Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn sẽ như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Sáng 9/8, hàng triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ sẽ diễn ra trong 2 ngày 9-10/8 với 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp.

Bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm các môn thành phần lý, hóa, sinh) và bài thi khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; sử, địa với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).

Riêng bài thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận trong 120 phút, các bài còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn Văn sẽ không có các phần đã giảm tải.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn sẽ như thế nào? - Hình 1

Theo TS. Trịnh Thu Tuyết – giáo viên môn Ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) những năm gần đây, cũng như theo mô hình đề tham khảo lần 2 năm 2020 cho kì thi Tốt nghiệp THPT 2020 về cơ bản không thay đổi, vẫn gồm có hai phần, ba câu, phần Đọc hiểu 3 điểm, phần Làm văn 7 điểm với hai câu: câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm.

Phần Đọc hiểu luôn gồm một ngữ liệu đọc hiểu, có thể là thơ hoặc văn xuôi, có thể là bất kì phong cách ngôn ngữ nào các em đã được học, tư chính luận, khoa học, nghệ thuật, sinh hoạt, báo chí đến hành chính – công vụ; sau đó là 4 câu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao.

Các em cần nhận ra những tín hiệu của từng kiểu loại câu hỏi để có phương pháp trả lời phù hợp, tránh trả lời thừa hoặc thiếu. Ví dụ: câu hỏi nhận biết thường tập trung vào hai yêu cầu: Thứ nhất là yêu cầu xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ/ phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… (thường có cụm từ “Xác định… / Chỉ ra… phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính/ cơ bản…);

Thứ hai là yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh; thường có cụm từ “Theo tác giả/ Theo đoạn trích/ trong đoạn trích/ dựa vào đoạn trích…” – khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải.

Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm/ nhận định/câu văn/ câu thơ…trong văn bản. (Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào”Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng/ Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm”? – Đề THPT QG 2019; Anh, chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải mẫu người hoàn hảo vì chẳng có ai hoàn hảo? – Đề tham khảo lần 1/ 2020).

Học sinh cần giải thích nghĩa đen/ nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (nếu có) của khái niệm/ nhận định…

Câu hỏi vận dụng (thấp) thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ … trong văn bản trong câu/ đoạn văn bản. (Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ…- Đề THPT QG năm 2015). Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống… để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt (diễn đạt nội dung gì?) và giá trị biểu cảm (đưa tới cảm xúc gì?)

Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định/ thông điệp/ vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu.

Video đang HOT

Ví dụ: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (Đề THPT QG năm 2019) / Anh, chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong cuộc đời? Vì sao? (Đề tham khảo lần 1/2020) /Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh, chị? (Đề tham khảo lần 2/2020).

Với dạng câu hỏi này, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu… Hoặc với dạng câu hỏi “Anh/chị có đồng tình…?/ Vì sao”, học sinh cần xác định đúng suy nghĩ, nhận thức của mình để luận bàn cho thấu đáo, chặt chẽ. Hoàn toàn có thể xuất hiện nhiều phương án: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình nhưng có giới hạn, điều kiện, ngoại lệ….

Phần quan trọng nhất là trả lời câu hỏi “Vì sao?” với lập luận chặt chẽ và trung thực, thuyết phục.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn sẽ như thế nào? - Hình 2

Thí sinh sẽ làm bài thi Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 trong 120 phút (ảnh minh họa)

Theo TS. Trịnh Thu Tuyết, những sai sót học sinh hay mắc phải khi làm bài thi môn Ngữ văn tập trung nhiều vào phần kĩ năng:

Thứ nhất là kĩ năng trả lời câu hỏi Đọc hiểu, các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản, nhiều khi chưa phân biệt các cấp độ yêu cầu của bốn câu hỏi đọc hiểu, khiến sa đà phân tích ở câu nhận biết, nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu, hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng…;

Thứ hai là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, nhiều khi viết khuôn sáo, chung chung, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy…;

Cuối cùng là kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận văn học, học trò nhiều khi không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng, phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.

Những sai sót đó cũng là những kiến thức, kĩ năng các em cần học hỏi theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô, ôn luyện cho thành thục – quan trọng nhất trong tất cả các kiểu dạng bài là rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu của đề, kĩ năng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Thí sinh cần chú ý kĩ năng làm bài môn Ngữ văn phần Đọc hiểu và Làm văn để không bị mất điểm một cách oan uổng trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp THPT 2020.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Ngữ văn thi theo hình thức trắc nghiệm, đây là môn thi tự luận, mang tính đặc thù của bộ môn nên thí sinh cần lưu ý những điểm sau để làm bài được tốt.

Lưu ý tránh mất điểm oan

Thứ nhất, phần Đọc hiểu, ngữ liệu cho có thể là một đoạn văn xuôi (khoảng 250 đến 300 chữ) hoặc một bài thơ, đoạn thơ và yêu cầu trả lời 4 câu hỏi nhỏ theo ma trận: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (thấp).

Câu 1, ở mức độ nhận biết, thí sinh cần nắm chắc một số đơn vị kiến thức có liên quan như: thể thơ (nếu ngữ liệu cho bài thơ/đoạn thơ), phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ... Giả sử đề yêu cầu chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản thì thí sinh phải trả lời duy nhất phương thức biểu đạt trong số các phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ.

Một văn bản thường có nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, và muốn biết đâu là phương thức biểu đạt chính thì phải căn cứ vào mục đích cuối cùng mà văn bản dề cập đến. Chẳng hạn ngữ liệu cho là một câu chuyện (có yếu tố miêu tả, biểu cảm), nhưng sau đó lại bàn luận đến một tư tưởng, quan điểm... thì chắc chắn phương thức biểu đạt chính phải là nghị luận.

Câu 2, thường có dạng như "trong đoạn trích, tác giả cho rằng...", thí sinh phải ghi lại quan điểm của tác giả có sẵn trong ngữ liệu - chứ không phải quan điểm của bản thân. Thí sinh cần trả lời ngắn gọn, trọng tâm, để trong ngoặc kép quan điểm của tác giả - tránh trả lời lan man, dài dòng có thể lạc đề.

Câu 3, được nâng lên ở một mức độ cao hơn so với câu hỏi 1 và 2, ví như "anh/chị hiểu như thế nào về câu...", thí sinh cần trả lời ngắn gọn nhưng đủ ý - như thế cần diễn đạt khoảng 3 đến 5 câu là đạt yêu cầu.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Hình 1

Học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh họa: N.S)

Câu 4, cũng là câu ở mức độ vận dụng nhưng có độ mở rộng, ví dụ, "anh/chị có đồng tình với quan niệm... không, vì sao"? Thí sinh trả lời khoảng 3 đến 5 câu, có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình một phần nào đó nhưng cần lí giải hợp lí - phù hợp với chuẩn mức đạo đức, thuần phong mĩ tục và không vi phạm pháp luật hiện hành.

Thứ hai, phần Làm văn, có 2 câu hỏi liên quan đến kiến thức nghị luận xã hội và nghị luận văn học - là phần chiếm 70% điểm số của toàn bài văn. Câu nghị luận xã hội, đề yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ được tích hợp một vấn đề, khía cạnh từ ngữ liệu Đọc hiểu.

Về hình thức, thí sinh chỉ viết một đoạn văn (không xuống dòng) khoảng 01 mặt giấy thi, trình bày theo một trong những cách: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành - nhưng tốt nhất nên viết theo tổng-phân-hợp. Như vậy, câu chủ đề của đoạn văn phải mang luận điểm chính, sau đó giải thích (tùy theo đề), bàn luận và cuối cùng là kết đoạn văn.

Về nội dung, thí sinh xác định cho được vấn đề cần nghị luận để viết chính xác, trọng tâm. Trong quá trình triển khai đoạn văn, thí sinh cần vào đưa những chứng gần gũi, thiết thực, chắt lọc - tránh kể lể - để làm sáng tỏ yêu cầu cần nghị luận. Nên nhớ, bất cứ một vấn đề nào cũng đều có hai mặt - nghĩa là thí sinh phải lật ngược lại vấn đề đề bàn luận cho sâu sắc.

Đáng chú ý nhất là câu nghị luận văn học - chiếm 50% điểm số của toàn bài - đòi hỏi thí sinh phải có chiến thuật làm bài hợp lí, rõ ràng. Theo đề minh họa của Bộ GD&ĐT - có giá trị tham khảo rất cao - là yêu cầu cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm truyện. Đề chính thức cũng có thể theo hướng này và có thể là cảm nhận về nhân vật qua đoạn văn xuôi hay cảm nhận một đoạn thơ ngắn.

Hướng dẫn đề văn minh họa

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho đề bài: Cảm nhận về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ (trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Thí sinh đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.

Cần xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài.

Đồng thời, triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" và khái quát vấn đề cần nghị luận. Sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ.

Khái quát ngắn gọn, vì sao A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng trên cọc trong đêm mùa đông. Khát vọng sống trở thành ngọn lửa âm ỉ trong lòng Mị. Khi có cơ hội, ngọn lửa ấy sẽ bùng cháy, trở thành một sự phản kháng mãnh liệt không ai có thể ngờ tới. Những đêm mùa đông trên núi cao, Mị thường dậy sớm trong nỗi cô đơn hiu quạnh một mình lặng lẽ.

Thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị thản nhiên "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi". Nhưng đến lúc bất chợt nhìn thấy dòng nước mắt đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ thì tâm hồn Mị hồi sinh một tình người sâu sắc.

Mị thấy đồng cảm với A Phủ, "Mị nhớ lại đêm năm trước A Sử cũng trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia". Mị và A Phủ là những phận người đồng cảnh ngộ, vừa nghèo khổ vừa bị bọn thống trị đày đọa tàn nhẫn. Trong phút chốc Mị nhớ lại những ngày tháng tủi nhục trước đây.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Hình 2

(Ảnh minh họa: H.C)

Mị sống và làm việc như một con vật, bị bắt trói đứng suốt đêm. Mị nhớ đến người đàn bà bị chồng trói đến chết. Trong Mị bừng lên sự căm phẫn tột cùng "chúng nó thật độc ác". Mị lo lắng, cảm thương cho tình cảnh hiểm nghèo của A Phủ "chỉ đêm mai là người kia chết chết đau, chết đói, chết rét, phải chết". Một cái chết thê thảm sẽ đến với A Phủ.

Mị thấy thật bất công, vô lí nếu A Phủ phải chết "người kia việc gì phải chết thế". Mị nhận ra nếu phải chết thì đó là một cái chết đầy oan ức cho A Phủ. Mị nghĩ rằng nếu giải thoát cho A Phủ thì Mị sẽ là người thay thế nhưng "làm sao Mị cũng không thấy sợ". Sức mạnh của tình người thôi thúc Mị, khiến Mị chiến thắng sự sợ hãi.

Mị quyết tâm cởi trói cho A Phủ, Mị đem hết nghị lực để thực hiện hành động táo bạo ấy. Dù trong lòng rất hồi hộp, lo lắng đến "nghẹn lại" nhưng cách Mị cắt, gỡ dây trói thì rất dứt khoát. Sự dũng cảm, lòng thương người đã giúp Mị giải thoát cho A Phủ.

Mị đứng lặng trong bóng tối. Đó chính là giây phút Mị suy nghĩ về bản thân và lựa chọn. Mị đang đứng ở ranh giới ở lại thì chết mà chạy đi có thể được sống. Một khoảnh khắc định mệnh và Mị phải sáng suốt quyết định.

Mị đã vùng chạy theo A Phủ. Một sự lựa chọn sáng suốt. Chỉ có giải thoát mới mong thay đổi được số phận, mới được sống đúng nghĩa. Hàng loạt động từ: "vụt chạy, băng đi, đuổi kịp, lăn..." cho thấy Mị đã dồn hết sức mạnh cố thoát khỏi cõi chết để tìm đến sự sống. Mị và A Phủ "đỡ nhau lao chạy" trong niềm thôi thúc mãnh liệt của lòng khao khát được sống tự do. Đây là kết quả tất yếu của một quá trình Mị bị dồn nén, chà đạp. Sức sống tiềm tàng đã thúc đẩy Mị phản kháng và tự giải thoát mình.

Mị là đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ lao động người Mông nghèo khổ, bị vùi dập trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng vẫn tỏa sáng một tâm hồn đẹp: khát khao tự do, hạnh phúc, dũng cảm vùng lên giải thoát số phận nghiệt ngã. Nhân vật thể hiện rõ cảm hứng sáng tác, tư tưởng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài.

Chính tả, dùng từ, đặt câu phải ảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Về độ sáng tạo thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thườngNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
19:30:48 22/11/2024
Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhấtVụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất
20:13:52 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cướiThợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?
18:54:00 22/11/2024
MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10
17:49:47 22/11/2024
Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũSao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ
17:07:18 22/11/2024
Chàng trai đi máy bay giữa 2 châu lục mỗi tuần để thăm bạn gáiChàng trai đi máy bay giữa 2 châu lục mỗi tuần để thăm bạn gái
19:15:06 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bích Tuyền lộ 'gia cảnh' thật, không dàn xếp 15 triệu USD với Mr.Đàm vì thứ này?

Bích Tuyền lộ 'gia cảnh' thật, không dàn xếp 15 triệu USD với Mr.Đàm vì thứ này?

Sao việt

21:43:14 22/11/2024
Trước khi xảy ra vụ kiện đòi 15 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng và gia đình ca sĩ Bích Tuyền rất thân thiết, xem nhau như người nhà. Cơ ngơi của Bích Tuyền và chồng tỷ phú ở Mỹ cũng không phải dạng vừa, có thể là lý do để Mr.Đàm ra điều kiện d...
Một nữ ca sĩ gọi đại gia Hà Dũng là ân nhân: "Không có anh, tôi không có ngày hôm nay"

Một nữ ca sĩ gọi đại gia Hà Dũng là ân nhân: "Không có anh, tôi không có ngày hôm nay"

Tv show

21:37:53 22/11/2024
Để tôi có được ngày hôm nay, từ Mai Thu Hường trở thành Maya, tôi phải biết ơn ân nhân của mình là anh Hà Dũng - Maya chia sẻ.
Jiyeon (T-ara) và chồng cầu thủ phân chia tài sản, chính thức kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió

Jiyeon (T-ara) và chồng cầu thủ phân chia tài sản, chính thức kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió

Sao châu á

21:35:20 22/11/2024
Ngày 22/11, tờ KoreaBoo đưa tin Jiyeon (T-ara) và cầu thủ bóng chày Hwang Jae Gyun đã chính thức hoàn tất thủ tục ly hôn.
Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Sao âu mỹ

21:32:02 22/11/2024
Sau khi Nicole Kidman nói meme ly hôn được lan truyền là cảnh trong một bộ phim, cô đã bị cáo buộc nói dối. Đây không phải là từ một bộ phim - người hâm mộ khẳng định.
Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Nhạc quốc tế

21:20:33 22/11/2024
Không một ai ngờ, sân khấu APT. đã được quay trước rồi phát sóng tại MAMA. Rosé và Bruno Mars không trình diễn như dự tính.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham kêu gọi trừng phạt ICC sau lệnh bắt Thủ tướng Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham kêu gọi trừng phạt ICC sau lệnh bắt Thủ tướng Israel

Thế giới

21:16:32 22/11/2024
Động thái này được đưa ra sau khi ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chống lại loài người liên quan đến cuộc xung đột ở Gaza.
Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Nhạc việt

21:14:44 22/11/2024
Hiếm có sự kiện nào quy tụ được dàn sao nam đình đám hàng top hiện nay như Sơn Tùng, SOOBIN, HIEUTHUHAI, Dương Domic... nên các FC đang dùng hết sức mạnh để ủng hộ cho thần tượng.
Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Netizen

20:11:23 22/11/2024
Có lẽ, Hà Giang là địa điểm quá hấp dẫn với du khách nước ngoài về mọi mặt, từ phong cảnh hùng vĩ, người dân thân thiện cho đến các trải nghiệm vô cùng độc đáo về văn hoá, ẩm thực
Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Tin nổi bật

20:10:59 22/11/2024
Ông L.B.P., Chủ tịch Hội nông dân xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) được cho đã mất tích từ chiều ngày 20/11 đến nay.
Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Sức khỏe

20:10:31 22/11/2024
Đến ngày 1/8/2024 (4 ngày sau khi sinh), qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trẻ có tình trạng giãn não thất 2 bên. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ chưa được can thiệp giãn não thất do tình trạng sức khỏe chưa cho phép.
Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Pháp luật

20:01:48 22/11/2024
Cần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.