Cây phượng kỳ lạ nổi tiếng nhất xứ Huế bên cầu Tràng Tiền trong mùa nở hoa
Cây phượng này rất đặc biệt, nó là một phần của thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) trong những bức ảnh về cầu Tràng Tiền – một trong những cây cầu nổi tiếng nhất đất cố đô.
Theo thanh niên
Thăm ngôi nhà vườn đặc sắc nhất xứ Huế
Sau một thời gian dài xuống cấp vì thiếu sự chăm sóc, nhà vườn An Hiên - ngôi nhà vườn mẫu mực của xứ Huế - đã được phục sinh và mở cửa đón du khách với vẻ đẹp sang trọng và tươi tắn.
Cổng vào nhà vườn An Hiên - Ảnh: MINH TỰ
Nhà vườn là một loại hình kiến trúc đặc trưng của xứ Huế, gồm ngôi nhà rường gỗ và khu vườn bao quanh, được thiết kế theo phong thủy với tả - hữu, tiền - hậu đều có vật phù trợ, che chắn. Ngoài ra, ngôi nhà và khu vườn ấy còn là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chủ nhân, gọi là thú chơi vườn.
An Hiên mẫu mực
Xứ Huế đến nay vẫn còn tồn tại hàng trăm ngôi nhà vườn, nhưng An Hiên vẫn là ngôi nhà vườn mẫu mực và đặc sắc nhất của Huế, từ lịch sử ngôi nhà cho đến nghệ thuật tạo lập nhà vườn cũng như chủ nhân của nó.
00:00:12
An Hiên - mẫu mực nhà vườn xứ Huế - Video: M.TỰ
Xem thêm video khác trên TVO
Các sách lịch sử lẫn sách hướng dẫn du lịch Huế đều nhắc gọi tên An Hiên đầu tiên khi nói về nhà vườn Huế.
Lỗi vào nhà rợp kín hai hàng cây bạch mai - Ảnh: AN HIÊN
Ngôi nhà vườn này đã trở nên nổi tiếng hơn qua bút ký Hoa trái quanh tôi của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, và cuốn sách Nhánh tùng vườn An Hiên của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Trước sân nhà có hồ sen, là yếu tố minh đường vừa tạo cảnh trí mát mẻ - Ảnh: AN HIÊN
Theo nhà nghiên cứu Trần Huy Thanh, ngôi nhà vườn này nguyên là phủ An Hiên do ông Phạm Đăng Thập, một vị quan triều Nguyễn, xây dựng cuối thế kỷ 19.
Năm 1934, quan tuần phủ Nguyễn Đình Chi mua lại phủ An Hiên. Sau khi ông tuần phủ qua đời, bà quả phụ Đào Thị Xuân Yến đã sống tại đây, và tạo lập An Hiên thành một khu vườn kiểu Huế, lấy cái đẹp hoa lá cây trái làm trọng hơn là giá trị kinh tế vườn.
Skip
Khu vườn đó hiện tọa lạc ở số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, bên bờ sông Hương, cách chùa Thiên Mụ khoảng 500m.
Ngôi nhà rường ba gian hai chái nằm chính giữa khu vườn - Ảnh: MINH TỰ
Chủ nhân nhà vườn An Hiên - bà tuần phủ Nguyễn Đình Chi - là một nhân vật lịch sử gắn liền với những năm tháng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất ở Huế. Bà vốn người Bình Định, ra Huế học ở Trường nữ trung học Đồng Khánh, bị đuổi học vì bãi khóa, nhưng sau đó lại là hiệu trưởng của trường này (1952-1955).
Bà Tuần Chi ở vườn An Hiên - Ảnh tư liệu
Bà là người phụ nữ đầu tiên ở miền Trung đậu tú tài Tây, giỏi tiếng Pháp, biết tiếng Anh và chữ Hán. Bà từng là phó chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ, hòa bình TP Huế, ủy viên Hội đồng cố vấn chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên sau ngày thống nhất 1976. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân gọi bà Tuần Chi là "bà mẹ văn hóa".
Không đặt nặng doanh thu cho An Hiên
Sau khi bà Tuần Chi qua đời (1997), do những người thừa kế ở quá xa, nhà vườn An Hiên dần dà trở nên tàn tạ do thiếu người trông nom, chăm sóc. Khu vườn rộng hơn 300m2 với cây trái ba miền hoang tàn. Ngôi nhà rường ba gian hai chái cũng xuống cấp nặng nề, nhiều hiện vật nội thất bị thất lạc.
Những người yêu quý nhà vườn An Hiên xót xa, lo lắng một ngày ngôi nhà vườn này sẽ bị chia năm xẻ bảy như nhiều ngôi nhà vườn và phủ đệ ở Huế đã mất đi trong thời gian qua với lý do tương tự.
Khi Công ty khách sạn Silk Path ở Hà Nội mua ngôi nhà vườn này vào giữa năm 2018, người Huế lại thêm nỗi lo.
Các hiện vật thất lạc đã được tìm kiếm đưa về chốn cũ - Ảnh: MINH TỰ
Thật may mắn, Silk Path đã giữ nguyên ngôi nhà vườn ấy và tìm mọi cách để phục hồi những giá trị đặc sắc một thời của An Hiên. Họ giữ nguyên từng gốc bạch mai, trà mi, hải đường, từng cây mít, cây dâu mà bà Tuần Chi đã trồng. Họ đã đưa thêm nhiều thứ cây cối giá trị khác để thay thế cho những cây đã qua đời do già cỗi.
Những gốc bạch mái già cỗi đã được thay thế bằng cây mới tán xanh rợp - Ảnh: MINH TỰ
Chủ nhân mới cho người tìm kiếm khắp nơi để mua lại những hiện vật nội thất của An Hiên từng thất lạc. Đó là hai bức hoành phi vốn được treo trên rầm thượng gian thờ, cùng bát nhang bằng sứ men lam. Những viên đá cẩm thạch chân đế của các cột nhà, những chiếc nồi đồng, ống nhổ... xiêu tán khắp nơi đã được đưa về lại chốn cũ.
Hai bức hoành phi này lưu lạc ở miền Bắc đã được mua lại để đưa về An Hiên - Ảnh: MINH TỰ
Các vật dụng giữ nguyên vị trí như khi bà Tuần Chi còn sống - Ảnh: MINH TỰ
Tìm được những hiện vật của bà Tuần Chi đã thất lạc khắp nơi về lại An Hiên là quá công phu. Điều đó cho thấy chủ nhân mới rất biết trân trọng giá trị văn hóa của nhà vườn An Hiên. Sắp tới, tôi sẽ đưa toàn bộ hiện vật của bà Tuần Chi mà tôi đang tam giữ, trong đó có những cuốn nhật ký rất giá trị, về lại An Hiên.
Cái giếng năm xưa trong vườn cũng được phục hồi - Ảnh: MINH TỰ
Nhà vườn An Hiên đã mở cửa đón khách tham quan hằng ngày. Sau khi tham quan ngôi nhà và khu vườn, tìm hiểu cuộc đời của nữ chủ An Hiên xưa, du khách sẽ được thưởng thức chương trình ca Huế biểu diễn trong ngôi nhà rường mới dựng lên ở góc vườn.
Du khách thưởng thức ca Huế trong vườn An Hiên - Ảnh: MINH TỰ
Khách cũng có thể ngồi chơi thư thái với trà sen, bánh phục linh và trái cây trong vườn - Ảnh: M. TỰ
Ông Trần Quang Khánh - người quản lý nhà vườn An Hiên - cho biết giá vé 30.000 đồng chỉ để trả thù lao những người phục vụ và chăm sóc nhà vườn.
"Chúng tôi không muốn đặt nặng doanh thu cho khu nhà vườn này vì như thế sẽ dễ hư hại. Phải giữ nguyên lành không gian yên tĩnh của An Hiên. Thỉnh thoảng vào đêm rằm, chúng tôi sẽ tổ chức ngâm thơ vịnh nguyệt, một thú chơi tao nhã của người Huế và của An Hiên một thời" - ông Khánh nói.
Theo Tuổi Trẻ
Xứ Huế năm 1967 đẹp lặng người trong ảnh lính Mỹ Phố cổ Bao Vinh nhìn từ sông Hương, nữ sinh áo dài trong Hoàng thành, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế hoành tráng... là loạt ảnh tuyệt đẹp về xứ Huế năm 1967 được thực hiện bởi Steve Brown, một cựu sĩ quan thông tin liên lạc Mỹ. Những cánh đồng lúa ngập nước trong mùa mưa ở xứ Huế năm 1967....