Cây Quất: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây quất sau Tết
Cứ mỗi dịp Tết đến là nhà nhà lại trồng cây Quất để trang trí và tô điểm không gian trong nhà. Thế nhưng người ta thường vứt bỏ chúng đi khi hết Tết. Vậy cách trồng cây Quất sau Tết thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đặc điểm, nguồn gốc của cây Quất
Cây Quất có tên khoa học là Fortunella japonica, là loại cây trồng vô cùng phổ biến ở nước ta mỗi dịp Tết đến, xuân về. Đây là giống cây thuộc họ Cam chanh, còn có tên gọi khác là cây Tắc. Loài cây này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được trồng phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưa thích cho đến ngày nay.
Cây Quất là cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 1-2m, thân cây mềm và dẻo dai cho nên rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trong nhà, cây bonsai, cây trang trí ngày Tết. Cây Quất có vỏ cây màu xám, sần sùi, cây có nhiều nhánh mọc ra các hướng xung quanh cho nên rất sai quả. Lá cây Quất có màu xanh đậm, hình bầu dục và luôn xanh tốt quanh năm.
Hình ảnh cây Quất trong chậu
Cây Quất có khả năng nở hoa, hoa của chúng có màu trắng, bông có 5 cánh và có tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng cuốn hút. Quả Quất có hình tròn, kích thước bé hơn quả chanh, vỏ ngoài có màu vàng cam, bên trong là các múi mọng nước và có vị chua. Quả Quất tuy nhỏ bé nhưng chứa nhiều tinh dầu và các vitamin cần thiết cho sức khỏe của con người.
Ý nghĩa phong thủy của cây Quất
Cây Quất rất nhiều cành lá sum suê, sai quả mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, ấm no, tài lộc dồi dào của gia chủ. Trồng cây Quất trong nhà vào dịp Tết sẽ giúp mang lại may mắn, thịnh vượng và thành công cho một năm tiếp theo.
Lá Quất xanh tốt liên tục quanh năm suốt tháng, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian.
Quả Quất có hình tròn, căng đầy và màu vàng cam tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy. Ngoài ra cây Quất còn tượng trưng cho ngũ hành theo phong thủy. Với thân cây tượng trưng cho Kim, lá cây tượng trưng cho Mộc, quả Quất khi chín tượng trưng cho Hỏa, hoa nở tượng trưng cho Thủy, đất trồng cây Quất trong chậu tượng trưng cho Thổ. Vậy nên việc trồng cây Quất làm cây phong thủy trong nhà sẽ giúp cân bằng âm dương ngũ hành, đem đến sự bình an, hạnh phúc, tài lộc, may mắn cho cả gia đình bạn.
Công dụng của cây Quất trong đời sống
Cây Quất thường được trồng làm cảnh mỗi dịp Tết đến nhằm đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra nó còn có thể được trồng làm cây cảnh trong nhà, trang trí cho không gian sống xung quanh nơi bạn đang sinh hoạt.
Đặc biệt, trong Đông y thì cây Quất còn có thể được sử dụng như một vị thuốc dân gian, với khả năng chữa ho, long đờm, viêm họng, lạnh bụng, đau bụng,….
Cây Quất có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống
Cách trồng cây Quất sau Tết và chăm sóc để phát triển
1. Phương pháp trồng
Cây Quất chủ yếu được trồng bằng phương pháp giâm cành nhằm tiết kiệm công sức, thời gian chăm sóc cũng như đảm bảo cây khỏe mạnh và có thể sinh trưởng tốt.
2. Thời điểm trồng
Thời điểm mới bắt đầu mùa mưa là thời điểm tốt nhất để trồng cây Quất. Khi này độ ẩm trong không khí và nhiệt độ môi trường sẽ phù hợp để cây non có thể phát triển tốt.
3. Đất trồng
Cây Quất ưa thích trồng trên những loại đất thịt, nhiều mùn và dinh dưỡng. Ngoài ra đất trồng cần đảm bảo thông thoáng, đủ độ tơi xốp và có độ pH từ 5-6, tốt nhất bạn nên lựa chọn loại đất pha lẫn mùn hoặc đất sét là lý tưởng nhất.
Video đang HOT
Trồng cây Quất đúng cách giúp cây ra hoa và quả đẹp để chơi Tết
4. Kỹ thuật trồng
Sau Tết, cây Quất nhà bạn khi này bắt đầu có dấu hiệu hơi khô héo. Lúc này bạn cần mang nó ngâm trong dung dịch kích rễ để giúp cây mau ra rễ mới nhằm hồi phục lại khả năng sinh trưởng. Bên cạnh đó, bạn nên ngắt bớt lá trên cây để đảm bảo dinh dưỡng cũng như giúp cây mau phát triển hơn.
Sau khi đã ngâm cây Quất trong dung dịch kích rễ xong, hãy mang nó vào trồng trong vườn với hố đất đã đào sẵn cũng với đất trồng đã chuẩn bị. Bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK vào đất trước khi trồng nhằm tăng thêm dinh dưỡng để cây Quất có thể hấp thụ tốt hơn. Cứ sau 2-3 tuần bạn lại bón phân một lần với phân vi lượng PTS9 hoặc dung dịch tăng trưởng để khiến cây ra lá xanh tốt cùng quả to tròn và đẹp mắt.
5. Ánh sáng
Cây Quất ưa ánh sáng ở mức trung bình, bạn có thể trồng cây trong bóng râm hoặc đặt cây dưới trời nắng đều được để cây có thể quang hợp và cho ra quả đẹp và to. Tuy nhiên nếu ánh sáng quá gay gắt có thể khiến cây bị khô héo và chết đi.
6. Nước tưới
Hãy tiến hành tưới nước đều đặn cho cây Quất vào mỗi buổi sáng hoặc chiều tối vì đây là khoảng thời gian mát mẻ nhất trong ngày. Ngoài ra việc tưới nước còn giúp rửa sạch bụi bẩn trên lá để khiến cây xanh tốt và đẹp hơn.
Mẹo làm cây Quất ra quả dịp Tết
Nếu như bạn muốn cây Quất chỉ ra quả chín vàng vào đúng dịp Tết thì có thể thực hiện cách sau đây:
- Để cây Quất vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm hỏng bầu đất, để như vậy trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết thì bạn đem trồng lại cây và chăm sóc như bình thường. Khi đó cây Quất sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7 hoặc tháng 8, rồi quả sẽ chín vào tháng 1 để phục vụ dịp Tết.
Nếu như bạn muốn cây Quất có đủ cả quả chín, quả vừa, quả xanh, cũng như lộc non và nở hoa đẹp thì có thể thực hiện cách sau:
- Sau khi đánh bầu cho cây, hãy để cây Quất vào chỗ râm mát trong khoảng từ 7-10 ngày cho đến khi lá khô rụng hết chỉ còn lại khoảng một nửa thì bạn khi này mới đem cây Quất ra trồng lại. Như vậy đến tầm tháng 6 trở đi, cây Quất sẽ cho ra hoa và lá lứa mới, dịp Tết sẽ nở hoa, cho ra quả đẹp và cả lộc non như mong muốn.
Cây Ngọc Bích có ý nghĩa gì, hợp tuổi nào, cách trồng và chăm sóc
Cây Ngọc Bích có lá dày mập mạp mọng nước, màu xanh mượt tươi tốt giúp trang trí không gian trong nhà thêm sinh động và trong phong thủy thì đây là biểu tượng của sự thăng hoa trong làm ăn, tiền của vào như nước.
Cây Ngọc Bích có hình dáng thu nhỏ giống như cây thân gỗ, ưa ánh sáng yếu, chịu hạn tốt nên rất thích hợp sử dụng làm cây trang trí trong nhà. Chúng sống rất lâu và được coi là biểu tượng của sự may mắn.
1. Đặc điểm cây Ngọc Bích
Cây Ngọc Bích hay còn gọi là cây Phỉ Thúy có nguồn gốc từ Nam Phi, tên khoa học là Crassula Ovata thuộc họ cây lá bỏng.
Ngọc Bích là loại cây bụi lâu năm, ưa sống trong bóng râm. Thân cây phân nhiều nhánh nhỏ, chiều cao cây từ 30 đến 50cm. Cây con chưa trưởng thành có thân nhỏ, mọng nước, màu xanh từ gốc tới lá. Cây trưởng thành có thân to hình trụ, màu nâu nhạt, có ngấn đốt, trông giống như cây thân gỗ lâu năm có thể tạo dáng thành cây bonsai rất đẹp.
Cây Ngọc Bích non
Cây Ngọc Bích trồng 1.5 năm và hơn 3 năm
Lá cây Ngọc Bích thuộc cây lá đơn hình tròn hoặc bầu dục màu xanh ngọc bích, dài khoảng 0,5cm đến 1cm và rộng khoảng 0,5cm, hơi dày, rất mọng nước, mọc đối xứng với nhau qua thân. Viền lá có màu đỏ nhạt khi trồng ngoài nắng lâu ngày. Cây con thì lá mọc sát từ gốc lên, cây lớn dần thì lá cũng rụng theo và mọc tập trung ở phần giữa đến ngọn cây. Vì là cây lâu năm nên chậm lớn và lá rất lâu rụng.
Hoa của cây Ngọc Bích
Khi có điều kiện thích hợp như được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ thì cây Ngọc Bích sẽ ra hoa. Hoa sẽ bắt đầu hình thành vào khoảng những ngày ngắn nhất trong năm và nở vào cuối mùa đông đến đầu mùa xuân. Những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt mọc thành từng chùm ở đầu cành, khi nở có hình ngôi sao 5 cánh, có hương thơm nhẹ.
2. Ý nghĩa của cây Ngọc Bích
Cây Ngọc Bích thường được gọi là cây tình bạn, cây may mắn trong phong thủy. Cây ngọc bích là một loại bùa may mắn phổ biến ở châu Á được cho là để kích hoạt năng lượng tài chính.
Trồng cây Ngọc Bích trong nhà hoặc văn phòng được coi là điềm lành. Loại cây mọng nước xinh đẹp này có những chiếc lá xanh tươi rực rỡ tượng trưng cho sự phát triển và đổi mới, lá gần giống với đồng tiền hay đá ngọc bích tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.
Cây Ngọc Bích Bonsai dáng phong thủy đẹp
Cây Ngọc Bích ra hoa có ý nghĩa như có tin mừng sắp tới, may mắn và sư thịnh vượng trong kinh doanh. Những chiếc lá xanh biểu thị cho năng lượng và niềm vui của tình bạn hòa hợp và những bông hoa tượng trưng cho tình bạn đẹp.
Cây Ngọc Bích hợp mệnh gì, tuổi nào
Toàn thân của cây màu xanh theo phong thủy là tượng trưng cho mệnh Mộc, những người mệnh Mộc có tuổi Nhâm Ngọ (1942, 2002), Kỷ Hợi (1959), Mậu Thìn (1988), Quý Mùi (1943, 2003), Nhâm Tý (1972), Kỷ Tỵ (1989), Canh Dần (1950, 2010), Quý Sửu (1973) là những người rất phù hợp để trồng cây này trong nhà hoặc làm cảnh.
Ngoài ra, theo ngũ hành thì mệnh Hỏa có tuổi Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),... được cho là mệnh tương sinh vì Mộc sinh Hỏa trồng cây này sẽ thuận theo phong thủy rất tốt.
3. Tác dụng của cây Ngọc Bích
Ngọc Bích là một loại cây thanh lọc không khí trong nhà hoàn hảo. Cây xanh không chỉ đóng vai trò là chất kích thích thị giác mà còn là chất xúc tác chính để lọc không khí trong nhà, văn phòng và môi trường nói chung. Chất lượng không khí kém có liên quan đến một số bệnh mãn tính, ngay lập tức hoặc trong một khoảng thời gian.
Trồng cây Ngọc Bích trong nhà giúp thanh lọc không khí và trang trí cảnh quan thêm sinh động và mát mắt
NASA sau khi thực hiện một số thí nghiệm đã khuyến nghị một số loại cây có thể được coi là hiệu quả trong việc giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí trong môi trường khép kín và cây Ngọc Bích là một trong số đó.
Ngoài ra, với ý nghĩa tốt đẹp của loài cây này, những kiểu tạo hình bonsai từ cây Ngọc Bích thích hợp để làm quà tặng cho người thân, bạn bè, làm quà tặng tân gia hoặc khai trương cửa hàng rất tốt
4. Vị trí đẹp đặt cây Ngọc Bích
Cây Ngọc Bích có thể làm được nhiều điều tốt nếu chúng được đặt đúng chỗ.
Tốt hơn là nên để cây này trước cửa văn phòng, cửa hàng, lối đi hành lang, sảnh tòa nhà, cửa hàng cà phê... để mang lại sự may mắn và thịnh vượng. Khi được đặt ở phía đông nam, nó thu hút sự may mắn về tiền bạc tràn đầy năng lượng để kinh doanh tốt hoặc có thêm thu nhập.
Cây Ngọc Bích để bàn
Theo phong thủy, người ta khuyến khích đặt cây Ngọc Bích ở những vị trí hướng Đông để gia đình hòa thuận, sức khỏe, khởi đầu cho những dự án, mưu cầu học vấn; Vị trí Đông Nam cho sự may mắn giàu có; Phía tây cho sự sáng tạo và ở các địa điểm phía Tây Bắc để có được sự may mắn quý nhân phù trợ. Không đặt cây Ngọc Bích trong phòng ngủ hoặc phòng tắm.
5. Cách trồng cây Ngọc Bích
Thời gian trồng thích hợp là mùa xuân và mùa hè đúng với chu kỳ sinh trưởng của cây.
Trồng cây từ tách thân
- Chọn cành bánh tẻ, lá dày xanh tốt sau đó dùng kéo cắt cách gốc hoặc mấu cành 2cm rồi để chỗ mát, tránh ánh nắng sau 2 ngày cho cành khô bớt. sau đó nhúng phần gốc vào hóc môn kích thích ra rễ.
- Đổ đất mùn tơi xốp vào chậu có lỗ thoát nước ở đáy, không dùng đất thịt. Ngoáy một lỗ nhỏ ở giữa vừa đủ để cắm cành Ngọc Bích rồi đặt cây vào lỗ sao cho kín đoạn đã nhúng thuốc kích thích ra rễ sau đó vun đất, ấn nhẹ cho chặt gốc rồi đặt cây ở chỗ mát, nắng nhẹ. Để 2 đến 3 tuần cây sẽ ra rễ và phát triển bình thường. đến tuần thứ 6 thì bắt đầu tưới nước dạng phun sương để làm ẩm đất là được, không cần tưới nhiều, 3 tuần tưới nước một lần.
Cây tách từ thân bắt đầu ra rễ
Trồng cây từ tách từ lá
Cách làm tương tự, chọn lá to dài, xanh mẫm không bị sâu bệnh rồi dùng kéo cắt cuống lá chỗ sát cành.
Để lá khô trong 3 ngày nơi thoáng mát sau đó nhúng phần cuống lá vào dung dịch kích thích ra rễ rồi cho vào bầu đất mùn tơi xốp, đặt lá nằm ngang bầu đất rồi vun đất kín gốc. Đặt nơi nắng nhẹ thoáng, mát sau vài tuần cây sẽ ra rễ và hình thành cây con.
Lá phát triển thành cây Ngọc Bích con
6. Chăm sóc cây Ngọc Bích
Tưới nước
Cây Ngọc Bích giữ nước trong lá vì vậy cây không ưa ẩm, không cần tưới nước nhiều. Khi lớp đất trên mặt của chậu cây khô đi từ 3 đến 5cm thì mới cần tưới. Nếu trồng ở trong nhà, thời gian tưới nước từ 2 đến 3 tuần một lần. Nếu bạn thấy những vết phồng rộp hình thành trên lá, nghĩa là cây đang bị tưới quá nhiều nước, vì vậy hãy giảm tần suất và số lượng.
Ánh sáng
Cây Ngọc Bích khi còn nhỏ chỉ nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng gián tiếp, tránh làm cháy lá. Cây Ngọc Bích trưởng thành cần ít nhất 4 giờ ánh nắng trực tiếp mỗi ngày. Cây non nên để nơi có ánh nắng gián tiếp, sáng sủa; Những cây Ngọc Bích lớn, phát triển tốt có thể trồng ngoài trời có ánh nắng trực tiếp. Nhà bếp và văn phòng có cửa sổ hướng Nam thường là những nơi tuyệt vời với ánh sáng vừa đủ, cũng như cửa sổ hướng Tây để đặt cây Ngọc Bích.
Đất
Đất có với độ pH lý tưởng khoảng 6,0 (hơi chua) là loại đất lý tường để trồng cây Ngọc Bích. Đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt để tránh tích tụ độ ẩm quá mức dẫn đến nấm phát triển.
Nước
Trong suốt mùa hè và mùa xuân, cây ngọc ngân nên được tưới nước thường xuyên để đất ẩm nhưng không ướt, đảm bảo thoát nước vô cùng tốt. Giảm tưới nước hàng tháng vào mùa đông. Không bao giờ để cây Ngọc Bích của bị ngập úng trong nước.
Tránh để nước bắn lên lá khi tưới, vì điều này có thể khiến lá bị thối rữa trong môi trường ẩm ướt.
Nếu cây bắt đầu rụng lá, lá bắt đầu teo lại hoặc trên lá xuất hiện những đốm nâu thì đó là dấu hiệu cho thấy cây cần thêm nước. Nếu lá bị úa và úng, cây đang nhận quá nhiều nước.
Nhiệt độ
Cây Ngọc Bích phát triển tốt trong nền nhiệt từ từ 18 đến 28 độ C. Cây không chịu được sương giá, ban đêm nếu nền nhiệt dưới 10 độ C hãy mang cây vào trong nhà.
Phân bón
Bón phân có kiểm soát vào đầu vụ hoặc hàng tuần với dung dịch pha loãng. Sử dụng phân bón NPK 20-20-20 với cường độ 1/4 trên cây trưởng thành và phân bón ít nitơ hơn trên cây non.
Cây Liễu: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa phong thủy và cách trồng Cây Liễu từ lâu đời đã trở thành nét đẹp văn hóa gắn liền với yếu tố phong thủy cũng như tâm linh của người Việt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm cũng như cách trồng cây Liễu trong bài viết sau đây nhé. Đặc điểm, nguồn gốc cây Liễu Cây Liễu có tên khoa học là Salix babylonica, thuộc chi Liễu,...