Câu hỏi thường gặp liên quan đến tràn khí màng phổi tự phát
Tràn khí màng phổi tự phát là tình trạng khí đột ngột xuất hiện trong khoang màng phổi do những thương tổn bệnh lý của phổi, màng phổi gây ra.
Tràn khí màng phổi làm phổi bị ép lại ở các mức độ khác nhau, gây hạn chế chức năng thông khí của phổi.
1. Đông y chữa được bệnh tràn khí màng phổi tự phát không?
Tràn khí màng phổi tự phát là một trong những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp nếu không được chữa trị kịp thời. Sự phát triển của y học đã giúp cho người bệnh cảm thấy an tâm hơn với các phương pháp điều trị bằng thuốc tây và máy móc kiểm tra hiện đại.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sử dụng các bài thuốc đông y nhằm hỗ trợ điều trị tràn khí màng phổi dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị tràn khí màng phổi tự phát giúp cải thiện sức khỏe.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tràn khí màng phổi tự phát từ mật ong đường và gừng:
Chuẩn bị 200g mật ong, đường phèn mỗi loại, 250g mè đen và một củ gừng tươi. Sơ chế gừng gọt vỏ, dã nhuyễn vắt lấy nước, mè rang thơm để nguội, thắng đường cho tan chảy.
Nấu nước cốt gừng và mè đen đã chuẩn bị đến khi sôi, cho tiếp mật ong và nước đường vào khuấy đều. Sau đó để nguội và cất vào hũ để dùng dần.
Mỗi ngày vào buổi sáng và tối, lấy một muống nước thuốc hòa với nước sôi để uống. Nên uống khi bụng đói sẽ giúp trừ viêm và ngưng các cơn ho, suyễn.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tràn khí màng phổi từ mật ong và chanh:
Chuẩn bị 20g mật ong và 10g cốt chanh. Hòa mật ong và nước cốt chanh vào khoảng 200ml nước sôi để nguội rồi uống sẽ giúp cải thiện tình trạng tràn khí màng phổi tự phát.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tràn khí màng phổi tự phát từ phấn hoa của ong:
Chuẩn bị phấn hoa của ong. Lấy khoảng 4g phấn hoa, hòa với nước ấm để uống, có thể cho thêm mật ong, kiên trì sử dụng trước mỗi bữa cơm sẽ thấy cải thiện tình trạng tràn khí phổi, giúp dễ thở hơn.
2. Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không?
Video đang HOT
Tràn khí màng phổi tự phát có mức độ nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn.
Tràn khí màng phổi tự phát rất nguy hiểm, tùy thuộc vào lượng khí bị mắc kẹt trong khoang màng phổi. Một lượng nhỏ khí bị mắc kẹt thường có thể tự hết, miễn là không có biến chứng nào khác. Lượng khí bị mắc kẹt lớn hơn hoặc có xu hướng tăng lên theo thời gian có thể nghiêm trọng và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị và cấp cứu kịp thời.
Tràn khí màng phổi tự phát có mức độ nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn do trung thất và tim bị đẩy sang bên đối diện. Có nhiều biến chứng tràn khí màng phổi tự phát khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tràn khí cũng như nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Các biến chứng do tràn khí màng phổi gây ra có thể xảy ra là:
Suy hô hấp: Khi phổi bị xẹp, khả năng hấp thụ oxy và loại bỏ carbon dioxide bị giảm. Điều này có thể dẫn đến suy hô hấp, một tình trạng mà cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các cơ quan và mô, gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi và da xanh tím.
Suy tim: Khí trong khoang màng phổi nếu tích tụ nhiều có thể gây áp lực lên tim và làm giảm khả năng hoạt động của tim: giảm khả năng giãn nở và co bóp của tim, dẫn tới suy tim cấp (do chèn ép tim).
3. Tràn khí màng phổi tự phát có chữa khỏi không?
Điều trị tràn khí màng phổi tự phát có thể hoàn toàn bình phục, đặc biệt khi các bác sĩ đã điều trị theo dõi cẩn thận, thực hiện các biện pháp phòng tràn khí tái phát. Việc phát hiện và điều trị muộn không những gây tổn kém thời gian, tiền bạc mà tiên lượng bệnh có thể không tốt.
Ngoài ra, tràn khí màng phổi tự phát có thể phải cấp cứu khi tình trạng khó thở dữ dội, vì vậy bệnh nhân nên đi khám khi có triệu chứng. Trong thời gian nằm viện điều trị cần tuân thủ chế độ điều trị, vận động hợp lý, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi ra viện bệnh nhân nên đến khám lại theo hẹn.
Một số bệnh nhân trong thời gian ra viện có thể phải tránh di chuyển hoặc làm việc dưới môi trường áp suất thay đổi đột ngột như đi máy bay, công việc lặn dưới nước. Việc hoạt động thể lực cần phải tuân thủ theo lời tư vấn của bác sĩ.
4. Cách chăm sóc, điều trị tràn khí màng phổi tại nhà
Bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng khi trở về nhà. Hoạt động này sẽ giúp cải thiện hô hấp và ổn định huyết áp.
Người bệnh cũng có thể kiểm soát được các biểu hiện khó chịu cũng như phòng ngừa nguy cơ tái phát của tràn khí màng phổi tự phát khi áp dụng một số cách điều trị tại nhà.
Bệnh nhân cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi dùng thuốc bệnh nhân cần tuân thủ quy tắc là đảm bảo dùng đúng theo chỉ định, liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Nếu xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí đúng cách.
Ngoài ra, bệnh nhân xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng khoa học cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những người bị tràn khí màng phổi tự phát nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất tinh bột, đồ chiên xào, thức ăn chế biến sẵn, chất đường… cần tránh xa chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá. Thay vào đó người bệnh nên tăng cường đồ ăn mềm, dễ tiêu, lành mạnh mới có lợi cho sức khỏe.
Nghỉ ngơi hợp lý
Khi điều trị tràn khí màng phổi tự phát tại nhà, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý. Tình trạng này gây tổn thương không nhỏ đến hệ hô hấp nên bệnh nhân sẽ dễ bị mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực,… Vì vậy ngay cả sau khi đã được điều trị thành công ở viện thì bệnh nhân vẫn cần phải chú ý nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không được vận động mạnh khi thể chất chưa phục hồi.
Tập hít thở sâu
Một trong những phương pháp điều trị tràn khí màng phổi tự phát tại nhà đem lại hiệu quả cao đó chính là tập hít thở sâu đúng cách. Người bệnh có thể thực hiện động tác này vào buổi sáng sau khi thức dậy hay vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Mỗi khi tập thở, hãy hít một hơi thật sâu sau đó giữ hơi lại trong phổi rồi đẩy khí thừa hết ra ngoài. Bệnh nhân có thể lặp lại động tác này khoảng 10 lần/giờ.
Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng
Người bệnh không nên vận động thể chất quá nặng trong quá trình điều trị tràn khí màng phổi tự phát. Sau thời gian điều trị tại viện, bạn có thể vận động nhẹ nhàng khi trở về nhà. Hoạt động này sẽ giúp cải thiện hô hấp và ổn định huyết áp. Một số trường hợp sẽ được hỗ trợ tập vật lý trị liệu hô hấp.
Tránh xa khói thuốc
Người bệnh cần tránh xa khói thuốc lá.
Khói thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đến chức năng của hệ hô hấp. Nếu bệnh nhân bị tràn khí màng phổi tự phát kết hợp với sự hiện diện của khói thuốc lá sẽ càng khiến cấu trúc phổi bị tổn thương, tăng rủi ro tắc nghẽn và nhiễm trùng tại phổi. Do đó người bệnh cần tránh xa khói thuốc lá ngay.
Giữ không gian sống trong lành, thoáng mát; Sử dụng máy lọc không khí trong nhà (nếu có thể). Giữ không gian yên tĩnh, thoải mái để bệnh nhân được nghỉ ngơi nhiều hơn khi chữa bệnh.
Hạn chế hoạt động gắng sức: Tránh thực hiện đột ngột các hoạt động gắng sức như nâng vật nặng, ho hoặc hắt hơi mạnh nếu bạn đã từng có tiền sử mắc bệnh lý này hoặc có nguy cơ mắc phải.
5. Chi phí khám chữa bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Mức chi phí được bảo hiểm y tế hỗ trợ sẽ tùy theo những trường hợp bệnh và chính sách của bảo hiểm trong thời điểm người bệnh điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý thăm khám và chẩn đoán kịp thời bệnh tràn khí màng phổi để hạn chế biến chứng xuất hiện dẫn tới khó khăn về chi phí trong điều trị bệnh. Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ.
Gia tăng trẻ nhập viện vì bệnh ho gà
Thời gian qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ho gà, đặc biệt là trẻ em.
Ho gà là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bé trai 1 tháng tuổi nhập viện vì ho gà
Điển hình tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến hết tháng 7/2024, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận gần 400 trẻ mắc bệnh ho gà đến khám và điều trị. Trong đó, phần lớn các trường hợp mắc là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng, hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng bệnh. Hiện, Trung tâm đang điều trị cho gần 40 trẻ mắc bệnh ho gà, trong đó có 1 bệnh nhi nặng cần phải thở máy.
Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ.
Trong đó, có trường hợp bé gái (24 ngày tuổi, ở Lạng Sơn) nhập viện trong tình trạng ho nhiều cơn, trong cơn ho có tím mặt, trớ ra nhiều đờm trắng quánh dính. Qua khai thác bệnh sử gia đình cho biết, trước khi nhập viện 20 ngày, mẹ của bệnh nhi có triệu chứng ho, nhưng không đi khám và vẫn chăm sóc trẻ.
Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, trẻ xuất hiện ho húng hắng, không sốt. Sau đó trẻ xuất hiện ho nhiều cơn rũ rượi, trong cơn ho có tím mặt và trớ ra nhiều đờm trắng quánh dính nên gia đình đã đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám và điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành lấy mẫu dịch đường hô hấp để xét nghiệm. Kết quả, trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ho gà. Hiện sau 5 ngày điều trị, tình trạng trẻ đã cải thiện đáng kể, trẻ giảm ho, ăn ngủ được, dự kiến ra viện trong một vài ngày tới.
Tương tự, là trường hợp bé trai 1 tháng tuổi ở Hà Nội nhập Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) vào khoảng ngày thứ 15 - 20 của bệnh. Khi vào bé đã có những biểu hiện đặc trưng của ho gà. Ho kéo dài từ 6 - 7 tiếng mỗi cơn, có đờm, mặt đỏ, môi tím tái và ăn kém. Sau cơn ho, bé ra đờm dài, dính như bã kẹo cao su. Bé được bác sĩ chẩn đoán viêm phổi nặng kết hợp với ho gà.
Qua khai thác bệnh sử được biết, khi bé bắt đầu có biểu hiện ho, gia đình đã ngay lập tức đưa bé đi kiểm tra. Khi có kết quả xét nghiệm là ho gà bé đã được nhập viện điều trị. Tuy nhiên sau 10 ngày trẻ ho nhiều không đỡ, bệnh nhi được đưa đến Khoa Nhi tiếp tục điều trị.
Hiện tại bé đã hết sốt, cơn ho đã giảm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi vẫn ghi nhận rải rác các bệnh nhân ho gà. Bệnh ho gà thường khởi phát âm thầm, với các triệu chứng viêm mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng nhẹ, ho khan nhẹ và sốt nhẹ hoặc không sốt, kéo dài khoảng 1 - 2 tuần. Giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ khác, đặc biệt ở trẻ nhỏ, do ho rất ít nên dễ bị hiểu lầm là viêm tiểu phế quản. Bệnh nhi trên cũng là một trong những trường hợp như vậy.
Theo bác sĩ Lê, sau giai đoạn khởi phát, cơn ho bắt đầu trở nên kịch phát, kéo dài từ 10 đến 20 tiếng, hoặc từ 30 giây đến 1 phút ho liên tục mà không có hơi thở, khiến trẻ không hít được oxy vào gây suy hô hấp. Cơn ho kịch phát kết thúc với tiếng "rít" khi hít vào và có thể kèm theo nôn. Mặc dù trẻ thường kiệt sức sau cơn ho kịch phát, nhưng giữa các cơn ho, trẻ lại biểu hiện tương đối khỏe mạnh.
"Các cơn ho kịch phát thường tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi bệnh tiến triển và kéo dài từ 2 - 6 tuần. Các cơn ho này thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm.
Bệnh có thể nhẹ hơn và không có tiếng ho đặc trưng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đã được tiêm vắc xin trước đó" - bác sĩ Lê phân tích.
Thông thường, từ giai đoạn đầu đến khi khỏi hoàn toàn, bệnh ho gà kéo dài khoảng 3 tháng. Bệnh có thể tự khỏi và thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Để bảo vệ bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, người dân cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ và khi có triệu chứng nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bệnh ho gà nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn. Nhưng nếu bệnh phát hiện chậm trễ, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng thường gặp ở bệnh ho gà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gồm: Viêm phổi - viêm phế quản; suy hô hấp; bệnh não do thiếu oxy trong quá trình suy hô hấp và một số biến chứng khác như xuất huyết kết mạc, tràn khí màng phổi, thắt thoát vị, sa trực tràng, viêm tai giữa, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, tê liệt, thoát vị rốn và trực tràng,... Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu hay gặp nhất của tràn khí màng phổi Nhiều người bệnh bị đau ngực dữ dội, đau khi hít thở... đi khám được chẩn đoán tràn khí màng phổi. Đây là một cấp cứu ngoại khoa cần được chẩn đoán kịp thời và xử trí đúng, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi là khí trong...