‘Cầu nối’ giúp học sinh thích ứng giáo dục 4.0
Vai trò của giáo viên trong những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Đây là câu hỏi được không ít người đặt ra.
Một số khu vực có chất lượng kết nối Internet kém hơn các nơi khác.
Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia giáo dục người Mỹ Ivan Gomez nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang và sẽ có tác động mạnh mẽ đến giáo dục.
Dự án cuộc đời
Theo ông Ivan Gomez, những thay đổi trong cuộc cách mạng công nghiệp được phản ánh trực tiếp cả trong hành vi xã hội và hồ sơ công việc. Đó là lý do tại sao, đối với các cơ sở giáo dục (đặc biệt là trường đại học và cơ sở kỹ thuật – công nghệ), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có vai trò quyết định.
Bởi, các tổ chức giáo dục này phải biết cách điều chỉnh để sinh viên chuẩn bị bước vào giai đoạn mới. Đồng thời, hiểu biết và phân biệt rằng, những yếu tố được tự động hóa từ các thiết bị công nghệ luôn có nền tảng là sức lao động của con người.
Làm thế nào chúng ta có thể chuyển những điều trên sang phương pháp tiếp cận, vốn gắn liền với giáo dục truyền thống? Giáo viên nên học gì từ những giai đoạn ban đầu này để có được kinh nghiệm học tập giúp thích ứng với thực tế mới? Về vấn đề này, chuyên gia Ivan Gomez đã đề cập đến tầm quan trọng của việc giáo viên cảm thấy thoải mái khi sử dụng các thiết bị công nghệ trong lớp học.
“Đầu tiên, chúng ta nên nghĩ cách giúp giáo viên có thể sở hữu những công cụ này để sử dụng chúng trong các lớp học của họ. Nhờ đó, giúp trẻ thấm nhuần và nâng cao khả năng học tập của mình”, ông Gomez chia sẻ.
Đối với chuyên gia giáo dục này, trong bối cảnh kết nối Internet như hiện nay, điều đó sẽ là một thách thức. Ngoài ra, điều quan trọng là phải đưa sinh viên đến gần hơn với một số vai trò hoặc nghề nghiệp nhất định sẽ mang tính quyết định trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.
Thực tế là kiến thức tiến bộ nhanh hơn dẫn đến sự phân tán khiến một môn học không thể bị giới hạn hoàn toàn trong các chương trình giáo dục theo định dạng hiện tại. Trẻ em cần hiểu rằng, các quá trình học tập không còn có thể bị giới hạn trong một chương trình giảng dạy được phân định rõ ràng.
Đúng hơn, chúng ta đang nói về một dự án cuộc đời. Vì vậy, mục đích không phải là chuẩn bị cho học sinh kiến thức toàn diện. Thay vào đó, cần chuẩn bị cho học sinh phản ứng và thích nghi với những thay đổi theo thời gian.
Video đang HOT
Yếu tố trao quyền cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là “khả năng trích xuất, phân tích, lọc thông tin và đưa ra các đề xuất dựa trên đó”.
Ngoài ra, khả năng sáng tạo cũng sẽ giúp người học đưa ra các giải pháp khác nhau cho những vấn đề quan trọng. Hoặc khả năng làm việc với những người khác về các chiến lược chung sẽ cho phép người học có các giải pháp bền vững cho những vấn đề này.
Cần chuẩn bị cho học sinh phản ứng và thích nghi với những thay đổi theo thời gian.
Tránh gia tăng khoảng cách học vấn
Một sự phản ánh tiềm ẩn khác cần có ở trẻ em là khả năng biến đổi theo thời gian và sự năng động để học hỏi và mở ra những điều mới mẻ. Do vậy, điều cần thiết là giáo viên phải nội bộ hóa và phổ biến mối quan hệ giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với khái niệm xã hội học tập. Chuyên gia IVAN GOMEZ
Khi nói về hậu quả của những đổi mới công nghệ trong giáo dục, điều cần thiết là đi sâu vào những vấn đề hiện hữu. Cụ thể, một số vùng nông thôn không có khả năng tiếp cận với các công cụ này, ông Ivan Gomez nhấn mạnh hai sự kiện quan trọng cần ghi nhớ.
Trước hết là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những chuyển đổi của nó mang lại, bằng cách này hay cách khác, trên tất cả các lãnh thổ. Song, vấn đề là, sự thay đổi này sẽ phát triển một cách rất vụng về và sơ khai ở những vùng lãnh thổ chưa sẵn sàng.
Ví dụ, thực tế là một số khu vực có chất lượng kết nối Internet kém hơn các nơi khác. Tình trạng đó có thể dẫn đến khó khăn cho sinh viên khi tham gia thị trường lao động sau này.
Vấn đề khác là khi các cuộc cách mạng công nghiệp đến những cộng đồng theo cách không bình đẳng, chúng sẽ tạo ra xung đột xã hội và năng suất. Để tránh nới rộng khoảng cách này, tất cả những người tham gia phải nhận thức sâu sắc về vai trò của họ và lãnh thổ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.
Thu hẹp khoảng cách đó liên quan đến việc nhận thức được một số vấn đề dân chủ hóa, vốn đang trao quyền cho đa số người dân. Đó là vấn đề mà nhiều khu vực phải đối mặt với kết nối Internet. Do đó, điều cần thiết là phải chuẩn bị cho các vùng lãnh thổ này. Như vậy, khi cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến, họ sẽ chuẩn bị tốt và sẵn sàng.
“Đại dịch Covid-19 và việc đóng cửa trường học đã gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng về mất mát trong học tập, cũng như thành tựu giáo dục đã đạt được trong khu vực suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, đại dịch cũng đã gây ra một thử nghiệm xã hội lớn. Đó là sự kết hợp đột ngột của công nghệ vào các quy trình giáo dục”, ông Gomez nhận định.
Theo chuyên gia này, sự kết hợp giữa công nghệ với giáo dục đã để lại cho chúng ta một số khía cạnh tích cực. Vì vậy, điều quan trọng là phải tận dụng và tiếp tục phát triển những điều tích cực đó. Đồng thời, luôn dựa trên sự phản ánh của xã hội. Như vậy, những hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xã hội học tập mới sẽ không làm sâu sắc thêm cũng như nới rộng khoảng cách xã hội và giáo dục.
Phòng GD&ĐT Sông Mã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Phòng GD&ĐT huyện Sông Mã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Qua đó, giúp các em xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống.
Phòng GD&ĐT Sông Mã luôn chỉ đạo các nhà trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức tuần lễ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Song song với việc nâng cao chất lượng dạy học, phòng GD&ĐT huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La còn chú trọng đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Điều này, giúp các em phát huy được năng lực phẩm chất, thêm tự tin xử lý các tình huống có thể xảy ra với bản thân trong môi trường học tập và trong cuộc sống. Sự trưởng thành của học sinh cũng là một thước đo chất lượng giáo dục, đào tạo của các đơn vị trường học.
Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sông Mã cho hay: "Ngoài những chương trình giáo dục kỹ năng sống theo quy định của Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã tổ chức "tuần lễ giáo dục kỹ năng sống" giúp cho học sinh có kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức giảng dạy và hướng dẫn các em kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý cảm xúc. Việc làm này, sẽ giúp học sinh tự tin và nâng cao năng lực xử lý các tình huống trong cuộc sống".
Một buổi giảng dạy kỹ năng giao tiếp tại Trường Tiểu học và THCS xã Mường Lầm.
Trong "tuần lễ giáo dục kỹ năng sống" năm học 2022 - 2023, trên địa bàn huyện Sông Mã có 53 đơn vị trường học, với trên 1.600 giáo viên và 38.000 học sinh từ bậc mầm non đến bậc THCS tham gia hưởng ứng. Tuần lễ đã thu hút sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân, phụ huynh tham gia cùng với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; các cá nhân có kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống tại các trung tâm trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Viên, các chủ đề được lựa chọn triển khai trong tuần lễ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được phòng có nội dung đa dạng, phong phú phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế. Phòng đã chỉ đạo các trường học hướng dẫn các em vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống đuối nước, an toàn giao thông. Dạy kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng phòng tránh xâm hại, chăm sóc các khu di tích lịch sử, phòng chống HIV/AIDS và sức khỏe sinh sản, sơ cứu, phòng chống cháy nổ, tìm hiểu pháp luật.
Các cô giáo Trường PTDTBT và Tiểu học Huổi Một giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân của học sinh.
Thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đa số học sinh có kỹ năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh và có kỹ năng ứng phó tích cực trước tình huống. Các em biết được những điều nên làm và những điều không nên làm, từ đó tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống ở thực tế. Nhìn chung, học sinh đã biết tự lực, thực hiện tốt những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác kiên trì, vượt khó, hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng...
Các em học sinh Trường Tiểu học và THCS xã Mường Lầm được thầy cô giáo tổ chức học ngoại khóa.
Giáo dục kỹ năng sống giúp các em xử lý tốt các tình huống
Trường THCS thị trấn Sông Mã đã xây dựng kế hoạch tổ chức cho 22 lớp, với 100% học sinh toàn trường tham gia thực hành các kỹ năng sống. Cô giáo Trần Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Chúng tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông báo đến từng lớp lựa chọn giáo dục 3 kỹ năng như: Tự phục vụ và chăm sóc bản thân, giao tiếp và hoạt động nhóm. Việc triển khai các nội dung này, sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống. Qua đó, giúp các em hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống".
Em Nguyễn Phương Hoa, Trường THCS thị trấn Sông Mã bộc bạch: "Qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, em đã hiểu và tích lũy thêm nhiều kiến thức xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với mình. Em sẽ tập trung học tập, rèn luyện để có ý thức về giá trị bản thân, biết tôn trọng và quan tâm giúp đỡ gia đình, bạn bè".
Học sinh Trường THCS thị trấn Sông Mã thực hành kỹ năng nội trợ.
Ông Viên thông tin thêm: "Để chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức lồng ghép, tích hợp trong các môn học. Đồng thời tổ chức các hội thi, hoạt động ngoại khóa với các chủ đề trang bị cho các em những kiến thức đơn giản tự chăm sóc bản thân, nhận biết được những việc làm nguy hiểm, biết tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lý. Dạy các em không phân biệt đối xử với bạn bè, có khả năng phối hợp cao trong hoạt động nhóm, biết tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Qua đó, giúp các em tự tin, mạnh dạn trước đông người, biết nhận diện những cảm xúc cơ bản và kiềm chế cảm xúc trong bất kỳ tình huống nào xảy ra".
Năm học 2021 - 2022 vừa qua, trên địa bàn huyện Sông Mã có tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chất lượng giáo dục đạt trên 98%, về phẩm chất đạt trên 99%. Học sinh các bậc học có hạnh kiểm tốt, khá gần 100%. Chất lượng trong công tác dạy và học được nâng cao, việc duy trì sỹ số ngày càng đảm bảo, các em đã giành nhiều thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh...
Phát triển toàn diện nhân cách học sinh qua bài học giáo dục đạo đức Là một phần của văn hóa học đường, giáo dục đạo đức, lối sống góp phần hiện thực hóa 'học để làm người' và được các trường tổ chức đa dạng sáng tạo. Giáo dục đạo đức lối sống là một phần quan trọng trong các nhà trường. Ảnh minh họa. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên trẻ Thầy giáo...