Cầu Rồng sẽ phun lửa, nước theo nền nhạc
Nhà sáng chế Phan Đình Phương vừa được lãnh đạo Đà Nẵng đồng ý phương án phun lửa, nước theo nền nhạc cho công trình “con rồng thép dài nhất thế giới”.
Tại buổi lắng nghe ý kiến làm đẹp cầu Rồng của nhà sáng chế Phan Đình Phương mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, chức năng chính của cầu Rồng là phục vụ giao thông, tuy nhiên không có cây cầu nào cộng đồng quan tâm như cầu này. Vì thế, ông Tuấn đồng ý với phương án của ông Phan Đình Phương, Tổng giám đốc công ty An Sinh Xanh, là sẽ để đầu Rồng phun nước theo chủ đề, nền nhạc, ánh sáng lúc thăng, lúc trầm nhằm tạo sự cuốn hút cho du khách.
Với nhiều sáng chế về công nghệ chữa cháy, ông Phan Đình Phương đang ấp ủ phương án phun lửa, nước cho cầu Rồng trên nền nhạc. Ảnh: Nguyễn Đông
Trao đổi với VnExpress ngày 19/10, ông Phan Đình Phương cho biết, ý tưởng này được ông ấp ủ nhiều tháng nay. Đà Nẵng là thành phố của những cây cầu, trong đó cầu Rồng là điểm nhấn thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, hàng đêm cuối tuần, du khách chờ đợi để được xem màn “rồng thép” phun lửa, nước lặp đi lặp lại cũng dễ dẫn đến nhàm chán. Việc phun lửa, nước như hiện nay không truyền tải bất cứ thông điệp nào, ngoài việc “xem cho vui”.
“Tôi đang thiết kế để cầu Rồng có rất nhiều kiểu phun lửa, nước trên nền nhạc. Đầu tiên là màn phun nước như một vương miện trên đầu rồng, rồi phun ở mép rồng, phun đứng, phun nằm, mạnh yếu theo tiết tấu của bản nhạc. Toàn bộ con Rồng phun nước thành sương mù, chỗ đậm, chỗ nhạt như hình ảnh rồng bay trong mây. Còn việc phun lửa tại miệng rồng sẽ theo từng tiết tấu nhạc cao trào, chứ không phun từ đầu đến cuối bản nhạc”, ông Phương nói và cho biết vận hành kỹ thuật này sẽ bằng máy vi tính.
Dự tính, sẽ có hai ống nhựa phi 100 mm kéo suốt trên thân rồng. Trên ống đục các van thành vòi phun mây mù. Trước giờ phun lửa, nước sẽ có loa thông báo đến người xem. Ông Phương cũng đang ấp ủ việc làm cho phần đầu rồng có thể quay được, miệng há to và nhỏ lại như đang hát, con mắt chớp được để “rồng thép” thân thiện hơn. Hiện kinh phí cho phương án này chưa được tính toán.
Video đang HOT
Với phương án ông Phương đang xây dựng, đầu rồng sẽ uyển chuyển, thân thiện và cuốn hút hơn với du khách gần xa. Ảnh: Nguyễn Đông
Trước đó, Công ty An Sinh Xanh được thành phố Đà Nẵng thuê thiết kế phun nước cho cầu Rồng. Ông Phương sáng chế ra phương pháp dùng bồn chôn ngầm để lấy nước sinh hoạt, kết hợp với một máy nén khí hoạt động theo cơ chế đưa một đường nước, một đường khí và mở hai van cùng lúc. “Vòi rồng” phóng nước xa khoảng 120 m và chỉ mất khoảng 70.000 đồng tiền vận hành, cùng 4 khối nước cho ba lần phun mỗi đêm.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Báo Mỹ ca ngợi "rồng phun lửa" ở Đà Nẵng
Cây cầu hình con rồng với chiều dài 666 m, có thể phun lửa và nước, là biểu tượng của một thành phố đang phát triển mạnh mẽ ở miền Trung Việt Nam, CNN nhận định.
"Vào mỗi cuối tuần, người dân và du khách tham quan Đà Nẵng có cơ hội chứng kiến một màn trình diễn đặc biệt trên cây cầu dân sinh bắc qua sông Hàn. Vào đúng 21h tối, Cầu Rồng tạm ngăn người dân lên cầu và thực hiện màn phun lửa, nước độc đáo" CNN mô tả.
Cầu Rồng phun lửa trong những dịp cuối tuần. Ảnh: CNN
Người dân tạm ngừng lưu thông trên cây cầu 6 làn xe khi rồng sắp phun lửa. Sau một tiếng gầm, đầu rồng khạc ra luồng lửa. Sau đó những tiếng rít cùng những đám mây hơi nước xuất hiện.
Từ lâu rồng là biểu tượng cho sự thịnh vượng ở châu Á. Nó là hình ảnh lý tưởng cho một thành phố phát triển mạnh mẽ. Vì thế, Cầu Rồng nhanh chóng trở thành thứ đáng nhớ trong lòng người dân thành phố và du khách.
Cầu Rồng nối liền hai bờ sông Hàn.
Đà Nẵng là đô thị phát triển kinh tế thành công điển hình của Việt Nam. Giới lãnh đạo thành phố đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng hy vọng Cầu Rồng sẽ thu hút khoảng 3 triệu du khách tới thành phố trong năm nay.
Ngoài Cầu Rồng, Đà Nẵng còn xây dựng nhiều cây cầu khác để nối liền hai bờ sông Hàn. Những công trình này đều có kiểu dáng rất đặc biệt, góp phần tô điểm cho sự ấn tượng của thành phố.
Hình tượng rồng rực sáng trong đêm.
Ammann & Whitney là công ty đóng vai trò quan trọng trong dự án xây dựng Cầu Rồng. Ông Nick Ivanoff, chủ tịch công ty, phát biểu: "Cầu Rồng là thành tựu lớn nhất trong mạng lưới các cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Giới chức tin tưởng cây cầu sẽ là biểu tượng mới của thành phố".
Cầu Rồng là công trình dựa theo hình tượng rồng thời nhà Lý, triều đại trị vì Việt Nam hơn 1.000 năm trước. Nick Masucci, người phụ trách công ty thiết kế cây cầu, cho biết: "Chúng tôi tin rằng, Cầu Rồng sẽ trở thành biểu tượng cho sự tăng trưởng và phát triển của Đà Nẵng cũng như công trình giao thông quan trọng ở miền Trung, Việt Nam".
Cầu Rồng mang dáng vẻ của rồng thời Lý.
Cây cầu còn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân ở hai bờ sông Hàn. Nguyễn Nam Đông, chủ một quán cà phê ở phía tây Cầu Rồng, cho biết: "Trước khi cây cầu xuất hiện, cuộc sống của người dân ở bên kia sông rất nghèo. Chính phủ đã đầu tư để họ phát triển. Cây cầu không chỉ tô đậm thêm bản sắc thành phố mà nó còn hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm thời gian di chuyển tới sân bay quốc tế Đà Nẵng".
Theo Zing News
"Hào Anh đổi 4 xe máy, đập gần chục iPhone" Đó là lời kể của bà Thoa, mẹ ruột Hào Anh nói về con trai sau khi có được khoản tiền gần 900 triệu đồng nhận được từ các nhà hảo tâm. Gần một tuần nay người dân xóm chùa ông Bổn ở phường 8, TP.Cà Mau (Cà Mau) rất bất bình khi thấy Hào Anh (Nguyễn Hoàng Anh, 18 tuổi) ngỗ ngược,...