Caviar ra mắt iPhone 11 chế tác từ áo ‘cổ rùa’ huyền thoại của Steve Jobs
Nếu bạn nghĩ chiếc iPhone mới chưa đủ để thể hiện ‘đẳng cấp’, thì hãng chế tác đồ xa xỉ nổi tiếng Caviar đã có giải pháp cho túi tiền của bạn.
Caviar, thương hiệu chuyên chế tác các món đồ xa xỉ đã gây được sự chú ý khi tung ra những chiếc iPhone 11 đặc biệt như gắn đá mặt trăng, gắn mảnh vỡ tàu Titanic hay tàu vũ trụ của Liên Xô… Gần đây hãng đã ra mắt mẫu iPhone 11 Pro “Superior Jobs” mới, một chiếc iPhone được chế tác hoàn chỉnh từ chiếc áo cao cổ nổi tiếng của Steve Jobs, với mức giá 6.280 USD (khoảng 145 triệu đồng) dành riêng cho “fan cứng” của Apple.
Nguồn ảnh: Caviar
Caviar nói rằng chiếc iPhone này dành để tưởng nhớ đến vị “thiên tài bất tử” của Apple, người đã qua đời vào năm 2011 ở tuổi 56. Ngoài một phần từ chiếc áo cổ lọ đã thành thương hiệu của Steve Jobs, Caviar còn khắc lên phiên bản iPhone này chữ ký của ông để làm dấu “bảo chứng chất lượng”.
Nguồn ảnh: Caviar
Chỉ có 9 chiếc iPhone đặc biệt này được sản xuất, giá cả tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ, cụ thể iPhone 11 Pro 64GB sẽ có giá 6.280 USD (khoảng 145 triệu đồng), 256GB có giá 6.950 USD (khoảng 152 triệu đồng), cuối cùng là 512GB với giá 6.980 (khoảng 161 triệu đồng).
Chiếc áo cổ rùa đã thành thương hiệu của Steve Jobs
Trên trang web Caviar đã giới thiệu: Để tưởng nhớ đến huyền thoại Steve Jobs, hãng đã chế tạo chiếc iPhone 11 Pro theo thiết kế của chiếc iPhone đầu tiên – chiếc smartphone đã khuấy đảo thế giới công nghệ ngay từ lần đầu ra mắt. Điểm nhấn của máy là biểu tượng quả táo bằng titan cùng với một mảnh vải từ chiếc áo cổ rùa của Steve Jobs, bên dưới là chữ ký của ông.
Video đang HOT
Nguồn ảnh: Caviar
Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là bản chế tác đắt nhất, Caviar còn bán một mẫu iPhone 11 lấy cảm hứng từ nhóm nhạc huyền thoại The Beatles. Mẫu máy này cũng được đính kèm một mảnh vải từ trang phục biểu diễn của “bộ tứ thành Liverpool” trên hình một chiếc đĩa ghi vinyl. Giá của phiên bản The Beatles này là 11.190 USD (khoảng 260 triệu đồng).
Nguồn ảnh: Caviar
Ngoài ra, Caviar cũng tái hiện lại “Trận chiến thế kỷ” giữa hai tay đấm huyền thoại Muhammad Ali và Joe Frazier năm 1971 với tên gọi iPhone 11 Pro “Superior Ali & Frazier”. Với thiết kế chính là chiếc đai dành cho nhà vô địch, vòng tròn màu đỏ đại diện cho Ali, màu xanh là Frazier. Phiên bản này có giá 11.960 USD (khoảng 276 triệu đồng).
Theo ICTNews
Cảm ơn Jony Ive, Apple sẽ tốt hơn khi không có ông
Jony Ive đã trở thành biểu tượng cho những thiết kế sáng tạo của Apple. Chia tay một huyền thoại là cơ hội để táo khuyết viết nên trang sử mới.
Tài năng của Jony Ive không phải bàn cãi, nhưng sự ra đi của ông có thể trở thành cú hích cho những thành công tiếp theo của Apple. Thay thế cho huyền thoại sinh năm 1967 là Evans Hankey và Alan Dye.
Gã khổng lồ Cupertino thậm chí có thể sẽ làm tốt hơn thời còn Jony Ive. Động thái mới thực tế là cơ hội quan trọng để Apple định hình lại phong cách thiết kế sau hàng thập kỷ nằm dưới cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm.
Ive là nhà thiết kế nổi tiếng từng kết hợp với huyền thoại Steve Jobs tạo nên những sản phẩm mang tính biểu tượng như iMac, iPod, iPhone và iPad. Sau sự ra đi bất ngờ của Steve, Jony Ive trở thành nhân vật hàng đầu trong công ty ủng hộ tầm nhìn về sản phẩm và thiết kế của cựu CEO. Cái bóng quá lớn của hai huyền thoại khiến nhiều ý tưởng sáng tạo phải "chùn bước".
Jony Ive đang tạo ra cái bóng quá lớn trong đội ngũ thiết kế Apple.
iPhone cùng nhiều sản phẩm của táo khuyết luôn tạo ấn tượng về mặt thẩm mỹ đối với người dùng và được các nhà sản xuất sao chép. Ive nhận vô số giải thưởng như minh chứng cho tài năng thiên bẩm.
Mặc dù sự đi của người đàn ông 52 tuổi là đột ngột, đó không phải cú sốc lớn. Ive gắn bó với Apple gần 30 năm. Công ty không còn là nhà sản xuất mới nổi với muôn vàn khó khăn. Thay vào đó, táo khuyết đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới.
Apple không còn phụ thuộc vào Ive như trước
Thời gian gần đây, hãng đã chuyển trọng tâm từ thiết kế sản phẩm điện tử đột phá sang hướng tập trung vào mảng dịch vụ như nhạc trực tuyến, truyền hình số.
Theo Business Insider, Ive thời gian qua đã không còn tập trung nhiều vào công việc thiết kế sản phẩm. Thay vào đó, ông chịu trách nhiệm xây dựng trụ sở mới Spaceship ở California. Ive giám sát mọi thứ từ bản thiết kế tổng thể cho tới những chi tiết nhỏ như loại gỗ và đá sử dụng bên trong.
Tuy nhiên phải thừa nhận, sức ảnh hưởng của Ive tại Apple là quá lớn. Những chiếc iPhone hay Mac mới nhất cho thấy cái bóng từ tầm nhìn chiến lược của ông, như độ mỏng hay độ chắc chắn của lớp vỏ. Người dùng nhanh chóng nhận ra sản phẩm của Apple nhờ các đặc điểm độc đáo, ngay cả khi họ chưa nhìn thấy biểu tượng táo khuyết. Đó là công lớn của Ive.
Apple đã trở thành gã khổng lồ trong làng công nghệ nên sẽ không phụ thuộc vào Ive.
Trong thời gian Ive tập trung vào Spaceship và các mảng khác, gã khổng lồ Cupertino vẫn làm tốt mọi việc. Hãng ra mắt nhiều sản phẩm đột phá cùng mức tăng trưởng đều đặn. Doanh thu gần đây sụt giảm, nhưng nguyên nhân một phần do thị trường smartphone đã bão hòa.
Tất nhiên, cựu Giám đốc thiết kế Apple sẽ không biến mất. Ông rời công ty vào cuối năm nay để tự gây dựng sự nghiệp với thương hiệu LoveFrom. Tim Cook khẳng định, Apple tiếp tục hợp tác với cựu nhân viên và là khách hàng lớn của LoveFrom.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin Jony Ive sẽ nghỉ việc, giá trị vốn hóa Apple mất 8 tỷ USD. Theo đó, cổ phiếu giao dịch của táo khuyết giảm 0,87% trong vài giờ sau đó và dần khôi phục vào cuối ngày. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là biến động nhỏ trước một thông tin mang tính nhạy cảm như vậy.
Đôi khi, sự ra đi của những huyền thoại sẽ giúp công ty tạo ra nét tươi mới.
Jony Ive ra đi sẽ tốt cho Apple?
Sự ra đi của Jony Ive có thể có lợi cho Apple. Hãng gây dựng thành công nhờ tạo ra những sản phẩm thời thượng, lấy thiết kế làm điểm nhấn quan trọng nhất. Đã tới lúc táo khuyếtphải xem xét lại chiến lược của mình.
Nhìn chung, iPhone mới vẫn mang nét gì đó của phiên bản gốc năm 2007 . Những chiếc MacBook có nhiều điểm cơ bản giống PowerBook giới thiệu năm 2001.
Bốn phiên bản iPhone từ iPhone 6 đến iPhone 8 sử dụng gần như một thiết kế. Hình ảnh rò rỉ iPhone 11 chẳng khác gì so với phiên bản năm 2017. Có chăng, Apple thay đổi kích thước cụm camera, giống như màn "xoay dọc" từ iPhone 8 sang iPhone X.
Thị trường có nhiều người không quá quan trọng vào thiết kế. Họ có thể chấp nhận thiết bị dày hơn nhưng chứa pin dung lượng lớn hay cụm camera độ phân giải cao. Thậm chí, người yêu phong cách cổ điển sẽ thấy thiết kế Mac và iPad của Ive khá phức tạp.
Steve Jobs từng cương quyết phản đối mở rộng màn hình iPhone. Nhưng quyết định của Tim Cook với iPhone 6 và iPhone 6 Plus đã chứng minh điều ngược lại. Đây là một trong những sản phẩm thành công nhất của Apple.
Những thay đổi như vậy có thể mở ra hướng đi mới giàu sức sống cho thương hiệu táo khuyết. Hãng biết đâu sẽ tìm thấy một "Jony Ive" thứ hai để chinh phục nhiều cột mốc ấn tượng hơn con số 1.000 tỷ USD giá trị vốn hóa.
Người hâm mộ Apple từng lo lắng khi Steve Jobs đột ngột qua đời. Tuy nhiên, Tim Cook cho thấy đôi khi làn sóng mới có thể tạo nên thành công bất ngờ. Jony Ive được coi là "di sản lớn" cuối cùng dưới thời Steve. Và thêm lần nữa, chúng ta lại chờ đợi những thay đổi tích cực của táo khuyết.
Theo Zing
Cận cảnh iPhone 2020 cực chất: 'Xịn xò' như iPhone 11 Pro và đẹp như iPhone 4 Tin vui cho những người vẫn yêu thích thiết kế của iPhone 4 là Apple hoàn toàn có thể 'hồi sinh' thiết kế của dòng điện thoại này với iPhone 2020. iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max đã được chính thức bán ra trên thị trường. Thế nhưng, với những người mong muốn một chiếc điện thoại có nhiều...