bởi vậy chúng ta rất cần có kiến thức để nhận biết hiệu sớm của bệnh.
Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh gây hại cho sức khỏe thuộc top đầu. Khi sức khỏe tim mạch không tốt, các biến chứng bất ngờ, không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong. Tuy nhiên, còn rất nhiều người chủ quan với việc chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Sức khỏe của trái tim ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngày nay do áp lực cuộc sống ngày càng răng, sự ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường sống, bệnh tim mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều người mắc các bệnh lý tim mạch từ khi tuổi còn trẻ.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tim thường rất nhỏ, không dễ dàng khiến mọi người chú ý. Thậm chí, không ai biết mình có bệnh cho đến khi bác sĩ thông báo. Bác sĩ Văn Đức Hạnh, Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, bệnh viện Bạch Mai đã có bài viết chia sẻ những dấu hiệu của bệnh lý về tim trong Xóm Khỏe - nơi các bác sĩ chuyên khoa tư vấn các vấn đề sức khỏe thường gặp cho cộng đồng.
Thạc sĩ / Bác sĩ Văn Đức Hạnh, Viện Tim Mạch Quốc Gia VN - Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: FBNV.
Theo bác sĩ Hạnh, dưới đây là những dấu hiệu "trái tim lên tiếng" mà nhiều người thường không để ý:
Đau thắt ngực: đây là dấu hiệu của bệnh bị bệnh lý động mạch vành. Người bệnh có biểu hiện đau ở vùng ngực trái, hoặc đau ở vùng giữa tim. Cơn đau có thể kéo dài 20-30 phút, sau đó lan lên cằm, vai trái, cánh tay trái. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Cơn đau thắt ngực thường hay xảy ra ở người trung niên nhưng càng ngày càng có nhiều người trẻ bị triệu chứng này, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ.
Khó thở: Đây là một triệu chứng quan trọng của bệnh suy tim. Người bệnh thấy khó thở khi làm việc và cảm thấy đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Biểu hiện nặng của khó thở là xuất hiện những cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc thậm chí khó thở kèm ho ra bọt màu hồng, đây là những triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim đã ở giai đoạn nguy hiểm.
Phù: Dấu hiệu hay gặp tiếp theo của suy tim là phù ở 2 cẳng chân. Đặc điểm phù trong suy tim là: phù màu trắng, khi ấn vào sẽ thấy mềm và tạo ra vết lõm. Phù chân thường đi kèm với triệu chứng bụng cổ chướng, đau vùng hạ sườn.
Một số dấu hiệu khác của bệnh suy tim: tiểu ít, đau mạn sườn phải, mệt mỏi...
Ngất hoặc thỉu: là hiện tượng mất ý thực tạm thời xảy ra đột ngột. Chúng ta thường cho rằng ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ, chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm.
Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất hoặc thỉu như: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi... ngất do tim mạch có thể dẫn đến cái một chết đột ngột, không báo trước (đột tử).
Đánh trống ngực hoặc người bệnh cảm giác hẫng hụt ở ngực: Đây là biểu hiện của các rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu. Một số người bệnh có các cơn rối loạn nhịp tim kéo dài vài phút, thậm chí tới vài giờ, các cơn này có thể tự xuất hiện và tự mất đi, đây là biểu hiện của các cơn tim nhanh kịch phát. Người bệnh có biểu hiện đánh trống ngực hoặc các cơn tim nhanh nên đến cơ sở y tế gần nhất làm điện tâm đồ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Hạnh cũng chỉ ra các phương pháp để phòng chống các bệnh tim mạch đơn giản nhất là nên ăn nhạt, giảm muối trong chế độ ăn. Bổ sung nhiều rau xanh và không ăn phủ tạng động vật. Kết hợp tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh stress. Uống rượu bia vừa phải.
Đặc biệt: "Khi bị bệnh lý tim mạch, người bệnh cần uống thuốc đều, không được bỏ thuốc vì có thể gây ra các biến chứng tim mạch nặng nề như suy tim, nhồi máu cơ tim, cơn tăng huyết áp...", bác sĩ Hạnh nhấn mạnh.
Bs Văn Đức Hạnh, Group Xóm Khỏe
'Sát thủ' âm thầm đến từ lọ gia vị trong bếp Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu góp phần vào tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam 1/4 người trưởng thành mắc bệnh và thói quen ăn mặn chính là thủ phạm gia tăng bệnh lý này. Sát thủ âm thầm Trên thế giới, tỉ lệ tăng huyết áp lên đến gần 20% (theo Tổ chức y tế...