Cậu học trò vượt ‘nghịch cảnh’ lọt vào đội tuyển Toán quốc gia
Bố mẹ mang trong mình bệnh tật, gia đình lại không có điều kiện cho con đi học thêm, nhưng những chướng ngại đó không làm Thông bớt ham học. Đều đặn hàng ngày, cậu học trò Trường THPT Chuyên Hưng Yên lại đi gần 1 giờ để tới lớp.
Có tên trong đội tuyển tham dự kỳ thi HSG quốc gia năm học 2020 – 2021 khi còn đang là học sinh lớp 11 Toán 1, Phạm Văn Thông nhận được nhiều lời khen từ thầy cô, bạn bè và người thân.
Cậu học trò quê Tiên Lữ (Hưng Yên) luôn ngại ngùng khi nghe ai đó nhắc đến những thành tích của mình. Hoàn cảnh gia đình khiến Thông có phần rụt rè, mặc cảm.
Em Phạm Văn Thông, học sinh lớp 11 Toán 1, Trường THPT Chuyên Hưng Yên
“Dù khổ, con vẫn muốn được sinh ra ở nhà mình”
Bố mẹ Thông – chị Hoàng Thị Quy và anh Phạm Văn Hinh (Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên) đến với nhau vốn là một cuộc hôn nhân được sắp đặt. Khi ấy, chị Quy đã 29 tuổi nhưng vẫn chưa lấy chồng. Do mặc cảm về bệnh tật, chị cũng không chủ động đi tìm nửa kia. Bởi vậy, khi gặp anh Hinh, hai người nên vợ nên chồng.
Không ai ngờ được, kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu giữa một người mẹ có tiền sử bệnh động kinh và một người cha chậm chạp về trí tuệ lại là hai đứa con ngoan ngoãn, thông minh.
Từ lớp 1, cả hai con của chị Quy đều đạt học sinh giỏi. Lúc thi vào Trường THPT Chuyên Hưng Yên, Thông đỗ top đầu, còn em gái Thông cũng thi đỗ vào trường THCS của huyện.
“Khi sinh con được khoảng 2-3 tháng, tôi đã đặt con trên giường để con tự nằm chơi, còn mình đi đan mành để kiếm thêm thu nhập. Con lớn lên mà không được uống sữa như những người khác, chỉ có bột nấu đường, thậm chí là nước cơm”.
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thông vẫn nỗ lực vươn lên
Thu nhập của cả gia đình chỉ phụ thuộc vào 7 sào ruộng, làm mành và trồng rau. Ý thức được hoàn cảnh, hai anh em Thông dặn nhau phải biết nghe lời và đỡ đần cha mẹ. Bởi vậy, hàng ngày, Thông đều thức dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa rồi mới đến trường.
“Có những ngày nhiều bài vở, Thông thường thức đến 12 giờ đêm để làm bài. Nếu chưa xong, sáng hôm sau 4 giờ con lại dậy để làm nốt. Đến vụ mùa, Thông hay tranh thủ dậy sớm hơn để giúp bố mẹ”.
Video đang HOT
Theo lời kể của người mẹ, gia đình từng không đồng ý việc Thông thi vào trường chuyên.
“Từ nhà đến trường chuyên khoảng 10km, đi lại cũng mất gần 1 tiếng, tôi sợ con đi học vất vả lại nhiều nguy hiểm. Nhưng vì con khao khát học nên đã tự làm đơn đăng ký”.
Chị Quy cũng cho biết thêm, bình thường, Thông cũng không mấy khi tụ tập bạn bè hay rủ bạn về nhà chơi.
“Em ít khi rủ các bạn về nhà, một phần cũng hơi mặc cảm vì điều kiện không tốt, em lo khi mời các bạn về chơi lại không tiếp đón được chu đáo”, Thông nói.
Thấy con thiếu thốn đủ đường, nhiều lần chị Quy nói đùa: “Giá mà con được sinh ra ở một gia đình nào giàu hơn thì có phải đỡ khổ không”. Nghe mẹ nói vậy, cả hai anh em Thông đáp: “Dù khổ, con vẫn muốn được sinh ra ở nhà mình”.
Dù điều kiện kinh tế khó khăn, lại không được đi học thêm, nhưng cậu học trò chuyên Toán vẫn đạt được nhiều thành tích tốt. Thông còn kiêm luôn nhiệm vụ làm “gia sư” cho em gái.
Cậu học trò “trường làng” vào đội tuyển Toán quốc gia
Từng phải cố gắng thuyết phục mẹ cho thi vào trường chuyên, giờ đây, khi nghĩ lại, Thông vẫn cho rằng quyết định ấy là đúng đắn.
“Lần đầu tiên em được đặt chân đến Trường THPT Chuyên Hưng Yên là vào kỳ thi HSG cấp tỉnh năm lớp 9. Đây cũng là kỳ thi đáng nhớ nhất khi em được ngồi tại phòng học của ngôi trường mà mình yêu thích từ lâu”, Thông tâm sự
Vào cấp 3, Thông tiếp tục phát huy năng khiếu của mình ở khối tự nhiên, đặc biệt là trong môn Toán khi xuất sắc lọt vào đội tuyển HSG quốc gia của trường và tham dự kỳ thi vượt cấp khi mới chỉ là học sinh lớp 11.
Trước đó, ở bậc THCS, Thông từng nhiều lần đạt thành tích cao ở các cuộc thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh. Thông được thầy cô, bạn bè và những người xung quanh đánh giá là một học sinh ngoan ngoãn và có chí tiến thủ. Thành tích 10 năm liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của em.
Thông từng nhiều lần đạt thành tích cao ở các cuộc thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh.
“Sinh ra trong gia đình khó khăn, đôi khi em nghĩ việc mình đi học sẽ trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Nhưng rồi điều đó lại trở thành nguồn động lực để em cố gắng hơn nữa trong học tập và thực hiện những dự định của mình”, Thông nói và cho biết thêm, may mắn của em là nhận được nhiều sự giúp đỡ từ người thân, thầy cô và bạn bè.
Kể từ năm lớp 10, Thông nhận được một khoản trợ cấp hàng tháng là 700.000. Điều này cũng phần nào giảm đi gánh nặng kinh tế cho gia đình em.
Ngôi nhà của gia đình Thông tại xã Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên
Ngoài việc học, Thông cũng đỡ đần bố mẹ việc nhà
“Không ai nghĩ rằng vợ chồng tôi lại có thể sinh được 2 đứa con thông minh và ngoan ngoãn đến vậy. Tôi nghĩ mình may mắn được “trời thương”, chị Quy xúc động và nói điều chị mong đợi nhất là các con có sức khỏe tốt, sống lương thiện.
Còn Thông cho biết em sẽ cố gắng hết mình cho cuộc thi HSG quốc gia, cũng như phân bổ được thời gian hợp lý để đạt kết quả cao nhất có thể trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm sau.
“Em hiểu cảm giác khi những người thân thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Do đó, em mong muốn có thể theo đuổi ngành y, một phần để giúp đỡ cho những bệnh nhân, một phần có thể đỡ đần cha mẹ”.
Bài 3: Tự tin chinh phục VinUni
Cùng với hai cô bạn Nghiêm Thảo Tâm và Phạm Ngọc Anh, hành trình "săn" học bổng VinUni của cậu học trò Trần Khánh Bằng (HS lớp 12 chuyên Toán 1 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn) là một câu chuyện đầy thú vị.
Em Trần Khánh Bằng, HS lớp 12 chuyên Toán 1 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn giành học bổng tài năng 80% của VinUni. Ảnh: KHÁNH CHI
ỨNG TUYỂN MỘT NGÀNH, TRÚNG TUYỂN... MỘT NGÀNH KHÁC
Khánh Bằng kể, cuối năm 2020, sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển không lâu, Bằng nhận được lịch hẹn phỏng vấn. Do đang trong "mùa dịch" nên vòng phỏng vấn diễn ra trực tuyến với ban tuyển sinh gồm 1 giáo sư người Việt Nam và 1 giáo sư người Hàn Quốc.
"Nếu trúng xổ số, em sẽ làm gì đầu tiên?", "Theo em, tại sao bầu trời lại có màu xanh?", "Em hãy nói về một điều em chưa nói đến trong hồ sơ!"..., những câu hỏi mà ban tuyển sinh đưa ra đã khiến Khánh Bằng đi từ hết bất ngờ này tới bất ngờ khác.
"Em đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho vòng phỏng vấn bằng cách liên hệ với một cựu HS Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, hiện là SV khoa đầu tiên của VinUni để được hỗ trợ tìm hiểu thêm về các câu hỏi phỏng vấn và giúp em tập trả lời phỏng vấn.
Kỳ tuyển sinh năm trước, ban tuyển sinh đưa ra khá nhiều câu hỏi liên quan đến những bài toán thực tế cho thí sinh ứng tuyển ngành Khoa học máy tính nên em cũng đã có sự chuẩn bị trước cho những điều này. Bên cạnh đó, em còn tự học thêm các ngôn ngữ lập trình để có thêm điểm cộng", Bằng nói.
Chuẩn bị khá kỹ lưỡng, cộng thêm bản lĩnh của một HS từng cọ xát tại nhiều cuộc thi, Bằng bước vào vòng phỏng vấn một cách tự tin và bình tĩnh. Thế nhưng, vòng phỏng vấn của em lại diễn ra với khá nhiều câu hỏi... không như tưởng tượng.
Dù bất ngờ, nhưng Khánh Bằng đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh để giải quyết các câu hỏi một cách... chân thực nhất. Khánh Bằng chân thành chia sẻ với ban tuyển sinh về tính cách tò mò mà mình chưa nói đến trong hồ sơ, về việc từ nhỏ, em đã luôn đặt ra những câu hỏi "tại sao" về mọi thứ xung quanh mình.
Em cũng thành thật "thú nhận" mình chưa giải thích được tại sao bầu trời có màu xanh. Và nếu như có may mắn trúng xổ số, em sẽ dành số tiền tặng cho ba mẹ để mua những thứ ba mẹ thích, 1/8 số tiền quyên góp làm từ thiện và số còn lại em dành để thực hiện những dự định cá nhân...
Cũng ngay trong cuộc phỏng vấn, ban tuyển sinh đã đưa ra một quyết định bất ngờ là đề xuất cho Khánh Bằng một "tấm vé" theo học ngành Kỹ sư điện, dù Bằng chỉ nộp 1 nguyện vọng duy nhất vào ngành... Khoa học máy tính.
Chia sẻ về quyết định "ngoài quy trình" trên, bà Amita Verma, Giám đốc tuyển sinh VinUni cho rằng: "Sẽ rất dễ dàng cho VinUni nếu chỉ đơn giản chấp nhận lựa chọn ban đầu của các thí sinh. Là nhà giáo dục, chúng tôi muốn nhiều hơn thế. Chúng tôi cần tìm hiểu mong muốn và tiềm năng của các em, nắm được xu hướng phát triển nghề nghiệp tương lai và có tư vấn định hướng để các em phát triển bản thân. Dĩ nhiên lựa chọn cuối cùng là của các em". Không chỉ vậy, ban tuyển sinh còn quyết định trao cho cậu bé có vẻ ngoài hiền lành, chân thành 1 suất học bổng tài năng 80% (trị giá gần 2,7 tỷ đồng).
HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
Theo Khánh Bằng, ở vòng hồ sơ, ứng viên được đánh giá dựa trên ba nhóm tiêu chí bao gồm: kết quả học tập, các hoạt động ngoại khóa và nội dung bài luận. Với riêng Bằng, em từng đạt giải Nhất cấp tỉnh môn Toán, giải Khuyến khích Kỳ thi HS giỏi Quốc gia ngay từ năm lớp 11, Huy chương Vàng Olympic chuyên Khoa học tự nhiên, Huy chương Đồng Olympic 30/4...
Em cũng từng tham gia IMUN, một chương trình được tổ chức thường niên trên toàn thế giới, thường hướng đến các đối tượng HS, SV. Tại đây, những người tham gia đóng vai đại biểu đại diện cho các quốc gia, cùng nhau thảo luận, quyết định về các vấn đề của thế giới trên lập trường quốc gia đó.
Ngoài ra, Bằng còn tham gia Ask John Show, một chương trình giao lưu về công nghệ, kỹ năng lãnh đạo...Trong bài luận của mình, Bằng cũng chia sẻ về thành tích tốt nhất mà em đạt được là giải Khuyến khích cấp Quốc gia môn Toán ngay từ năm học lớp 11. Tuy giải thưởng không cao nhưng đó là nền tảng tốt để em có thể đạt được những thành quả cao hơn.
Khánh Bằng cho rằng, điểm số cao hay giải thưởng "khủng" cũng không đảm bảo ứng viên sẽ có được một "tấm vé vàng" vào VinUni. Bởi em được biết, từng có ứng viên không có giải thưởng lớn từ các cuộc thi, cũng không có điểm Ielts cao nhưng vẫn đạt học bổng 100% của VinUni.
"Em cảm nhận hội đồng tuyển sinh đánh giá rất cao sự nỗ lực bản thân, ý chí và sự tiến bộ trong suốt quá trình học tập của ứng viên. Cùng với đó, họ còn mong chờ những người có ước mơ, hoài bão, có khát vọng cống hiến cho xã hội. Đó không phải là những ước mơ viển vông, xa vời mà phải hết sức thực tế. Khi ứng viên thể hiện được những điều này chắc chắn sẽ gây được ấn tượng với hội đồng tuyển sinh", Khánh Bằng nói.
Là thí sinh đã vượt qua vòng phỏng vấn một cách khá đặc biệt, khi chia sẻ trải nghiệm của bản thân, Khánh Bằng chỉ cười hiền: "Hãy bước vào cuộc phỏng vấn bằng tất cả sự bình tĩnh, tự tin. Và theo em, điều quan trọng nhất đó là hãy luôn là chính mình, thể hiện bản thân một cách rõ nét nhất và không cần phải cố gắng để trở nên giống với một ai khác".
Bùi Hồng Đức và 'cú đúp vàng' Olympic Sinh năm 2002, chàng trai Bùi Hồng Đức đoạt Huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế 2 năm liên tiếp (2019- 2020), là học sinh đầu tiên được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Cậu vừa được bình chọn là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Được khoác lên mình lá cờ Tổ quốc nhận Huy chương Vàng...