Câu nói xúc động của cụ bà 103 tuổi vượt 300km về quê “thăm mẹ” khiến nhiều người rưng rưng
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh một cụ bà lưng còng, chân đi không vững nhưng vẫn vượt hàng trăm km về quê thăm mộ mẹ khiến nhiều người xúc động.
Theo tờ Dân trí, cụ Phạm Thị Dịu dù nay đã 103 tuổi nhưng vẫn cố gắng cùng con cháu vượt gần 300km từ Nghệ An về quê Hưng Yên làm giỗ mẹ.
Đoạn clip ghi lại cảnh cụ về quê thăm mộ, tâm sự trước phần mộ cha mẹ những lời xúc động khiến ai nấy đều không cầm được nước mắt và đã thu hút hơn 1,2 triệu lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận. Nhiều người xúc động, bật khóc khi theo dõi đoạn clip và bày tỏ sự kính phục trước tấm lòng hiếu thảo của cụ bà 103 tuổi.
Cùng với đó, hàng nghìn lời chúc được cư dân mạng gửi đến cụ bà, mong cụ khỏe mạnh để tiếp tục cùng con cháu về thăm lại quê hương, cội nguồn.
Theo chị Nguyễn Hương Mai (31 tuổi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, người đăng tải clip) nhân vật trong clip chính là bà nội của mình.
“Tuy bà nội tuổi cao nhưng chưa năm nào bà quên ngày giỗ mẹ (cụ thân sinh ra bà Dịu), bà vẫn nhớ như in ngày mẹ mất là ngày 12/1 (Âm lịch). Quê gốc của bà ở Hưng Yên, do tuổi cao và điều kiện không cho phép nên mọi năm tới ngày giỗ, bà thường làm mâm cơm, cúng vọng ở Nghệ An.
Năm nay, bà có nguyện vọng muốn về Hưng Yên làm giỗ, thắp hương cho mẹ nên bảo con cháu chuẩn bị đồ lễ, thuê xe về quê. Nghe bà đề xuất, cả gia đình tôi rất ủng hộ và xúc động bởi 5-6 năm rồi bà mới có dịp về quê. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên bà về làm giỗ mẹ mà đông đủ con cháu”, chị Mai chia sẻ.
Cụ Phạm Thị Dịu (103 tuổi, quê Nghệ An). Ảnh: Dân trí
Trong clip, có đoạn cụ bà nghẹn ngào trước phần mộ của cha mẹ: “Mấy năm rồi con mới lại về thăm bố mẹ, con nhớ bố mẹ nhiều lắm, bố mẹ có nhớ con không. Chân con yếu quá, chắc lần này là lần cuối con về thăm quê. Bố mẹ dưới đó phù hộ cho con và các cháu nhé…”. Câu nói khiến ai nấy đều xúc động.
Người cháu cho biết thêm, từ khi “chốt” ngày về quê, bà Dịu vui mừng, đứng ngồi không yên. Thậm chí, đêm trước ngày về quê, cụ bà thao thức không ngủ, chỉ mong trời mau sáng để xe tới đón. Thấy vậy, cả gia đình cũng thức cùng, tâm sự với cụ bà.
Cụ Dịu cùng người em gái ngồi bên bàn thờ cha mẹ. Ảnh: Dân trí
Con cháu quây quần bên cụ. Ảnh: Thanh niên
“Suốt hành trình từ Nghệ An ra Hưng Yên gần 300km, ai cũng lo cho sức khỏe của bà. Ngồi xe từ giữa đêm tới sáng mới đến nơi khiến cả nhà ai cũng uể oải, chỉ có bà luôn miệng bảo không mệt, không đau lưng tý nào”, chị Mai kể.
Báo Thanh niên dẫn lời bà Nguyễn Thị Gái (70 tuổi), con gái của cụ Dịu bộc bạch, người Việt Nam luôn yêu thương nhau, lấy chữ hiếu đặt lên hàng đầu. Mẹ của bà là một ví dụ điển hình cho điều đó.
“Tôi đã bật khóc khi nhìn mẹ sống trọn nghĩa tình với tổ tiên, cha mẹ. Tôi cũng rất lo cho sức khỏe của mẹ nhưng nếu không để cho mẹ đi thắp nhang sẽ rất áy náy, càng thương mẹ. Trước ngày đi, mẹ tôi không ngủ được, cứ ngồi nhìn ra ngoài cửa chờ xe đến để xuất phát”, bà Gái bật khóc kể lại .
Với bà Gái, mẹ là tấm gương để bản thân và mọi người học tập. Nghĩa tình và đạo hiếu của mẹ đẹp đẽ và thiêng liêng con cháu khắc cốt ghi tâm.
Dân làng Bùng ngỡ ngàng xem các cụ U80 nhảy dân vũ
Các cụ bà U80 biểu diễn tiết mục nhảy dân vũ trong đêm giao lưu văn nghệ ở làng Bùng (xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ.
Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 23/9 âm lịch, người dân làng Bùng lại tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan. Năm nay, bên cạnh các hoạt động trang trọng kỷ niệm 410 năm ngày giỗ cụ trạng, người dân địa phương còn tổ chức đêm giao lưu văn nghệ thu hút đông đảo thành phần tham gia.
Xem clip:
Điểm nhấn đặc biệt trong đêm văn nghệ "cây nhà lá vườn" chính là tiết mục nhảy dân vũ của các cụ bà U80, U70
Sự xuất hiện của 11 "diễn viên" trong trang phục người cao tuổi bước ra sân khấu khiến khán giả bị cuốn hút nhún nhảy theo. Rất đông khán giả chứng kiến điệu nhảy dân vũ khỏe khoắn vui nhộn trên nền bài hát "Gặp nhau giữa rừng mơ" đã nghĩ đây là màn hóa thân của những người trẻ.
Nhưng sự thật khiến nhiều người bất ngờ. Các vũ công biểu diễn trên sân khấu đều là thành viên của chi hội người cao tuổi làng Bùng. "Diễn viên" trẻ nhất 65 tuổi và người cao tuổi nhất 75 tuổi.
9/11 thành viên biểu diễn tiết mục nhảy dân vũ sôi động
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Phương (SN 1955) - người mặc áo hoa ra sân khấu đầu tiên trong clip phía trên cho biết: "Chúng tôi lên ý tưởng và tập luyện cho tiết mục này 1 tuần. Cả nhóm có 15 người nhưng hôm đó chỉ có 11 người tham gia biểu diễn được. Có 3 người ít tuổi nhất là 65 tuổi, 2 người cao tuổi nhất là 75 tuổi. Hai người đàn ông trong nhóm cũng là do 2 bà 73 tuổi đóng vai. Tiết mục thành công được bà con hưởng ứng chúng tôi cũng thấy vui".
Tận mắt nhìn thấy các bà U80, U70 biểu diễn rất sung trên sân khấu, các con cháu không khỏi ngỡ ngàng. Bà Phương vui vẻ kể lại: "Cháu tôi ở làng bên xem clip còn không nhận ra tôi. Cháu bảo nếu không có ảnh chụp hậu trường thì 100% cháu nghĩ rằng người trẻ đóng thành bà già".
"Chúng tôi đều còn khỏe, đi thẳng lưng mà lên sân khấu phải còng lưng xuống rất mỏi. Tập luyện nhảy dân vũ rất ý nghĩa vì giúp cơ thể chúng tôi dẻo dai, lại vừa góp phần làm vui, làm đẹp cho xã hội. Mình khỏe mạnh thì con cháu được nhờ", bà Phương nói thêm.
Phong trào văn hóa văn nghệ, dưỡng sinh, thái cực quyền... của người cao tuổi làng Bùng được nhiều người dân hưởng ứng. Để duy trì hoạt động tập luyện, mua quần áo giày dép,... thành viên các nhóm đều tự bỏ kinh phí nhưng tất cả đều vui vẻ, nhiệt tình tham gia.
"Nhiều người thích các hoạt động của chúng tôi, dù chưa đủ tuổi (60 tuổi trở lên - pv) vẫn xin được gia nhập chi hội người cao tuổi. Nhân kỷ niệm 410 năm ngày mất Trạng Bùng, các bà tự đề xuất tham gia một tiết mục dân vũ. Phải qua luyện tập nhiều lần, các bà mới có thể nhanh, khỏe, dẻo và diễn hay như vậy", ông Phùng Khắc Lạn - chi hội trưởng chi hội người cao tuổi làng Bùng nói.
Chị Giang Anh, một "vũ công" cùng tham gia biểu diễn trong đêm giao lưu văn nghệ chia sẻ: "Chúng tôi cổ vũ cho các bà mà toát hết mồ hôi. Các bà nhảy đều mà rất đẹp, khỏe. Tôi chỉ mong sau này về già được khỏe và dẻo dai như các bà".
"Tiết mục đặc sắc nhất, thú vị nhất đêm diễn văn nghệ này chính là của các cụ bà U80. Tuy tuổi cao nhưng các bà nhảy động tác rất khỏe mạnh, đều và đúng nhạc. Hơn đứt các tiết mục khác", chị Chu Hợi nói.
Cụ bà 92 tuổi làm huấn luyện viên ở phòng tập thể hình Sinh năm 1931, cụ bà 92 tuổi vẫn giữ được phong độ thậm chí dẻo dai hơn những cô gái tuổi 19 đôi mươi. Người phụ nữ tên Takishima Mika (Nhật Bản) quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe sau khi bị chồng nhận xét chê bai về ngoại hình nhiều mỡ của mình. Được biết, Takishima Mika bắt đầu tập thể...