Cây hay bị nhầm là rau sam, đắng ngắt nhưng là kho vitamin C, nấu với con này được món đặc sản
Đúng như tên gọi, lá và thân của cây này có vị đắng nhưng nấu lên được món rất ngon, là đặc sản của một vùng.
Rau đắng hay còn được gọi là rau càng tôm, rau xương cá. Đây là loài rau dại mọc ở nhiều vùng quê, có lá hơi giống rau sam, có thể ăn được hoặc lấy về làm dược liệu.
Trong Đông y, rau đắng có tính bình, vị đắng, rất tốt cho hệ tiêu hóa, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt. Người ta thường dùng loại rau này trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, hạ sốt, mát gan…
Ngoài ra, rau đắng còn cực kỳ giàu vitamin C, ăn thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho thành mạch. Không chỉ vậy, rau này cũng giàu tanin, saponin, flavonoid, alkaloid, sesquiterpene… Đây đều là các chất có tác dụng kháng khuẩn, cực kỳ phù hợp với người hay mắc chứng cảm cúm, nhiễm trùng.
Giống như rau sam, rau đắng có thể ăn cả thân và lá. Người ta dùng nó làm rau sống, nấu canh, ăn với cháo, nhúng lẩu… Bà con vùng Nam Bộ còn có món rau đắng ăn với cháo cá lóc, cá kèo, canh chua rau đắng rất ngon, ngày nay nó như một món ăn đặc sản mà ai đến đây cũng phải thử.
Nếu như ăn sống rau thường cho vị đắng hơn thì khi nấu chín vị đắng sẽ được trung hòa, dễ ăn hơn. Dưới đây là một món canh từ rau đắng cực kỳ ngon và bổ dưỡng mà bạn không thể bỏ qua.
Canh chua rau đắng
Nguyên liệu
- Rau đắng: 500g
- Cá basa: 1kg (có thể chọn cá rô hoặc bất cứ loại cá nào mà bạn thích)
- Gia vị: Muối, mì chính
- Me
- Rau húng quế
Cách làm
1. Cá basa mua về bạn làm sạch, cắt khúc vừa ăn rồi chần sơ qua nước nóng.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
Bước này vừa giúp cho cá sạch hoàn toàn chất nhớt còn sót lại đồng thời khử mùi tanh hiệu quả.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
2. Rau đắng, húng quế rửa sạch, để cho ráo nước. Tỏi băm nhỏ.
Video đang HOT
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
3. Cho mỡ lợn vào nồi đun nóng rồi phi thơm tỏi. Lưu ý, với món canh rau đắng này bạn nên dùng mỡ lợn để canh được thơm ngon hơn nhé.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
Khi tỏi đã vàng thơm, lần lượt cho cá basa vào rán vàng đều các mặt.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
4. Thêm nước lọc ngập mặt cá, đậy vung và đun sôi.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
5. Cốt me bạn cho ra bát, thêm nước nóng rồi dầm nhuyễn ra. Lọc lấy phần nước cốt sau đó nêm vào nồi cá basa đang đun trên bếp.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
Để canh đậm đà hơn, hãy nêm 1 thìa muối ớt giã nhuyễn. Bạn có thể dùng bột canh, hạt nêm để thay thế nhưng muối ớt vẫn là ngon nhất.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
6. Tiếp tục đun canh cho tới khi cá chín thì thêm rau đắng cùng rau húng quế rửa sạch vào nấu chín là có thể tắt bếp.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
7. Múc canh cá ra bát và dùng khi còn nóng. Canh cá rau đắng rất thơm, ra có vị đắng đặc trưng, thịt cá ngọt thơm chấm cùng bát nước mắm chua chua cay cay kích thích vị giác vô cùng.
(Ảnh: Ẩm thực ngư dân)
Một số lưu ý khi ăn rau đắng
- Rau đắng là cây thân thảo mọc sát mặt đất vì thế nên dễ bám nhiều đất cát. Khi rửa, bạn cần chú ý rửa 2 – 3 lần nước, ngâm nước muối loãng để rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên cẩn thận khi ăn các món từ rau đắng.
- Không nên ăn quá nhiều rau đắng trong 1 ngày.
- Rau đắng nếu dùng sai cách có thể gây ra cảm giác buồn nôn, rối loạn tiêu hóa vì thế bạn cần lưu ý.
Quả xanh vỏ đỏ lòng, xưa ít người ăn nay bán 300.000đ/kg, nấu chung với con giàu đạm được món mát ruột
Tuy có vị chua nhưng quả này nấu món gì cũng ngon hết ý, tiếc là giờ không có nhiều.
Chay là loại quả dân dã thường gặp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cây này xưa trồng để lấy vỏ, rễ ăn trầu hoặc làm dược liệu, quả có vị chua, khi chín thơm, ngon, thường dùng nấu canh chua hoặc kho cá.
Trong đông y, quả chay có vị chua, tính bình ăn vào giúp thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích sự ngon miệng.
Xưa kia quả chay rụng đầy gốc nhưng không mấy ai mặn mà. Ngày nay, nó trở thành đặc sản, không phải ở đâu cũng có bán và không phải lúc nào cũng có thể mua được.
Tùy vào mỗi vùng mà giá bán quả chay sẽ có sự chênh lệch, trung bình từ 50.000đ - 200.000đ/kg. Với quả chay thái miếng, phơi khô thì giá sẽ dao động khoảng 250.000đ - 300.000đ/kg.
Quả chay được dùng để chế biến nhiều món ngon như: Kho cá, nấu canh chua, nấu bún... Tham khảo công thức món ăn từ quả chay ngay sau đây.
Canh chua từ quả chay
Nguyên liệu
- Cá chép: 500g (bạn có thể lựa chọn cá rô phi, cá trôi hoặc cá trắm... tùy vào sở thích).
- Quả chay tươi: 1 - 2 quả hoặc cũng có thể dùng loại chay đã phơi khô
- Cà chua: 2 quả
- Hành lá
- Rau mùi, thì là
- Dầu ăn
- Nước mắm, muối, mì chính
Cách nấu canh chua quả chay
1. Cá chép mua về bạn làm sạch, bóc mang và nội tạng bỏ đi, cạo sạch phần màng đen trong bụng cá để giảm bớt mùi tanh. Chà xát muối lên thân cá rồi rửa lại với nước, thấm khô và đem rán cho cá vàng đều 2 mặt. Tùy vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn rán sơ cá hoặc để cá tươi nhé.
* Mẹo hay chọn cá chép:
- Chọn mua những con cá bơi khỏe, mắt sáng, trong,không có dấu hiệu đục hay lờ đờ.
- Vảy cá sáng, đều, không bị tróc hay có dấu hiệu bị trầy xước.
- Cá dày mình, không chọn những con có bụng to vì rất có thể đây là cá cái, trong bụng nhiều trứng, thịt mỏng.
- Ưu tiên những con cá chép có kích thước vừa phải, không quá to hoặc cá nhỏ. Chú ý, thịt của cá chép sông sẽ ngon và thơm hơn so với cá chép nuôi. Loại cá này thân thường sẽ dài và thon hơn.
2. Quả chay tươi bạn rửa sạch, thái lát vừa ăn rồi ngâm trong bát nước có pha giấm để lấy đi hết phần nhựa. Không nên thái quá mỏng sẽ mất đi vị ngon, thái quá dày chay sẽ lâu chín. Các loại rau thơm rửa sạch, cắt khúc. Cà chua rửa xong bổ múi cau.
3. Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành rồi cho cà chua vào đảo chung. Tiếp đến, bạn cho 2 bát nước sau đó đậy nắp đun sôi.
4. Khi nồi canh sôi trở lại, bạn lần lượt cho cá đã rán sơ cùng quả chay tươi vào. Đậy nắp vung đun cho tới khi canh cá sôi khoảng 20 - 30 phút thì nêm nước mắm, mì chính cho vừa ăn.
5. Cá chín thì thêm hành lá, rau mùi cùng thì là vào nấu chung chừng 5 phút thì tắt bếp. Lưu ý, vì rau thì là lâu chín nên bạn cần nấu kỹ, tránh chần sơ rau sẽ có mùi hăng, khó ăn.
6. Múc cá ra bát rồi chan canh nóng lên trên và thưởng thức.
Món canh cá nấu quả chay này có hương vị vô cùng thơm ngon. Thịt cá mềm thơm, béo ngậy. Nước canh có vị chua thanh mát đặc trưng từ quả chay, đậm đà của các loại gia vị kích thích vị giác vô cùng.
Món canh này thích hợp với cả mùa hè lẫn mùa đông. Nếu không sẵn chay tươi thì bạn có thể dùng chay khô thay thế. Cách nấu canh cá với chay khô cũng tương tự.
Cách bảo quản chay
Không phải mùa nào cũng có sẵn quả chay vì thế nếu đi chợ thấy bán thì bạn có thể mua nhiều để dùng dần. Có 2 cách bảo quản chay là:
Cách 1: Trữ đông
Với cách này, bạn rửa quả chay thật sạch sau đó để khô rồi bỏ vào túi zip. Cất quả chay vào ngăn đông của tủ lạnh, khi nấu chỉ cần lấy ra chế biến.
Cách 2: Phơi khô
Quả chay đem rửa sạch, thái khoanh tròn sau đó xếp ra mẹt lớn. Phơi chay từ 2 - 3 nắng cho tới khi miếng chay khô hoàn toàn là được. Kiểm tra thấy miếng chay khô thì cho vào lọ, đậy nắp kín và bảo quản ở nơi thoáng mát.
Rau dại được ví như sâm đất, nấu với loài bé tí ti được món ngon "tứa nước miếng", tiếc là ít người biết Mặc dù là cây mọc dại ven đường nhưng đem rau này nấu canh hoặc ăn sống đều ngon hết ý. Cây dại nhắc tới là cây me đất. Loại này ngày xưa mọc bờ mọc bụi nay được trồng nhiều tại các khoảng đất trống trong công viên hoặc các khu dân cư, khu nghỉ dưỡng để phủ xanh và làm cảnh....