Cây bưởi Đại tướng tặng nước bạn Lào hơn 40 năm trước
Hơn 40 năm trôi qua, cây bưởi – kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang từ Lăng Bac sang tặng Hoàng thân Xuphanouvong – vẫn sống xanh tôt. Cây bươi la tình cảm son sắt giưa nhân dân Lào va vị Đại tướng của dân tộc Việt Nam.
Kỷ vật thiêng liêng trên đất bạn Lào
Chúng tôi có dịp đến thăm Viêng Xay – tỉnh Hủa Phăn (Lào), nơi căn cứ địa cách mạng, trọng điểm của hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và là khu vực đặc biệt quan trọng trực thuộc Trung ương. Được tận mắt chứng kiến những di tích lịch sử, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Cay-xỏn-phôm-vi-hản, Chủ tịch Xuphanouvông và Bộ Chính trị. Nơi này cũng là nơi in dấu chân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Thượng Lào năm 1953, tạo bước ngoặt quan trọng, đưa cuộc kháng chiến của 2 nước đi đến thắng lợi cuối cùng đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Hang CayXỏnPhomvihản- nơi nhiều lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt chân đến
Thật bất ngờ được biết cây bưởi trước cửa hang cũng là nơi làm việc của Hoàng thân Xuphanouvong chính là kỷ vật mà Đại tướng mang sang tặng Hoàng thân nhân chuyến thăm Lào trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng nhân dân cách mạng Lào tháng 2/1972. Cây bưởi trải qua hơn 40 năm giờ vẫn sống xanh tôt, mùa nào cũng cho ra quả ngọt.
Cây bưởi được Chủ tịch XuPhanouvong chăm sóc cẩn thận
Cây bưởi được tỏa làm 3 nhánh. Giải thích về điều này, người dân nước bạn Lào cho biết đó là tượng trưng cho 3 nước Đông Dương: Việt Nam- Lào- Campuchia. Hơn 40 năm qua, nhân dân nước bạn Lào chăm sóc cẩn thận, coi đó là kỷ vật thiêng liêng mà Đại tướng đã dành cho đất nước họ.
Video đang HOT
Ông SiPhănVăngđuagiang, Trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử cách mạng Xuphanouvong, cho biết: “Do sợ cây bươi qua gia côi nên sắp tới chúng tôi sẽ cho chiết cành để nhân giống sang cây mới. Vì đó là tất cả những tình cảm mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi tặng đất nước chúng tôi bởi thế chúng tôi sẽ cố gắng gìn giữ và bảo vệ”.
Đại tướng trong trái tim người dân nước Lào
Mặc dù những người mà chúng tôi tiếp xúc, họ chưa một lần được thấy Đại tướng ngoài đời. Chỉ biết đến vị Đại tướng vĩ đại của dân tộc Việt Nam qua sách lịch sử, báo, thông tin đại chúng và thấy Đại tướng qua những tấm ảnh và truyền hình. Tuy nhiên, khi hỏi về Đại tướng ai cũng giành cho Người một sự kính trọng và biết ơn vô hạn.
ông SiPhăn Văngđuagiăng, Trưởng ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Supha Novong chia sẽ những tình cảm đặc biệt của mình giành cho Đại tướng.
Hầu hết họ đều biết tin Đại tướng qua đời và luôn theo dõi những tin tức về Đại tướng Ông Bummi Sikhămphon, Chủ tịch Ban quản lý di tích huyện Viêng Xay, xúc động: “Khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, tôi đã rất bất ngờ. Có cảm giác như Người chính là người con của đất nước Lào. Nhân dân đất nước chúng tôi thật sự rất cảm ơn Đại tướng đã cùng với quân đội nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước Lào, nhờ đó mà chúng tôi mới có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Chúng tôi không biết nói gì hơn là gửi đến Đại tướng lời chúc yên giấc ngàn thu”.
Còn ông SiPhăn Văngđuagiăng, Trưởng ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Xuphanovong, chia sẻ: “Tôi chưa gặp Người bao giờ, nhưng đã được xem nhiều chương trình trên vô tuyến nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là việc chỉ huy phối hợp cùng Chính phủ Lào tiêu diệt đẩy lùi quân Pháp trong chiến dịch Thượng Lào, mở mang vùng kháng chiến Lào, làm nên chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ và đường 9 Nam Lào giúp nhân dân 2 nước Việt – Lào đuổi giặc ngoại xâm. Tôi thật sự khâm phục con người Đại tướng. Đất nước Việt Nam thật tự hào khi có một vị Đại tướng tài ba như vậy”.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nhảy Lăm vông với CayXỏn Phômvihản năm 1972
Khi nhắc đến vị Đại tướng của dân tộc Việt Nam, ông Sẩmkhiết Buaviêngxay, hướng dẫn viên du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng SuphaNovông đã cố gắng tìm cho bằng được bức ảnh của Đại tướng chụp cùng CayXỏn Phômvihản trong điệu nhảy Lăm vông sau cuộc đại hội tháng 2/1972 và bức ảnh mà Xuphanovong đang chăm sóc cây bưởi mà Đại tướng tặng.
Ông Sẩmkhiết Buaviêngxay, hướng dẫn viên du lịch khu di tích lịch sử cách mạng Supha Novông bên bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp khi về dự đại hội năm 1972
Ông Sẩmkhiết Buaviêngxay cho biết: “Dù trải qua hàng chục năm, thế nhưng những gì liên quan đến vị Đại tướng của nước Việt Nam cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đều cất giữ rất cẩn thận. Chúng tôi muốn nhắc con cháu, những thế hệ sau của đất nước biết về những vị anh hùng nước bạn để tưởng nhớ và biết ơn”.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Hôm nay, làm lễ mở cửa mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngày 15/10, gia đình đã làm lễ mở cửa mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở núi Thọ, Vũng Chùa - Đảo Yến, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Gia đình Đại tướng đã làm lễ và thực hiện mọi nghi thức theo phong tục quê hương Quảng Bình.
Sau lễ này, lều bạt và bàn thờ ở khu mộ Đại tướng sẽ không sử dụng nữa. Sau đó, gia đình Đại tướng sẽ chọn ngày đẹp để tiến hành xây dựng thêm những hạng mục ở khu mộ.
Để bảo vệ mộ phần của Đại tướng được chu đáo, hiện tại mỗi ngày có khoảng hơn 10 cán bộ và bộ đội biên phòng được cắt cử đứng bảo vệ trước phần mộ và hướng dẫn người dân đến thắp hương tiễn biệt.
Sáng 14/10, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cũng đã tới Vũng Chùa-Đảo Yến để kiểm tra công tác bảo đảm an toàn khu vực an nghỉ của Đại tướng.
Ngày hôm nay, nhiều đoàn người vẫn tiếp tục lên núi Thọ, Vũng Chùa - Đảo Yến để viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được an táng vào chiều 13/10.
Theo Người đưa tin
Sự thực cụ Rùa nổi, bằng lăng đổi màu ngày Quốc tang Tướng Giáp Gần đây, người dân đang xôn xao về hiện tượng cây bằng lăng gần nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ chuyển màu, và cụ Rùa nổi lên trong ngày tiễn đưa Đại tướng về đất Mẹ. Ngày 14/10, PGS. TS Hà Đình Đức, người có thâm niên nghiên cứu về rùa Hồ Gươm từ năm 1991, đã cung cấp một bức...