Câu hỏi ‘học toán để làm gì’ và lời nói dối của giáo viên
Cô bé đã hỏi một câu mà giáo viên của cô sợ nhất: “Em sẽ sử dụng những kiến thức này vào lúc nào?”. Câu trả lời của cô giáo khó có thể làm cô bé thỏa mãn, bởi đó là lời nói dối.
Ảnh minh họa
Cuộc sống xung quanh chúng ta, như được thuật lại trong câu chuyện quán nước hàng ngày, hay trên báo chí, có rất nhiều con số cùng suy diễn trên cơ sở những con số đó. Những suy diễn đó đôi khi đúng, nhưng đa phần lại rất không đúng. Chúng thường xuyên dẫn chúng ta đến những đánh giá sai lầm về quá khứ, hiện tại và tương lai, về những gì đang xảy ra ở tầm vĩ mô cũng như những gì xảy ra ngay bên cạnh chúng ta. Tại sao những con số, những suy diễn có vẻ có lý lại dẫn chúng ta đến những nhận thức sai lầm, đó là những gì tác giả Jordan Ellenberg muốn giải thích qua quyển sách Để không phạm sai lầm.
Được sự đồng ý của alphabooks, Zing trích đăng cuốn sách này.
Ngay lúc này, trong một lớp học ở đâu đó trên thế giới, một em học sinh đang lớn tiếng tranh luận với giáo viên toán. Giáo viên vừa yêu cầu cô bé cuối tuần ngồi tập trung tính 30 bài tích phân xác định.
Có những việc khác mà cô bé thích làm hơn. Thực tế là hầu như việc nào khác cô cũng thấy thích hơn. Cô bé chắc chắn điều này bởi đã bỏ ra phần lớn ngày nghỉ cuối tuần trước để làm 30 bài tích phân xác định gần giống thế. Cô không hiểu ý nghĩa của việc này và thắc mắc với giáo viên.
Trong cuộc nói chuyện, cô bé đã hỏi một câu mà giáo viên của cô sợ nhất: “Em sẽ sử dụng những kiến thức này vào lúc nào?”
Bây giờ, giáo viên toán có thể sẽ trả lời kiểu như này: “Tôi biết có thể em thấy mấy thứ này buồn tẻ, nhưng hãy nhớ rằng, hiện giờ em chưa biết sau này mình sẽ làm nghề gì có thể em thấy chúng không liên quan lúc này, nhưng biết đâu em sẽ tham gia vào một lĩnh vực mà ở đó việc nhanh chóng giải được bằng tay các tích phân là vô cùng quan trọng”.
Câu trả lời này khó có thể làm cô bé thỏa mãn. Bởi đó là một lời nói dối. Cả thầy và trò đều biết đó là một lời nói dối. Số người trưởng thành có lúc nào đó cần đến tích phân của (1 – 3x 4x)dx, hay công thức tính cosine của 3, hay phép chia đa thức chỉ chưa tới vài nghìn.
Lời nói dối đó cũng không thỏa mãn người giáo viên. Tôi biết quá đi chứ: trong nhiều năm làm việc với tư cách một giáo sư toán, tôi đã yêu cầu hàng trăm sinh viên đại học tính rất nhiều tích phân xác định.
Thật may là có một câu trả lời hay hơn. Đại khái là thế này: “ Toán học không phải là một chuỗi các tính toán được thực hiện theo thói quen cho tới khi em mất hết kiên nhẫn và không thể chịu thêm nổi mặc dù rất có thể đó có vẻ là cách mà các em đang được dạy toán học. Vai trò của tích phân trong toán học cũng giống như vai trò của nâng tạ và uốn dẻo trong bóng đá. Nếu các em muốn chơi bóng đá ý tôi là, chơi một cách nghiêm túc, ở cấp độ thi đấu thì các em phải thực hiện rất nhiều bài tập buồn tẻ, lặp đi lặp lại, và có vẻ vô nghĩa.
Video đang HOT
Các cầu thủ chuyên nghiệp có bao giờ sử dụng các bài tập đó khi chơi bóng không? Hử, các em sẽ không bao giờ thấy ai chạy trên sân bóng mà nâng tạ hay chạy zig zag giữa các chướng ngại vật hình nón. Nhưng các em sẽ thấy các cầu thủ sử dụng sức mạnh, tốc độ, nhận thức, và sự linh hoạt mà họ tích lũy được thông qua việc thực hiện các bài tập tẻ nhạt đó hết tuần này qua tuần khác. Thực hiện các bài tập đó là một phần của việc tập chơi bóng đá.
“Nếu muốn chơi bóng để kiếm sống, hay thậm chí là chơi cho một đội bóng của trường đại học, các em sẽ phải bỏ ra nhiều tuần lễ tẻ nhạt trên sân tập. Chẳng có cách nào khác. Nhưng có một tin tốt đây. Nếu các bài tập như vậy là quá nặng thì các em vẫn có thể chơi bóng để giải trí với bạn bè. Các em có thể cảm thấy thích thú thực hiện một đường chuyền khéo léo xuyên thủng hàng phòng ngự hoặc ghi bàn bằng cú sút xa như các cầu thủ chuyên nghiệp. Các em sẽ khỏe mạnh và vui vẻ hơn so với việc ngồi nhà xem bóng đá trên TV.
“Toán học cũng khá giống vậy. Các em rất có thể không định theo đuổi nghiệp toán học. Như thế là bình thường hầu hết mọi người đều như vậy. Nhưng em có thể vẫn cứ làm toán. Mà các em có thể vẫn đang làm toán rồi, ngay cả khi các em không gọi đó là toán. Toán học là một phần không thể tách rời trong những lập luận của chúng ta. Và toán học giúp các em giỏi hơn trong mọi việc. Hiểu biết về toán giống như việc đeo một chiếc kính X-quang giúp nhìn thấu các cấu trúc bên dưới bề mặt lộn xộn và hỗn loạn của thế giới.
Toán học là môn khoa học giúp tránh phạm sai lầm, các kỹ thuật và đặc điểm của nó được đúc rút qua hàng thế kỷ làm việc và thảo luận chăm chỉ. Với công cụ toán học trong tay, em có thể hiểu thế giới theo một cách sâu sắc hơn, vững chắc hơn và có ý nghĩa hơn. Tất cả những gì các em cần là một người thầy hướng dẫn, hay thậm chí một cuốn sách, dạy những quy tắc và chiến thuật cơ bản. Tôi sẽ là thầy của các em. Tôi sẽ chỉ cho các em cách làm thế nào”.
Vì thời gian có hạn, chẳng mấy khi tôi thực sự nói những điều này ở trên lớp. Nhưng trong một cuốn sách thì tôi có thời gian để dài dòng hơn một chút. Tôi hy vọng có thể bổ sung vào những tuyên bố to tát mà tôi vừa nêu bằng cách chỉ ra rằng các vấn đề mà chúng ta nghĩ đến hàng ngày các vấn đề như chính trị, y tế, thương mại, thần học đều hàm chứa rất nhiều khái niệm toán học. Hiểu được điều đó giúp bạn thu nhận được vốn hiểu biết sâu sắc hơn bất kỳ phương tiện nào khác mang lại.
Ngay cả khi tôi trả lời cô ấy một cách đầy cảm hứng như vậy, sinh viên của tôi vẫn có thể – nếu cô ấy thực sự sắc sảo – chưa bị thuyết phục.
“Nghe ổn đấy thầy”, cô ấy sẽ nói, “nhưng nó khá là trừu tượng. Thầy nói rằng với toán học trong tay, ta có thể hiểu đúng những điều mà đáng lẽ nếu không có toán ta sẽ hiểu sai. Nhưng cụ thể là những loại vấn đề nào? Xin cho em một ví dụ cụ thể“.
Và khi đó, tôi sẽ kể cho cô bé nghe câu chuyện về Abraham Wald và những lỗ đạn còn thiếu.
( Còn tiếp)
Bộ Giáo dục chính thức ban hành hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa
Sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Bộ sách Cánh diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm biên soạn. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3.
Theo thông tư, sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Việc lựa chọn phải bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Hai tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 2 tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, đó là: Phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy-học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập. Mỗi cơ sở thành lập 1 Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng.
Hội đồng bao gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được lựa chọn, đại diện Ban cha mẹ học sinh.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 7 người.
Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia thẩm định sách giáo khoa do các nhà xuất bản tổ chức, tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành và người làm việc ở các nhà xuất bản có sách giáo khoa không được tham gia Hội đồng.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký.
Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên tham dự.
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa
Theo Thông tư, quy trình lựa chọn sách giáo khoa được quy định như sau: Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.
Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu sách giáo khoa cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp.
Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
Sau đó, Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định và tiêu chí lựa chọn. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa.
Giáo viên xem các bộ sách giáo khoa mới. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)
Sách giáo khoa được lựa chọn phải có trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp sách giáo khoa không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận, phân tích các tiêu chí và bỏ phiếu lựa chọn lại.
Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn thì Hội đồng quyết định lựa chọn sách giáo khoa có số phiếu đồng ý cao nhất trong danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn báo cáo theo quy định. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên tham dự.
Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định danh mục sách giáo khoa được sử dụng.
Sau đó, công bố công khai danh mục sách giáo khoa sử dụng và niêm yết tại cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng.
Theo Thông tư, căn cứ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa theo quy định.
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm bảo đảm nguồn kinh phí theo phân cấp quản lý để các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa./.
Theo vietnamplus
Ở điểm trường Măng Sông không còn lo học sinh trốn học sau Tết Khi trường học là nơi vui nhất bản, thầy cô giáo là những người thân, học trò ở Măng Sông không còn trốn vào núi sau tết nữa Đường vào điểm trường Măng Sông của trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) bao quanh là núi rừng bao phủ. Đã không còn...