Cấu trúc đề thi tốt nghiệp, ĐH, CĐ 2010 môn Địa Lý (trắc nghiệm)
A. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT- giáo dục THPT
I-Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
* Câu 1 (3,0 điểm):
-Địa lý tự nhiên
-Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
-Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
-đất nước nhiều đồi núi
-Thiên nhên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
-Thiên nhiên phân hoá đa dạng
-Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
-Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Địa lý dân cư
-Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
- Lao động và việc làm
- Đô thị hoá
*Câu 2 (2, 0 điểm)
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Địa lý các ngành kinh tế
– Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch)
* Câu 3 (3,0 điểm
-Địa lý các vùng kinh tế
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung bộ
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung bộ
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ
- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
– Các vùng kinh tế trọng điểm
- Địa lý địa phương (địa lý tỉnh, thành phố)
II- Phần riêng (2, 0 điểm)
(Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu- câu VI.a hoặc câu VI.b)
*Câu VI.a Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm
Video đang HOT
Nội dung nằm trong chương trình chuẩn đã nêu ở trên
*Câu VI.b Theo chương trình nâng cao ( 2,0 điểm)
Nội dung nằm trong chương trình nâng cao. Ngoài phần nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau đây:
- Chất lượng cuộc sống (thuộc phần địa lý dân cư)
- Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần địa lý kinh tế- chuyển dịch cơ cấu kinh tế)
- Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần địa lý kinh tế- một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp)
- Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long (thuộc phần địa lý kinh tế- địa lý các vùng kinh tế)
*Lưu ý: Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Các kỹ năng được kiểm tra gồm:
- Kỹ năng về bản đồ: Đọc bản đồ ở Atlat địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat địa lý Việt Nam tái bản chỉnh lý và bổ sung do NXB Giáo dục phát hàn tháng 9- 2009
- Kỹ năng về biểu đồ: Vẽ, nhận xét và giải thích, đọc biểu đồ cho trước
- Kỹ năng về bảng số liệu: Tính toán, nhận xét
B. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên
*Câu 1 (3,0 điểm)
-Địa lý tự nhiên
-Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
-Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
-đất nước nhiều đồi núi
-Thiên nhên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
-Thiên nhiên phân hoá đa dạng
-Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
-Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Địa lý dân cư
-Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
- Lao động và việc làm
- Đô thị hoá
*Câu 2 (3, 5 điểm)
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Địa lý các ngành kinh tế
– Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch)
*Câu 3 ( 3,5 điểm)
-Địa lý các vùng kinh tế
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung bộ
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung bộ
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ
- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
– Các vùng kinh tế trọng điểm
- Địa lý địa phương (địa lý tỉnh, thành phố)
*Lưu ý: Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Các kỹ năng được kiểm tra gồm:
- Kỹ năng về bản đồ: Đọc bản đồ ở Atlat địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat địa lý Việt Nam tái bản chỉnh lý và bổ sung do NXB Giáo dục phát hành tháng 9- 2009
- Kỹ năng về biểu đồ: Vẽ, nhận xét và giải thích, đọc biểu đồ cho trước
- Kỹ năng về bảng số liệu: Tính toán, nhận xét.
C. Cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
I-Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
*Câu 1 (2,0 điểm)
Địa lý tự nhiên
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
– Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
-đất nước nhiều đồi núi
-Thiên nhên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
-Thiên nhiên phân hoá đa dạng
-Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
-Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Địa lý dân cư
-Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
- Lao động và việc làm
- Đô thị hoá
*Câu 2 (3,0 điểm)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Địa lý các ngành kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch)
Địa lý các vùng kinh tế
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung bộ
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung bộ
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ
- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
– Các vùng kinh tế trọng điểm
*Câu 3 (3,0 điểm
– Kỹ năng
-Về lược đồ: vẽ lược đồ Việt Nam và điền một số đối tượng địa lý lên lược đồ
-Về biểu đồ: vẽ. nhận xét, giải thích
II_ Phần riêng (2,0 điểm)
( Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu -Câu VI.a và câu VI.b)
*Câu VI.a Theo chương trình chuẩn ( 2,0 điểm)
Nội dung nằm trong chương trình nâng cao. Ngoài phần nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau đây:
- Chất lượng cuộc sống (thuộc phần địa lý dân cư)
- Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần địa lý kinh tế- chuyển dịch cơ cấu kinh tế)
- Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần địa lý kinh tế- một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp)
- Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long (thuộc phần địa lý kinh tế- địa lý các vùng kinh tế)
*Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng Atlat địa lý trong phòng thi
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010: Tuyển hơn 512.000 chỉ tiêu
Số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT cho biết năm nay, tổng chỉ tiêu (CT) tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy là 512.866, tương đương với tổng CT năm 2009. Trong đó có 272.266 CT hệ ĐH, tăng gần 10.000 CT so với năm 2009 và 240.600 CT hệ CĐ (bao gồm cả CT của các trường CĐ và bậc CĐ trong các trường ĐH) giảm khoảng 11.000 CT so với năm 2009.
Thiếu điều kiện học tập: Cắt chỉ tiêu
Trong tổng số 379 trường ĐH, CĐ sẽ tuyển sinh năm 2010, có 190 trường tuyển sinh với số lượng CT thấp hơn số lượng do các trường đề xuất, với khoảng 10.000 CT đào tạo ĐH và 20.000 CT hệ CĐ. Nguyên nhân cắt giảm CT đề xuất chủ yếu do nhiều trường không đáp ứng được các tiêu chí về bảo đảm điều kiện học tập...
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tự đề xuất 4.500 CT hệ ĐH và 1.500 CT hệ CĐ nhưng bộ xác định trường chỉ có năng lực đào tạo 3.000 CT hệ ĐH và 500 CT hệ CĐ.
Trường ĐH Lạc Hồng chỉ được 2.400 CT so với con số 3.500 CT do trường đề nghị; Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An còn 1.250 CT cả ĐH và CĐ so với đề nghị ban đầu là 2.300...
Năm nay, chỉ có 5 trường ĐH được tăng CT là ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Thủy lợi và ĐH Tôn Đức Thắng. ĐH Quốc gia Hà Nội năm nay chỉ tuyển 5.500 CT.
Học phí cao ngất ngưởng
Năm nay, không ít trường ngoài công lập có mức học phí khá cao. Sinh viên Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị có mức học phí lên đến 1,1 triệu đồng/tháng.
Học phí của Trường ĐH Đại Nam là 980.000 đồng/tháng hệ ĐH và 800.000 đồng/tháng hệ CĐ.
Trường ĐH Nguyễn Trãi tuy CT chỉ có 400 nhưng học phí thì thuộc loại cao nhất trong số các trường dân lập với mức 1,5 triệu đồng/tháng.
Cũng tương tự mức học phí này là Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Theo học phí mà trường công bố, học phí ngành kỹ thuật y học, điều dưỡng đa khoa gần 14 triệu đồng/năm, các ngành khác từ 8-9 triệu đồng/năm.
Mức học phí trung bình của Trường ĐH Hùng Vương là 8 triệu đồng/năm, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM từ 800.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/tháng.
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM thu học phí theo ngành với 11,5 triệu đồng/năm ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh và 11,3 triệu đồng/năm các ngành khác.
133 trường không tổ chức thi
Bộ GD- ĐT cho biết tổng số trường ĐH, CĐ không tổ chức thi năm nay là 133, giảm 4 so với năm 2009 (137 trường). Trong đó, có 46 trường ĐH và 87 trường CĐ.
46 trường ĐH không tổ chức thi là ĐH Hà Tĩnh, ĐH Hoa Lư Ninh Bình, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Lao động - Xã hội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, ĐH Chu Văn An, ĐH Công nghệ Đông Á, ĐH Công nghệ Vạn Xuân, ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, ĐH Dân lập (DL) Đông Đô, ĐH DL Lương Thế Vinh, ĐH DL Phương Đông, ĐH FPT, ĐH Hà Hoa Tiên, ĐH Hòa Bình, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Quốc tế Bắc Hà, ĐH Thành Tây, ĐH Bạc Liêu, ĐH Quảng Bình, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Việt Đức, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Bình Dương, ĐH DL Cửu Long, ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH DL Duy Tân, ĐH Hùng Vương (TPHCM), ĐH Kỹ thuật - Công nghệ TPHCM, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM, ĐH DL Phú Xuân, ĐH Văn Hiến, ĐH DL Văn Lang, ĐH Yersin Đà Lạt, ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Phan Châu Trinh, ĐH Phan Thiết, ĐH Quang Trung, ĐH Tây Đô, ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định, ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Võ Trường Toản, ĐH Thái Bình Dương.
Những thí sinh có nguyện vọng 1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH thuộc các ĐH, khi khai hồ sơ đăng ký dự thi tại mục 2 chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh dự thi (không ghi mã ngành, chuyên ngành); mục 3: Ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành (hoặc mã chuyên ngành) của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH mà thí sinh có nguyện vọng 1 theo học.
Chỉ tiêu tuyển sinh các trường ĐH phía Nam
ĐH Quốc gia TPHCM Trường ĐH Bách khoa: 3.900 CT;
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 3.425 CT;
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn 2.800 CT;
Trường ĐH Quốc tế 800 CT;
Trường ĐH Công nghệ Thông tin 660 CT;
Khoa Kinh tế 1.550 CT;
Khoa Y 100 CT.
ĐH Huế
ĐH Khoa học 9.500 CT;
ĐH Sư phạm 1.500 CT;
Trường ĐH Y Dược 920 CT;
Trường ĐH Nông Lâm 1.330 CT;
Trường ĐH Kinh tế 1.230 CT;
Trường ĐH Nghệ thuật 170 CT;
Trường ĐH Ngoại ngữ 880 CT;
Khoa Giáo dục thể chất 220 CT;
Khoa Du lịch 320 CT.
ĐH Đà Nẵng
Trường ĐH Bách khoa 3.000 CT;
Trường ĐH Kinh tế 1.840 CT;
Trường ĐH Sư phạm 1.650 CT;
Trường CĐ Công nghệ 1.400 CT;
Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum 325 CT;
Trường CĐ Công nghệ Thông tin 550 CT.
Các trường khácTrường ĐH Tài chính - Marketing 2.300 CT;
Trường ĐH Tôn Đức Thắng 3.210 CT;
Trường ĐH Cần Thơ 6.150 CT;
Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân 420 CT;
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM 8.000 CT;
Trường ĐH Đà Lạt 3.300 CT;
Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM 2.500 CT;
Trường ĐH Kiến trúc TPHCM 1.200 CT;
Trường ĐH Kinh tế TPHCM 4.000 CT;
Trường ĐH Luật TPHCM 1.700 CT;
Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM 148 CT;
Trường ĐH Ngân hàng TPHCM 2.400 CT;
Trường ĐH Nha Trang 3.000 CT;
Nhạc viện TPHCM 130 CT;
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM 4.400 CT;
Trường ĐH Phú Yên 750 CT;
Trường ĐH Phạm Văn Đồng 1.050 CT;
Trường ĐH Quảng Bình 1.870 CT;
Trường ĐH Quảng Nam 1.230 CT;
Trường ĐH Quy Nhơn 4.000 CT;
Trường ĐH Sài Gòn 4.450 CT;
Trường ĐH Đồng Tháp 3.900 CT;
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM 3.600 CT;
Trường ĐH Sư phạm TPHCM 3.100 CT.
Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM 800 CT;
Trường ĐH Tây Nguyên 2.650 CT;
Trường ĐH Thể dục Thể thao TPHCM 1.000 CT;
Trường ĐH Thủ Dầu Một 600 CT;
Trường ĐH Trà Vinh 3.300 CT;
Trường ĐH Văn hóa TPHCM 1.300 CT.
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ 800 CT;
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch 420 CT;
Trường ĐH Mở TPHCM 4.050 CT;
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu 1.700 CT;
Trường ĐH DL Cửu Long 2.550 CT.
Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn 1.700 CT;
Trường ĐH DL Duy Tân 3.200 CT;
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng 2.400 CT;
Trường ĐH Đông Á 2.000 CT;
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TPHCM 2.400 CT;
Trường ĐH Hùng Vương TPHCM 1.660 CT;
Trường ĐH Lạc Hồng 2.400 CT;
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM 1.600 CT;
Trường ĐH DL Phú Xuân 1.330 CT;
Trường ĐH DL Văn Hiến 1.400 CT;
Trường ĐH DL Văn Lang 2.450 CT;
Trường ĐH Yersin Đà Lạt 1.300 CT;
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM 500 CT;
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng 2.500 CT.
Theo Bưu Điện Việt Nam