Câu hỏi Olympia tưởng dễ nhưng cả 4 thí sinh không trả lời được
Bạn có trả lời được bài Toán này?
Sau hơn 21 năm phát sóng, Đường Lên Đỉnh Olympia đã trở thành chương trình kiến thức đình đám cho giới học sinh cấp 3. Sau nhiều lần thay đổi luật chơi, thí sinh tham gia chương trình sẽ phải trải qua 4 vòng thi: Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích.
Câu hỏi trong chương trình thường được phân hóa tùy vòng thi. Phần lớn các câu hỏi đều khá khó, song cũng có những câu tính nhẩm thì dễ chứ giải ra lại lằng nhằng và phức tạp vô cùng. Những câu như vậy thường đánh đố được cả 4 thí sinh Olympia.
Như trong vòng thi Về đích của nữ sinh Phương Diệu xuất hiện bài toán chia kẹo: “Làm thế nào để chia 15 cái kẹo vào 5 chiếc hộp giống hệt nhau sao cho chiếc hộp nào cũng có kẹo và số kẹo trong mỗi hộp lại khác nhau?”.
Bài Toán chia kẹo trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia.
Câu hỏi kiến thức Toán học này đã làm khó được cả 4 thí sinh. Nếu tính nhẩm, hầu hết khán giả đều có thể tính ra đáp án là “1, 2, 3, 4, 5 là số kẹo cho vào mỗi hộp”. Trong thời gian suy nghĩ chỉ có 20 giây thì phương án đoán mò này tỏ ra khá hiệu quả.
Song thực tế, cách giải của bài Toán này cũng khá dễ nếu bạn đã từng học qua kiến thức cấp số cộng trong chương trình lớp 11. Dưới đây là lời giải của một độc giả theo dõi chương trình.
“Đây là bài toán vận dụng kiến thức về cấp số cộng của lớp 11. Trường hợp này sẽ đơn giản hơn với cấp số cộng có U1 = 1 và công sai d = 1.
Bài toán dễ dàng được tổng quát hóa thông qua tiêu đề như sau: Chia X cái kẹo vào n chiếc hộp sao cho số kẹo trong mỗi hộp là khác nhau.
Khi đó, ta sẽ giải quyết bài toán này theo cách sau: Gọi Un là số kẹo trong hộp thứ n; d là công sai (hay chính là số kẹo cố định chênh nhau giữa 2 hộp liên tiếp). Từ đó giải hệ phương trình suy ra được U1 và d.
Đối với TH này: ta gọi 5 số hạng đó lần lượt là: U1-2d; U1-d; U1; U1 d; U1 2d (Un; d>0).
Cộng 5 số hạng này lại ta được 5 x U1=15. Suy ra: U1 = 3.
Video đang HOT
Thay vào điều kiện : U1 – 2d> 0 =>3 – 2d> 0 => d
Mà d> 0 suy ra: d = 1. Vậy 5 số đó là: 1,2,3,4,5″.
Cuối cùng, nữ sinh Phương Diệu cũng giành được vòng nguyệt quế Tuần.
Cô bạn được nhận xét có khuôn mặt giống nữ danh hài Lâm Vỹ Dạ.
Ảnh: Diễn đàn Toán học Việt Nam, Đường Lên Đỉnh Olympia
Hơn 80 tổ hợp môn của chương trình mới, các trường sẽ chọn SGK thế nào?
Một trong những khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông là vấn đề chọn sách giáo khoa.
Chương trình mới ở bậc trung học phổ thông sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12 có rất nhiều điểm mới.
Việc cho học sinh được chọn môn học nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người cho rằng nếu cho học sinh được toàn quyền chọn môn thì khả năng "vỡ trận" có thể xảy ra, nếu định hướng cho học sinh chọn môn lại không đúng quan điểm khi thực hiện chương trình mới.
Ảnh minh họa: TTXVN
Học sinh cấp 3 chọn 5/9 môn hay 5/10 môn?
Theo công bố chi tiết các môn học chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giáo dục cấp trung học phổ thông mới sẽ gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn.
Trong đó, bảy môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Năm môn học lựa chọn từ ba nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn học): nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).[1]
Nếu theo cách chọn 5/9 môn này thì sẽ có đến 81 cách chọn tổ hợp môn đã được tác giả Minh Khôi nêu trong bài viết "Chương trình mới "đẻ" 81 tổ hợp chọn môn, các trường cấp 3 làm sao xoay sở" [2].
Tuy nhiên, do môn Nghệ thuật thực chất là 2 môn gồm Âm nhạc và Mĩ thuật, thì sẽ có nhiều hơn 81 cách chọn.
Quy định về số tiết học cụ thể của nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật ở bậc trung học phổ thông theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Do chưa có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về bộ môn Nghệ thuật ở bậc trung học phổ thông nên theo cách hiểu của người viết, với quy định trên thì trong nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật có 4 môn để học sinh lựa chọn.
Nếu theo cách hiểu thứ 2 này thì học sinh có thể lựa chọn 5/10 môn, như vậy thì không chỉ có 81 cách chọn mà sẽ có hàng trăm cách chọn khác nhau.
Như vậy, sẽ càng rối rắm, phức tạp hơn, có đến hàng trăm cách để học sinh chọn các môn học tự chọn thì nhà trường xoay sở ra sao để đúng quan điểm về chọn môn của chương trình mới.
Nếu nhà trường chọn môn sẵn cho học sinh học chương trình mới thì xem như "thất bại" trong chủ trương chọn môn.
Khi chọn môn thì việc biên soạn sách giáo khoa sẽ ra sao?
Như đã trình bày ở trên thì chương trình mới học sinh được chọn 5/9 hoặc 5/10 môn sẽ vô cùng rối rắm, phức tạp về việc chọn môn, dự kiến nhân sự,... được phân tích trong nhiều bài viết được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thời gian qua.
Người viết tiếp tục nêu thêm một khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông là vấn đề chọn sách giáo khoa.
Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện chủ trương "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" là một xu thế nhận được sự đồng tình của nhiều người.
Tuy nhiên, khi thực hiện thì lại phát sinh nhiều phức tạp, việc chọn sách giáo khoa của giáo viên gần như chỉ là thủ tục.
Bên cạnh đó, việc chọn sách giáo khoa năm sau có thể khác năm trước khiến các giáo viên vô cùng vất vả trong việc biên soạn kế hoạch theo các phụ lục 1,2,3,4 của Công văn 5512.
Đó là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, còn ở bậc trung học phổ thông với các môn tự chọn thì sẽ vô cùng rắc rối, phức tạp.
Do học sinh được lựa chọn môn học, thời điểm chọn môn vào đầu năm lớp 10 nên sẽ rất bị động trong việc in ấn, phát hành sách giáo khoa của các bộ sách khác nhau.
Giả sử có hàng triệu quyển sách giáo khoa một môn nào đó của bộ sách (hoặc Nhà xuất bản) được biên soạn, in ra nhưng lại không có học sinh chọn học hoặc chọn môn đó nhưng của bộ sách khác thì cũng sẽ vô cùng lãng phí.
Hiện nay có các bộ sách Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và cuộc sống.
Bộ môn Lịch sử ở bậc trung học phổ thông là môn tự chọn cũng khiến nhiều người tâm tư.
Thực tế, việc chọn sách, chọn môn là tư tưởng tiến bộ cho học sinh có nhiều phương án tốt, phân hóa dần ở cấp trên,... nhưng khi vận hành thì còn quá nhiều vấn đề chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa được hướng dẫn cụ thể hay nói đúng hơn không phù hợp trong tình hình hiện nay.
Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện chương trình ở bậc trung học phổ thông đừng để các trường "tự bơi" mỗi nơi mỗi kiểu.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=847
[2] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chuong-trinh-moi-de-81-to-hop-chon-mon-cac-truong-cap-3-lam-sao-xoay-so-post224990.gd
Tham gia xây dựng đề án truyền thông về 'tiêu dùng xanh' khi còn là học sinh THPT - Tại sao không? Sau 2 năm vắng bóng, Cuộc thi chạy dự án dành cho học sinh THPT - Dash For Impact đã trở lại với chủ đề Tiêu dùng xanh nhằm hướng tới giải quyết các vấn đề dựa trên 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Cuộc thi xây dựng đề án truyền thông dành cho học sinh cấp 3...