Câu lạc bộ thanh niên 100 triệu đồng
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, đến nay anh Nguyễn Văn Khoa đã vươn lên làm giàu và lập CLB thanh niên chăn nuôi với thu nhập của mỗi thành viên gần 100 triệu đồng/năm.
Khởi nghiệp từ tay trắng
Anh Khoa sinh ra trong gia đình nghèo, ít ruộng đất. Lúc nhỏ, do hoàn cảnh khó khăn nên anh dừng việc học khi chưa hết cấp 2 để phụ giúp gia đình. Anh Khoa kể, trước đây, ở quê làm ruộng không đủ ăn nên phải làm thuê được vài chục ngàn/ngày. Năm 2004, trong quá trình đi làm thuê trong tỉnh Hậu Giang, anh phát hiện mô hình nuôi ếch dễ nuôi, có hiệu quả, chi phí mua con giống rẻ, thời gian thu hoạch nhanh. Sau đó, anh mua thử nghiệm 500 con với giá 1.000 đồng/con về nuôi. Vụ đầu, tỷ lệ hao hụt gần 70%, lỗ vốn.
Anh Nguyễn Đắc Vinh tặng biểu trưng cho anh Khoa tại khu nuôi ếch.
Không nản lòng, anh tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi khác và tích cực tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ở xã, huyện và nghiên cứu thêm sách vở.
Đặc biệt là tìm hiểu sâu về quy trình sinh sản, cách điều trị bệnh cho ếch. Có được ít kinh nghiệm trong tay, anh Khoa tiếp tục mua thêm 3.000 con để nuôi tiếp. Sau 3 tháng anh bán được gần 50 triệu đồng, lãi hơn 20 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, anh Khoa tích lũy kinh nghiệm rồi tự nhân giống ếch tại nhà để vừa đáp ứng nguồn giống cho mình và cung cấp cho thanh niên khác.
Theo anh Khoa, nuôi ếch không mất nhiều công chăm sóc, ít rủi ro, không cần có mặt bằng lớn, chỉ tận dụng các diện tích đất quanh nhà. Sau đó đắp bể bằng bạt rồi bơm ít nước vào là có thể thả ếch vào nuôi. Muốn nuôi ếch dưới sông thì phải chọn vị trí nước ra vào thường xuyên để đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, làm mùng lưới bao quanh, vỉ tre nổi trên mặt nước cho ếch sinh hoạt. Đồng thời, thả lục bình, rau muống xung quanh để tạo bóng mát và môi trường hoang dã cho ếch dễ thích nghi. Từ thành công với con ếch, anh Khoa mở rộng sang nuôi thêm ba ba, cá giống các loại…
Làm “chuyên gia” cho nông dân Campuchia
Anh Khoa cho biết, đầu năm 2013 có đoàn khách khoảng 10 người từ Campuchia đến cơ sở của anh tìm hiểu rồi đặt hàng cung cấp con giống. Sau đó, họ mời anh sang tận Campuchia để hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân nuôi rồi ký hợp đồng cung cấp con giống như cá bột, ếch, ba ba.
Theo anh Khoa, trung bình 1 con ếch mẹ 1 năm đẻ 6-7 lần, mỗi lần đẻ khoảng 1.600 con, hao hụt khoảng 30%. Từ ngày ếch đẻ đến khi bán là hơn 3 tháng, trọng lượng mỗi con hơn 200 gram. Anh tính toán, để đạt 1 kg ếch thành phẩm thì tốn 0,8-1 kg thức ăn, tương đương hơn 20.000 đồng, giá luôn ở mức từ 30.000-55.000 đồng/kg (tùy thời điểm).
Không chỉ làm giàu cho bản thân, năm 2012, anh Khoa còn đứng ra thành lập câu lạc bộ thanh niên chăn nuôi để hỗ trợ thanh niên lập nghiệp. Ban đầu chỉ vài người tham gia nhưng đến nay câu lạc bộ có gần 20 thành viên trong ấp, với thu nhập của mỗi người gần 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, anh Khoa còn đầu tư nuôi 20 con trăn.
Video đang HOT
Anh Khoa cho biết, câu lạc bộ định kỳ tổ chức họp sinh hoạt mỗi tháng 1 lần để anh em chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời mời cán bộ khuyến nông ở huyện, xã đến tư vấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi để thanh niên ứng dụng đạt hiệu quả cao.
Anh Trần Hoàng Vang, Phó Bí thư Huyện Đoàn Phụng Hiệp cho biết, thanh niên trong tổ hợp tác có nhu cầu nuôi ba ba, ếch hay cá thát lát, anh Khoa sẵn sàng cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại mà không phải trả tiền. Đến khi thu hoạch anh sẽ mua lại bằng giá thị trường nên thanh niên không phải lo về đầu ra sản phẩm. Anh Khoa là gương thanh niên gương mẫu, có ý chí cầu tiến, mạnh dạn trong làm ăn. Mô hình của anh, đã giới thiệu cho gần 94 câu lạc bộ, tổ hợp tác với hàng trăm thanh niên trong địa bàn huyện học tập.
Đầu tháng 12/2014, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã đến thăm mô hình sản xuất của anh Khoa. Tại đây, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn biểu dương, khen ngợi cách làm sáng tạo của anh Khoa. Tại ao nuôi ếch, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã trao tặng anh Khoa biểu trưng của BCH T.Ư Đoàn.
Năm 2014, anh Khoa thu hoạch hơn 10 đợt không chỉ bán ở trong nước mà còn bán sang Campuchia con giống và thương phẩm như: ếch, cá bột, ba ba… đạt doanh thu gần 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 250 triệu đồng. Hiện tại, anh có 2 ao nuôi hơn 4.000 con ba ba; hơn 20 bể nuôi gần 10.000 con ếch và hàng triệu con cá bột giống. Sắp tới, anh dự định sẽ mở thêm trại cá giống ở Campuchia để cung cấp giống cho người dân.
Theo Hoà Hội/Báo Tiền phong
Cậu bé 11 tuổi liệt toàn thân giành HCV Toán học trẻ quốc tế
Dù toàn thân bị bại liệt, nhưng cậu bé 11 tuổi này đã khiến nhiều người thán phục khi đoạt HVC giải Toán học trẻ quốc tế năm 2014.
Căn Căn đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cũng như ban tổ chức khi ngồi xe lăn đến tham gia giải Toán học trẻ quốc tế được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 27/11/2014. Căn Căn năm nay mới 11 tuổi, là người gốc Hoa, sinh ra và lớn lên tại Santiago, Mỹ. Lần này, cậu bé đại diện cho nước Mỹ tới dự thi.
Khi Căn Căn đẩy xe lăn bước vào, ai cũng cảm thấy ngạc nhiên khi một cậu bé toàn thân bị liệt mà lại trở thành người đại diện cho cả một nước lớn tới tham gia tranh tài cùng các thần đồng toán học trẻ khác trên khắp thế giới.
Từ năm 1 tuổi, Căn Căn đã bị mắc chứng bệnh teo cơ tuỷ sống. Trung bình cứ 6.000 trẻ sơ sinh mới có 1 trẻ mắc bệnh này, và hầu hết chúng chỉ sống đến không quá 2 tuổi.
Những thần đồng, thiên tài mới được phát hiện trong năm 2014
Nhờ chỉ số IQ sánh ngang thiên tài lỗi lạc thế giới, có khả năng thiên bẩm... những bạn trẻ này nhanh chóng nổi tiếng và được mọi người coi như thần đồng.
Trong 11 năm qua, Căn Căn đã phải trải qua 4 cuộc phẫu thuật. Gần đây nhất là ca phẫu thuật cấy nẹp Titan chống đỡ cột sống vào tháng 4/2014. Sau cuộc phẫu thuật đó, cậu bé không thể cúi hay xoay trái, xoay phải được mà chỉ được ngồi cố định. Trước đây, bác sỹ từng dự đoán Căn Căn không thể sống quá 10 tuổi, nhưng Hoàng Huệ Hoa, mẹ cậu vẫn không chịu bỏ cuộc và cố gắng tìm đủ mọi cách để cứu con trai mình.
Thậm chí bà đã bỏ cả việc để ở nhà chăm sóc con, tự học cách massage, bấm huyệt, châm cứu. "Tôi chưa bao giờ rời khỏi Căn Căn quá 10 phút", bà Hoàng tâm sự. Bà Hoàng làm đủ mọi thứ để con trai mình có được cuộc sống bình thường như bao bạn khác. Khi ở trường có những cuộc hoạt động ngoại khoá nào, bà cũng cố gắng để con trai mình đến tham dự.
Những nỗ lực này của bà Hoàng không hề vô ích. Tuy bị khuyết tật bẩm sinh, nhưng trí óc của Căn Căn vô cùng nhạy bén và phát triển vượt bậc. Cậu bé rất thích chơi cờ vua, xem quần vợt và nghe nhạc. Tài năng toán học của Căn Căn được phát hiện từ rất sớm, tuy mới chỉ là học sinh tiểu học nhưng cậu bé có thể giải được những bài toán của Trung học.
Trong cuộc thi Toán học Mỹ, Căn Căn đã cạnh tranh cùng rất nhiều đối thủ khác và lọt top 0,5% các thí sinh xuất sắc nhất. Trong cuộc thi Toán học trẻ quốc tế năm 2014, Căn Căn là thí sinh đặc biệt nhất trong tổng số 270 thí sinh tham dự.
Cộng đồng mạng tìm thân nhân cho bé gái bị bỏ rơi
Hiện đã có gần 1.400 lượt chia sẻ trên Facebook, hàng trăm cuộc điện thoại mỗi ngày nhưng cán bộ công an phường vẫn chưa tìm được người nhà bé gái.
Trong toàn bộ thời gian thi, bà Hoàng đều đứng cạnh và giúp đỡ con trai hoàn thành bài thi của mình trước sự giám sát của giám thị. Căn Căn không thể tự cầm bút chì để khoanh đáp án, lúc đó cậu chỉ tính toán trong đầu và đọc đáp án nhờ mẹ khoanh.
Điều đặc biệt, trong bài thi có rất nhiều bài toán và thuật toán khó, các thí sinh khác phải làm đi làm lại, tính toán kĩ càng ra nháp nhiều lần mới có thể có đáp án, nhưng Căn Căn chỉ hoàn toàn tính nhẩm. Thời gian thi kéo dài gần hết cả buổi chiều nên khi vừa thi xong, bà Hoàng đã nhanh chóng cho con mình thư giãn để lấy lại sức.
Và cuối cùng, sự nỗ lực của cả hai mẹ con đã được đền đáp. Căn Căn vị trí thứ 3 trong số 270 thí sinh và đoạt huy chương vàng giải toán học trẻ quốc tế.
Khi được hỏi lý do sang Mỹ định cư, bà Hoàng cho hay, ở Trung Quốc sẽ không thể có một chiếc xe lăn nào hiện đại như xe của Căn Căn đang sử dụng, nó được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ cho căn bệnh của em.
Hơn nữa, ở Trung Quốc những người bị khuyết tật như Căn Căn rất khó xin học và không có nhiều điều kiện để phát triển lành mạnh như những đứa trẻ khác. Chính vì vậy bà đã quyết định sang Mỹ định cư.
Hiện Căn Căn đã trở thành thần tượng của không ít các bạn bè khác, đặc biệt là những trẻ em bị khuyết tật.
Theo Zing
Cậu học trò làm trụ cột gia đình từ năm 10 tuổi Suốt hơn 7 năm qua, em Lê Thanh Truyền (hiện học lớp 12 A8, trường THPT Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) phải một mình nuôi người cha nằm liệt một chỗ cùng người em nhỏ. Tuổi thơ đã phải sớm làm "người lớn" Trong căn nhà nằm sâu cuối xóm Mỹ Lộc, thôn An Trường, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, cậu thiếu...