Cây gỗ kỳ lạ – chảy máu mỗi khi bị thương
Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kỳ lạ – chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi.
Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kỳ lạ – chảy máu
Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa hay loài cây chảy máu
Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đỏ, dính đặc biệt
Các lá mọc so le, mọc đối, tương đối thưa với các lá chét cách đều nhau với các gân bên cong song song
Hoa lưỡng tính, giống hạt đậu, mọc thành chùm, cánh hoa nhăn nheo màu vàng nhạt
Video đang HOT
Quả là loại quả đặc biệt dẹt, cứng, hình cầu và không nứt
Khi cắt ngang thân hay một cành cây, nhựa màu đỏ hơi sánh chảy ra, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu
Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây
Pterocarpus angolensis có rất nhiều lợi ích về cả mặt kinh tế và y học: chữa các căn bệnh về mắt, dạ dày hay máu
Nhựa của cây được người bản địa sử dụng như thuốc nhuộm. Họ còn dùng nó để trộn cùng mỡ động vật tạo thành một sản phẩm chăm sóc da
Gỗ của cây được sử dụng để tạo ra nhiều vật dụng có giá trị như dùng để đóng thuyền hay lát sàn
Úc: Kỳ lạ đàn cá mập sống trong hồ nước ở sân golf suốt 20 năm
Đàn cá mập bò sống trong hồ nước ngọt ở sân golf suốt 20 năm khiến các nhà khoa học tại Úc vô cùng bối rối.
Theo đó, vào những năm 1990, có một đàn cá mập bò bị mắc cạn trong hồ nước ở sân golf Carbrook (Úc) và từ đó chúng sinh sống ở đây trong nhiều thập kỷ. Điều này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên.
Nguyên nhân đàn cá bò dạt đến hồ nước này là do lũ lụt. Tuy nhiên, kể từ đó, chúng sống và phát triển ở hồ nước ngọt nhân tạo trong sân golf suốt nhiều năm.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Marine and Fishery Sciences đã ghi lại câu chuyện về quần thể cá mập bò độc lạ này.
Theo các nhà khoa học, sở dĩ cá mập bò (Carcharhinus leucas) khác với các loài cá mập khác ở chỗ chúng có thể sống được ở trong môi trường nước ngọt. Trên thực tế, loài cá này có thể được tìm thấy ở nhiều con sông trên khắp thế giới. Mặc dù việc lưu trú trong nước ngọt thường chỉ mang tính tạm thời, nhưng đôi khi cá mập bò bị mắc kẹt trong môi trường này suốt thời gian dài. Điểm kỳ lạ là chúng vẫn phát triển tốt.
Cá mập bò có thể sống được ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt. Ảnh: Getty Images
Đàn cá mập ở sân golf Carbrook có thể đã bị cuốn trôi vào đất liền khi xảy ra lũ lụt. Trên thực tế, sân golf Carbrook nằm ở phía đông nam Brisbane, ngay cạnh sông Logan và Albert. Các chuyên gia cho biết, các cơn bão mùa hè đôi khi gây ra lượng mưa lớn tràn vào bờ sông và làm ngập cả vùng bãi bồi ở xung quanh. Do sân golf nằm cách bờ biển chưa đầy 10 km nên nằm ở trong vùng nước ngọt mà loài cá mập bò có thể sinh sống.
Theo phân tích của các chuyên gia, các con cá mập này đã đến hồ nước vào khoảng từ năm 1991 - 1996. Bởi thực tế trong khoảng thời gian này, có ba trận lũ lớn tràn qua bờ sông và tràn vào đất liền, vô tình mang theo đàn cá mập. Đến khi nước lũ rút, đàn cá lại bị mắc kẹt trong hồ.
Đàn cá mập này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996. Do hồ nước dài khoảng 700 m, với diện tích khoảng 210.000 m2, tương đối nhỏ, nên không có thống kê chính thức về quần thể cá mập sống ở đây. Thế nhưng người ta thường xuyên nhìn thấy cá mập và chúng hay đến gần bờ. Sự hiện diện của chúng đã được ban quản lý sân golf hoan nghênh. Cá mập bò vì thế cũng trở thành linh vật của nơi này.
Vì sao đàn cá mập bò có thể sống sót 20 năm trong hồ nước sân golf?
Cá mập bò có thể sống sót trong nhiều môi trường, miễn là chúng có nhiều thức ăn. Ảnh: Australian.museum
Các báo cáo dựa trên việc quan sát chỉ ra rằng, đàn cá mập bò sống trong hồ nước ở sân golf có thể còn nhỏ khi chúng bị mặc kẹt nhưng cuối cùng đã dài tới 3 m.
Thói quen kiếm ăn của những con cá mập bò không được xem xét kỹ lưỡng, nhưng có khả năng các loài du nhập vào hồ trong các đợt lũ lụt chẳng hạn như cá đối xám đầu dẹt ((Mugil cephalus), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá cháo Ấn Độ - Thái Bình Dương (Megalops cyprinoides) và cá tráp vây vàng (Acanthopagrus australis) là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào.
Nhà sinh vật học cá mập Michael Heithaus tại ĐH Quốc tế Florida, người không tham gia vào nghiên cứu trên, chia sẻ: " Nếu cá mập có được thức ăn chúng cần thì việc sống trong các môi trường có độ mặn thấp có thể cực kỳ có lợi vì có ít kẻ săn mồi hơn. Những con non có thể sống nhiều năm trong nước ngọt. Vì vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi chúng sống sót, miễn là có nhiều thức ăn".
Những con cá mập bò này được nhìn thấy lần cuối vào năm 2015. Theo các chuyên gia, một trận lũ lụt vào năm 2013 nhiều khả năng đã giúp một số cá thể thoát ra các con sông lân cận. Trong khi đó, số khác có thể đã chết và bị chìm. Minh chứng là nhân viên sân golf từng vớt được một xác cá mập khi đàn cá vẫn còn sống ở dưới hồ.
Mặc dù hiện tại hồ nước trong sân golf dường như không còn cá mập bò, nhưng câu chuyện kỳ lạ trên cho thấy khả năng thích nghi và sức chịu đựng của chúng khi sống trong môi trường nước ngọt.
Nhóm các nhà nghiên cứu cho biết thêm, đàn cá mập bò sống ở hồ nước sân golf chính là trường hợp sống lâu nhất từng được biết đến về loài cá này khi chúng sống liên tục thời gian dài trong môi trường có độ mặn thấp.
Cá mập bò là loài cá mập phổ biến trên thế giới. Chúng ưa thích vùng nước nông và thường có mặt tại các vùng nước lợ hay nước ngọt, chẳng hạn như khu vực cửa sông. Loài cá mập này khác thường ở chỗ chúng có thể sống trong nước biển, nước ngọt và thậm chí cả trong sông sâu trong đất liên.
Mỹ chốt lại số phận xác ướp kỳ lạ Một xác ướp 128 năm tuổi cuối cùng cũng được tổ chức đám tang ở Mỹ. Đài BBC hôm 2-10 đưa tin một nhà tang lễ ở bang Pennsylvania - Mỹ vừa thông báo họ đã xác định được danh tính của tử thi một tên trộm - lâu nay được cư dân địa phương gọi là "Stoneman Willie" (tên giả). "Willie" là...