Câu nói cửa miệng “cố lên con” lại chính là áp lực với con trẻ
Cha mẹ không hề biết câu nói tưởng động viên lại thành áp lực nặng nề với con trẻ.
Ảnh minh họa
Trong những cuộc nói chuyện hàng ngày giữa bố mẹ và con cái, chúng ta thường buột miệng nói ra hai từ “cố lên”. Ví dụ như:
Con: Bố ơi! Hôm này thi môn Toán, điểm của con đứng thứ bày trong lớp đấy!
Bố: Không tồi! Tiếp tục cố gắng nhé!
Và cứ như thế, chúng ta dùng từ “cố lên” ở bất cứ đâu, trong bất kỳ tình huống nào để nói với con cái. Những người làm bố mẹ không biết, những đứa trẻ vì câu nói cửa miệng đó đã phải chịu biết bao nhiêu áp lực, vậy nên phụ huynh hãy nên cân nhắc kỹ trước lời nói của mình dành cho con trẻ.
Những phụ huynh có học thức cao thường yêu cầu con mình phải “cố lên” nhiều hơn mức bình thường, câu họ thường nói là: “Lúc bố bằng tuổi con, điểm còn cao hơn nhiều…”.
Trong mắt con trẻ, bố thường nghiêm khắc hơn mẹ. Nếu thấy bố mặt hầm hầm hỏi: “Đã làm xong bài tập chưa?” hoặc “Còn không mau đi học đi?” là đứa trẻ cuống cuồng, lo sợ đi tìm sách vở, dù trong lòng không muốn nhưng vẫn phải làm theo.
Nhưng sống trong áp lực cao như thế, đứa trẻ sẽ trở nên ghét việc học.
Video đang HOT
Nếu lần sau đứa trẻ có khoe là xếp thứ bảy trong lớp, thay vì nói “cố lên”, bố mẹ hãy khen ngợi chúng: “Khá đấy! Càng ngày càng giỏi hơn nhé!”
Tin chắc rằng lời khen đó sẽ khiến đứa trẻ thực sự vui mừng, nếu bố mẹ có thể nói thêm những lời ngọt ngào kiểu như: “Lúc bố bằng tuổi, kết quả còn chẳng được tốt như thế!” thì lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ nhận được động lực rất lớn.
Đối với sự nỗ lực của con cái, ba mẹ đừng tiếc lời khen ngợi .
Dù cho hôm đó là thi cuối kỳ hay thi thể dục thể thao thì cũng đừng nói “cố lên” mà hãy thay bằng “Phát huy hết sức lực và khả năng” , “Chúc con có một ngày tuyệt vời” chắc chắn sẽ khiến đứa bé sẽ cảm thấy có động lực hơn nhiều.
Thu Hằng
Theo afamily
Diễn viên Trịnh Kim Chi: Tôi vẫn dạy con công, dung, ngôn, hạnh
"Cây thơm, cái lá cũng thơm", câu nói của ông bà ta về ảnh hưởng của giáo dục lên từng thành viên trong gia đình là điều tôi thường nghĩ đến khi nhớ về diễn viên Trịnh Kim Chi.
Ngày đó, tôi từng viết về chuyện chị được nuôi dạy như thế nào trong gia đình, để bây giờ, dù là người của nghệ thuật, của showbiz, nhưng Chi vẫn luôn giữ được nết ngoan hiền của con nhà nền nếp. Giờ đây, tôi lại trò chuyện với chị về cách chị nuôi dạy hai công chúa xinh đẹp của mình.
Phóng viên: Lúc nào cũng nhỏ nhẹ, dịu dàng, tươi tắn là hình ảnh diễn viên Trịnh Kim Chi trong mắt mọi người. Và hình ảnh bé Ngò trong bạn bè chị cũng có gì đó giống mẹ. Điều này chắc là do "gen di truyền" từ mẹ?
Diễn viên Trịnh Kim Chi: Nói là "gen di truyền" cũng đúng, nhưng chẳng phải chỉ là "di truyền" của mẹ không thôi, mà là từ nếp sống, nếp nghĩ của bà, rồi mới tới mẹ, tới con gái. Từ thơ ấu, tôi đã được nghe mẹ nhắc nhở bốn chữ "công, dung, ngôn, hạnh".
Trong bốn chữ đó, mẹ tôi luôn nhấn mạnh chữ "hạnh" với con gái. Đến khi mình có con gái, tôi cũng chú tâm vào điều đó. Trong những điều làm nên đức hạnh của người con gái, tôi quan tâm dạy dỗ cháu trở thành người sống tình cảm, chân thành, có trách nhiệm.
* Thời đại này mà còn nghe nhắc đến bốn chữ "công, dung, ngôn, hạnh", nghe có vẻ cổ xưa quá. Làm sao chị có thể cho con gái hiểu và làm theo những điều như vậy?
Tôi nghĩ thời nào phụ nữ cũng cần những chuẩn mực như vậy. Tôi chưa bao giờ nói lý thuyết hay yêu cầu con phải trở thành người thế này, thế kia. Tôi chỉ nhắc nhở, hướng dẫn con từ những chuyện nhỏ nhặt nhất. Tôi nhớ, ngày còn nhỏ, có lần bé Ngò hỏi tôi, sao ra đường con thấy ai cũng cười với mẹ, tôi bảo vì mẹ hay cười trước với mọi người. Con cứ thử như vậy đi. Khi thấy con cười, chắc chắn mọi người sẽ cười với con.
Tất cả những điều tôi muốn dạy con đều thông qua những cuộc trò chuyện nho nhỏ, như hai người bạn gái. Tôi thường "công bố" với cả nhà rằng, tôi là người nhiều chuyện. Ba mẹ con tôi ngủ chung với nhau, tôi nằm giữa, hai con gái nằm hai bên. Trước khi ngủ 15-20 phút, tôi được nghe con kể đủ chuyện về trường lớp, bạn bè. Từ đó, tôi khéo léo hướng dẫn con cách đối nhân xử thế. Thỉnh thoảng, tôi đùa: lâu lắm mẹ con mình không nhiều chuyện với nhau, con có gì kể mẹ nghe đi. Thế là tôi được con gái chia sẻ đủ thứ chuyện.
* Bé Ngò năm nay đã 15 tuổi - tuổi nổi loạn, rất khó hiểu và đôi khi rất khó ưa với nhiều ông bố, bà mẹ. Chị có gặp những điều như vậy không?
Không biết do tôi thường trò chuyện với con, gần con, hay do may mắn có được cô con gái dễ nuôi dễ dạy. tôi chưa sốc hay lo lắng điều gì về bé Ngò. Ngò lớn trước tuổi, biết suy nghĩ chín chắn, biết lo xa, nên tôi khá yên tâm. Tuổi này bé chưa yêu, nhưng chuyện thích người này, người kia và được người này, người kia thích cũng đã có. Tôi thường khơi gợi để bé kể cho nghe, giữ thái độ bình tĩnh, không hốt hoảng, lo lắng hay ngăn cấm, răn đe.
Tôi biết ở tuổi này, những rung động sẽ qua mau nếu bạn đừng phóng đại và làm trầm trọng chúng. Có lần, con gái kể với tôi về một người bé từng thích và rồi không thích nữa vì "bạn đó không chín chắn". Suy nghĩ và nhận xét đó khiến tôi rất an tâm về con. Tôi thường bảo con rằng, nếu bạn thích con hay con thích bạn cũng không sao, cứ quen, cứ yêu, chỉ có điều phải biết dừng ở mức độ nào để có thể quan tâm, lo lắng, động viên nhau cùng phát triển. Khi đã thành tài, đến với nhau thì tình yêu mới trọn vẹn.
* Nhiều người sẽ cảm thấy lo ngại khi con mình có vẻ lớn trước tuổi, hiểu biết quá và chững chạc quá. Chị không có tâm lý này sao?
Sao lại phải lo lắng về điều đó nhỉ? Ngay từ khi còn bé, tôi luôn luôn động viên con có những suy nghĩ độc lập và nói ra chính kiến của mình. Chẳng hạn, khi đi xem kịch cùng tôi, ra khỏi rạp tôi hỏi con nhận xét thế nào về vở kịch. Tôi tập cho mình biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, ngay cả trong nghệ thuật, lĩnh vực mà chắc chắn tôi có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết hơn con. Khi con có nhận xét, suy nghĩ đúng, tôi luôn cổ vũ. Từ những điều con nói ra, tôi điều chỉnh cho con biết cách để nói những gì mình suy nghĩ mà không làm tổn thương, buồn lòng người khác.
Tôi dành nhiều thời gian cho con, nên con cũng rất hiểu cuộc sống, công việc của tôi. Chẳng ai có thể né được thị phi, dù mình có tử tế đến đâu. Tôi dạy con rằng, hãy sống chân thành với mọi người. Người xấu bao nhiêu rồi có lúc hiểu ra rằng mình thật, mình không ăn miếng trả miếng. Đó mới là cách để tránh những điều xấu.
Nhiều người nhận xét Ngò rất khéo léo, dễ thương, hòa nhã, vui vẻ trong cách cư xử với mọi người. Ngò không chỉ biết chọn bạn để chơi mà còn bao dung, chấp nhận những điều khác biệt, thậm chí khiếm khuyết của bạn, của người xung quanh. Đó là điều tôi rất an tâm về con gái.
Bé Ngò thỉnh thoảng có tham gia một vài vai nhỏ trên sân khấu kịch của tôi và bé thể hiện năng khiếu của mình khá rõ. Tôi có nói với con rằng, nghệ thuật là ngành rất vất vả, không phải ai cũng được thuận lợi phát triển nghề nghiệp. Mẹ sẽ không bao giờ đi gõ cửa để xin vai cho con đâu, nên dù con có theo nghề nào thì cũng xác định phải đi lên bằng chính khả năng của mình.
Tôi không có chủ đích hướng con theo bất cứ nghề nào. Điều tôi muốn dạy con bây giờ là sự tự tin vào chính bản thân. Tôi khuyến khích con tham gia vào các chủ đề, các dự án của nhà trường. Dù có những việc tôi có thể giúp được, nhưng tôi luôn để cho bé tự giải quyết, chỉ lặng lẽ quan sát từ xa. Vừa rồi, bé tham gia tổ chức chương trình ca nhạc, thời trang với kinh phí 100 triệu đồng.
Cùng với bạn, bé lên kế hoạch, mời diễn viên, đàm phán về thù lao... rất tự tin, không hề nhờ mẹ. Tôi chỉ hỏi han, cho ý kiến thêm bớt chuyện này chuyện kia. Từ những hoạt động này, tôi nhận thấy con gái mình có thiên hướng quản lý và tổ chức, có cách làm việc rất khoa học, nghiêm túc và biết thuyết phục người khác. Chọn nghề giùm con không bằng tạo thế mạnh cho con để con tự chọn cho mình một nghề phù hợp.
Từ thơ ấu, tôi đã được nghe mẹ nhắc nhở bốn chữ "công, dung, ngôn, hạnh". Và trong bốn chữ đó, mẹ tôi luôn nhấn mạnh chữ "hạnh" với con gái. Đến khi mình có con gái, tôi cũng chú tâm vào điều đó. Trong những điều làm nên đức hạnh của người con gái, tôi quan tâm dạy dỗ cho con trở thành người sống tình cảm, chân thành, có trách nhiệm. Tôi nghĩ thời nào phụ nữ cũng cần những chuẩn mực như vậy.
Theo phunuonline
Đưa bài giảng lên Facebook, học sinh học thoải mái hơn? Thầy cô nên chăng đưa bài giảng lên Facebook, website của trường... cho phép học sinh được học tập thoải mái, không gò bó, được giải đáp thắc mắc nhanh chóng, tiện lợi? Ảnh minh họa Gần đây, dư luận phản ảnh việc học sinh phải học tập quá tải; bệnh thành tích trong nhà trường, kỳ vọng của gia đình... gây áp...