Câu hỏi Olympia bị nhận xét siêu phức tạp nhưng thực chất lại “làm màu”, chỉ giải chưa đến 1 giây là ra
Câu hỏi Olympia với kiến thức chỉ dành cho học sinh Tiểu học nhưng vẫn đánh đố được dàn thí sinh.
Nếu muốn tìm chương trình trí tuệ bổ sung được nhiều kiến thức thú vị, bạn nhất định không thể bỏ qua Đường Lên Đỉnh Olympia . Chương trình đã trải qua hơn 21 năm phát sóng với những câu hỏi bao trùm trên nhiều lĩnh vực: Toán, Văn học, Lý, Hóa, Sinh…
Tuy nhiên cũng không ít lần câu hỏi bị nhận xét là rườm rà khi cho nhiều dữ liệu vào cùng một lúc. Điển hình như trong cuộc thi tuần mới đây, 1 câu hỏi Olympia đã gây ra tranh cãi:
“Tìm số thứ nhất biết nếu thêm chữ số 3 vào bên trái số thứ nhất ta được số thứ hai gấp 7 lần số thứ nhất (biết số thứ nhất có hai chữ số)”.
Câu hỏi xuất hiện 4 lần “số thứ nhất” đã thực sự đánh đố được thí sinh Olympia. Đúng là chương trình rất biết cách làm khó thí sinh và phức tạp hóa vấn đề chứ thực tế, đáp án câu hỏi này lại dễ vô cùng.
Gọi số thứ nhất cần tìm là ab.
Ta được số thứ 2 = 3ab = 300 ab.
Video đang HOT
Theo như mệnh đề: “Nếu thêm chữ số 3 vào bên trái số thứ nhất ta được số thứ hai gấp 7 lần số thứ nhất” ta được: 300 ab = 7 * ab.
Suy ra: ab = 50
Trước câu hỏi được nhận xét là cho dữ kiện khá lằng nhằng của Olympia, một số dân mạng đã đưa ra bình luận:
- “Câu này chỉ dùng kiến thức của học sinh cấp 1 nhưng quan trọng là vô phòng thi áp lực thôi. Nhìn mấy ông comment bảo dễ thế không làm được thì cũng đến chịu”.
- “1 câu hỏi mà lặp cụm ’số thứ nhất’ hẳn 4 lần. Đọc phức tạp chứ phân tích ra thì tính toán chưa đến 1 giây”.
- “Bài toán lớp 4 thôi mà, tỉ năm mới có câu hỏi Olympia mình làm ra được”.
Nguồn: Đường Lên Đỉnh Olympia
Câu hỏi Olympia siêu dễ nhưng lại đánh gục Quán quân: "Lúc 6 giờ, kim giờ và kim phút tạo thành góc bao nhiêu độ?"
Chỉ bằng việc nhìn đồng hồ, bạn có thể trả lời được câu hỏi Olympia này.
Nếu là fan của Đường Lên Đỉnh Olympia , bạn sẽ thấy các câu hỏi trong chương trình không phải lúc nào cũng quá khó. Nhiều câu còn được đánh giá dễ, chỉ dành cho học sinh cấp 1-2, không yêu cầu sự lắt léo hay suy nghĩ phức tạp.
Mới đây, trong cuộc thi tuần đầu tiên của Quý 3, trong phần thi Khởi động của nữ sinh Thu Hương xuất hiện câu hỏi: "Vào lúc 6h00, kim phút và kim giờ tạo thành một góc bao nhiêu độ (hai kim không bị biến dạng)?" .
Câu hỏi tính toán góc được đánh giá khá dễ
Đáp án câu hỏi này có thể tính nhẩm khá nhanh chỉ bằng việc... tưởng tượng ra cái đồng hồ. Thực tế, có 2 dữ kiện quan trọng mà chương trình đưa ra là "vào lúc 6h00", "hai kim không bị biến dạng". Điều này tạo nên trường hợp hoàn hảo, đó là đồng hồ chỉ 6h đúng, không bị chênh bất cứ phút nào.
Đáp án cho câu hỏi này là 180 độ . Bài toán có thể giải ở dạng tổng quát như sau:
"Góc ở tâm tạo bởi 2 kim giữa 2 số liền nhau là: 360 độ : 12 = 30 độ.
Vào thời điểm x giờ thì góc tạo thành giữa hai kim đồng hồ là: 30x (độ).
=> Góc tạo thành khi 6h đúng là: 30 x 6 = 180 độ" .
Tuy không trả lời đúng nhưng Thu Hương vẫn ghi điểm với chức Quán quân tuần và gương mặt xinh xắn
Tuy câu hỏi khá dễ song cô bạn Thu Hương lại trả lời sai câu này. Thế mới thấy áp lực khi đứng trên sóng truyền hình thế nào, dù câu hỏi dễ nhưng vẫn đánh đố được thí sinh.
Một số bình luận bên dưới bài viết:
- "Mình chỉ nhìn thẳng vào bạn Hương còn bao nhiêu độ thì mình không biết".
- "Dù Hương không trả lời được nhưng trong khung hình này vẫn xinh quá".
- "Câu hỏi này dễ ghê. Hỏi thằng em lớp 6 mới học về khái niệm độ cũng biết kết quả bao nhiêu luôn".
Nguồn: Đường Lên Đỉnh Olympia
Nam sinh Hà Nội xác lập kỷ lục 21 năm phát sóng Đường Lên Đỉnh Olympia, đọc profile mới biết quá đỉnh, đích thị "thần đồng" rồi! Sau 21 năm phát sóng, nam sinh Hà Nội đã ghi tên mình vào danh sách "kỷ lục gia" Olympia. Mới đây, trong cuộc thi tuần 3 - tháng 3 - quý 3 của chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia , nam sinh Nguyễn Thiện Hải An (học sinh trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã xác...