Cây mọc dại bờ tường “lên chậu” vừa đẹp vừa mang lại may mắn
Loại cây cảnh này có sức sống mãnh liệt, không kén đất trồng cũng không cần quá nhiều công chăm sóc.
Ngày càng có nhiều loại cây dại được mang vào chậu và trồng trong nhà, một trong những loại cây phổ biến nhất có thể kể đến là dương xỉ. Loại cây này có tên khoa học là Polypodiopsida, ngoài ra còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như rau dớn, thái quyết, cẩu tích,…
Nó có hơn 10,000 loại với vô số hình dạng, kích thước khác nhau. Nó mọc chủ yếu ở ven bìa rừng, xung quanh giếng đá, bờ suối, chân tường ẩm thấp,…
Dương xỉ là loại cây thân thảo, lá có hình dáng tựa như chiếc lược và xanh quanh năm. Trồng trong nhà, cây dương xỉ có thể thanh lọc không khí rất tốt. Nó có thể thanh lọc được cả những chất độc hại trong không khí như xylene, thủy ngân, asen, toluene,… cũng như bức xạ từ các thiết bị điện tử.
Trong phong thủy, cây dương xỉ tượng trưng cho nghị lực sống mạnh mẽ, phi thường, vượt qua mọi khó khăn giông bão. Loài cây cảnh này còn có tác dụng thu hút những nguồn năng lượng tốt, xua đuổi những điều không may mắn và mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Để tăng cường phong thủy từ cây dương xỉ, bạn nên đặt cây ở những vị trí thoáng mát và có nhiều ánh sáng tự nhiên. Bởi, đây là những nơi được cho là có năng lượng tích cực để cây hấp thu và lan tỏa năng lượng tốt cho căn phòng.
Cụ thể, nên trồng cây dương xỉ ở vị trí gần cửa chính hoặc góc của phòng khách. Điều này sẽ giúp cho năng lượng tích cực và may mắn có thể dễ dàng đến với gia đình bạn.
Vì cây có lá xanh quanh năm nên dương xỉ được cho là rất hợp với mệnh Mộc. Ngoài mệnh Mộc, những người có mệnh Hỏa cũng có thể trồng cây dương xỉ trong nhà, vì theo ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa.
Giá cả của cây dương xỉ cũng khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại và kích cỡ cây. Với những cây bụi nhỏ, giá sẽ rẻ hơn, nhưng với những cây dương xỉ cổ đại với hình dáng cao lớn thì giá sẽ lên tới tiền triệu. Những cây dương xỉ cổ đại này thường được trồng trong sân vườn hoặc giếng trời.
Cách chăm sóc cây dương xỉ
Video đang HOT
Loại cây cảnh này có sức sống mãnh liệt, không kén đất trồng cũng không cần quá nhiều công chăm sóc. Vì thế, nếu thấy ven bìa rừng, giếng đá,… thì bạn có thể đào mang về trồng.
Mặc dù dương xỉ khá dễ trồng, dễ chăm sóc và không kén đất trồng, nhưng tốt hơn hết nên trồng cây trong đất giàu mùn và tơi xốp để giữ ẩm. Thỉnh thoảng, bạn nên bón ít phân bò đã huỷ hoặc mùn dừa để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần tưới nước một lần mỗi tuần là được, tưới 30% lượng nước vào gốc, còn lại tưới lên thân cây. Lưu ý, dương xỉ ưa môi trường mát mẻ, thông gió, ngại tiếp xúc với ánh sáng mạnh nên bạn hãy trồng cây ở nơi râm mát, giữ ẩm cho môi trường xung quanh.
Khi lá cây dương xỉ khô, bạn cần cắt bỏ lá đó để giữ cho cây luôn xanh tươi và đẹp.
Cách trồng cây cau vàng khỏe đẹp mang đến tài lộc, may mắn
Cau vàng là một trong những loại cây cảnh phong thủy được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy cách trồng cây cau vàng thế nào cho đúng để giúp mang đến nhiều tài lộc và may mắn?
Cây cau vàng là loài thực vật có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Cau (Arecaceae). Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ châu Phi, được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loài cây này rất được ưa chuộng để làm cây cảnh phong thủy, do những giá trị mà nó mang lại.
Cây cau vàng là giống cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 3-7m, thân cây chia làm nhiều nhánh nhỏ tại gốc, mỗi nhánh lại phát triển tạo thành những tán lá mới. Lá cây có dạng lông chim, mọc thuôn dài với độ dài khoảng 1m, bề rộng từ 20-30cm. Các lá mọc đan xen lẫn nhau, có màu xanh lục pha lẫn màu vàng đẹp mắt. Cây có khả năng ra hoa vào mùa hè, sau đó kết trái tạo thành những quả có màu vàng cam khá bắt mắt.
Ý nghĩa phong thủy của cây cau vàng
Cây cau vàng là loài cây mang lại nhiều giá trị ý nghĩa đối với phong thủy. Sự xum xuê của cành lá được xem như điều may mắn, tốt lành về tài lộc cho người trồng. Ngoài ra loài cây này còn giúp mang đến sự bình an, êm ấm và hạnh phúc cho gia đình.
Bên cạnh đó, cây cau vàng cũng là loại cây cảnh có ích, có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, cây cau vàng có khả năng hấp thụ các chất độc hại có trong không khí như toluene và xylene, nhờ đó mang lại không gian trong lành, tốt cho sức khỏe hô hấp của gia đình bạn.
Cách trồng cây cau vàng tại nhà
Cây cau vàng có thể được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như trồng bằng hạt giống, trồng bằng cây non, tách chồi,... Trong đó phương pháp sử dụng cây non để trồng sẽ là đơn giản nhất, giúp tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc mà vẫn đảm bảo cây xanh tốt và có thể phát triển bền vững.
1. Lựa chọn giống cây
Bạn hãy lựa chọn các loại cây cau vàng non mà có cành lá xanh tốt, cây khỏe mạnh, không bị gãy dập để làm cây giống trồng tại nhà. Ngoài ra cây non khi mua về cần đảm bảo bầu đất còn nguyên vẹn, rễ cây gọn gàng không bị tổn thương.
2. Chuẩn bị chậu trồng
Chậu trồng cây cần phải rộng rãi, thỏa mãn kích thước của bầu đất cây non khi đặt vào bên trong, sao cho cây có thể phát triển tốt mà không cần phải thay chậu. Ngoài ra chậu cây cần có lỗ thoát nước dưới đáy để ngăn ngừa nước ứ đọng.
3. Trồng cây trong chậu
Đất trồng cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây cau vàng. Bên cạnh đó, đất trồng cần có độ tơi xốp cùng khả năng thoát nước tốt cho cây trồng. Bạn hãy đổ đất vào trong chậu rồi đào một hố ở chính giữa chậu nhằm có thể đặt cây non vào bên trong. Cuối cùng hãy lấp đất lại rồi tưới nước dưỡng ẩm như bình thường. Duy trì tưới dưỡng ẩm từ 10-15 ngày là cây non sẽ đâm rễ để tiếp tục phát triển.
Cách chăm sóc cây cau vàng tốt nhất
Sau khi đã trồng cây cau vàng vào trong chậu, bạn cần chăm sóc cây thường xuyên để giúp cây có được sự phát triển tốt nhất.
1. Tưới nước
Cây cau vàng ưa ẩm ở mức trung bình, do đó bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây để tránh gây ngập úng rễ, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây trồng. Duy trì tưới nước từ 2-3 lần/tuần, có thể tăng thêm nếu thời tiết nắng nóng, khô hạn.
2. Ánh sáng
Cây cau vàng ưa ánh sáng để có thể quang hợp và xanh tốt. Bạn có thể đặt chậu cây ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng chiếu đến. Tuy nhiên hạn chế đặt chậu cây tại những nơi có ánh nắng gay gắt, nhất là vào mùa hè để tránh làm cháy lá, khô héo cây trồng.
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để cây cau vàng có thể sinh trưởng tốt nên trong khoảng từ 20-30 độ C. Nếu như quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khiến cây còi cọc, không cao lớn và khó ra cành lá mới.
4. Cắt tỉa
Thường xuyên cắt tỉa để loại bỏ các cành lá quá dài hoặc bị khô héo, từ đó giúp cây tập trung dinh dưỡng để phát triển các cành lá mới. Đồng thời việc cắt tỉa còn giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh và côn trùng tấn công cây trồng.
5. Phòng sâu bệnh
Phát hiện các loài côn trùng "không mời mà đến" trong khu vườn của bạn để loại bỏ nguy cơ côn trùng, sâu bệnh có thể tấn công chậu cây của bạn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc diệt côn trùng được cho phép mà không gây hại đến cây cau vàng.
Có nên trồng cây cau vàng trước cửa nhà?
Cây cau vàng nói riêng hay bất kỳ các loại cây cau khác nói chung đều là những loại cây dân dã, quen thuộc đối với phong tục và văn hóa của Việt Nam. Nếu trồng cây cau trước nhà sẽ giúp mang lại nhiều điều tốt lành, may mắn, xua tan đi tà khí, những điều không tốt. Nhờ đó gia đình luôn êm ấm, thu hút vượng khí, đảm bảo tài lộc dồi dào, phát triển.
Tuy việc trồng cây cau vàng trước nhà là rất tốt, tuy nhiên cần tránh trồng chúng đối diện ngay cửa ra vào chính của ngôi nhà. Vì đó là nơi các luồng khí lưu thông, việc trồng cây án ngữ trước cửa nhà sẽ khiến các luồng khí tốt khó có thể lưu thông vào trong nhà, ảnh hưởng đến phong thủy. Do đó mà bạn chỉ nên trồng cây cau vàng trước vườn nhà, tránh trồng chắn ngay tại cửa ra vào nhé.
Cây cau vàng hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây cau vàng rất hợp đối với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy. Do đó nếu như bạn mang 1 trong 2 mệnh này mà trồng cây cau vàng trong nhà sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho bạn.
Những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy sẽ sinh vào các năm: 1953, 1958, 1959, 1966, 1967, 1972, 1973, 1974, 1975, 1980, 1981, 1982, 1983, 1988, 1989, 1996, 1997,...
Cách trồng cây hạnh phúc đúng kỹ thuật, mang lại may mắn, tài lộc Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây hạnh phúc đơn giản, nhanh chóng, cho cây phát triển tốt, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cây hạnh phúc, có tên khoa học là Radermachera sinica, là một loài thực vật thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước...