Cậu học trò Ơ Đu “bỏ” đại học, đi học nghề được tuyên dương toàn quốc
Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2018 có một sinh viên khá đặc biệt đến từ Nghệ An. Em là Lô Văn Anh, đại diện duy nhất của người Ơ Đu, một tộc người mà hiện nay chỉ còn rất ít, đang sinh sống ở miền Tây xứ Nghệ.
“Từ chối” vào đại học
Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi mới gặp được Lô Văn Anh bởi em liên tục vướng lịch học ở trường.
Gặp chúng tôi, chàng sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức cho biết: “Em vốn học khối C, thiên về các môn xã hội. Nhưng giờ lại chuyển sang học nghề, chủ yếu về kỹ thuật nên phải cố gắng hơn các bạn rất nhiều”.
Lô Văn Anh cùng thầy giáo của mình tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số toàn quốc. Ảnh: NVCC
12 năm học phổ thông, Anh cũng tự nhận mình là người chịu khó. Có lẽ cũng bởi thế nên ngày còn nhỏ, khi bố mẹ cùng nhiều gia đình khác chuyển từ vùng lòng Hồ về khu tái định cư Văng Môn (xã Nga My, Tương Dương) thì Anh lại theo bà ngoại về vùng tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương) để đi học.
Tốt nghiệp THCS, Anh là một trong ít học sinh của xã thi đậu vào Trường PT DTNT số 1 -ngôi trường hàng đầu của tỉnh dành cho học sinh người dân tộc thiểu số.
Ba năm ở nội trú, cuộc sống của Anh thay đổi rất nhiều. Từ sống với gia đình, Anh làm quen với cuộc sống tập thể, ngày ngày học tập, sinh hoạt đều chịu sự quản lý của thầy cô. Song, nhờ vậy, Anh được rèn giũa nhiều, có ý thức kỷ luật tốt.
Môi trường học mới với nhiều học sinh ưu tú, được tuyển chọn từ các huyện miền núi cũng buộc học sinh phải chăm chỉ, chuyên cần. Kết thúc ba năm THPT, Anh xuất sắc giành 22 điểm khối C (chưa cộng điểm ưu tiên) tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 – 2018. Với thành tích này, Anh là một trong hai đại diện của Nghệ An vinh dự được chọn tham dự lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số năm 2018.
Số điểm đó, cũng đủ cho Anh đăng ký vào một trường đại học uy tín. Vậy nhưng, sau khi suy nghĩ kỹ, thay vì quyết định vào đại học, Anh lại chuyển sang đi học nghề.
Kể về quyết định này, Anh cho biết: Từ khi đi học em đã mong ước được vào một trường quân đội. Nhưng sau này, vì không đủ chiều cao nên em buộc phải chọn ngành nghề khác. Bản thân em nghĩ rằng, học đại học rất tốt. Nhưng, em cũng muốn học nghề vì sớm được đi làm và có điều kiện đỡ đần bố mẹ.
Video đang HOT
Càng là người Ơ Đu càng phải cố gắng
Ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức, số sinh viên “từ chối” học đại học để vào học nghề không quá nhiều, nhất lại là một học sinh người dân tộc thiểu số. Bản thân Anh thì lại xem chuyện đấy là bình thường và em cũng không cho phép mình chủ quan, dù đó chỉ là học nghề.
Nói về Anh, cô giáoĐinh Thị Minh Hạnh – Chủ nhiệm lớp K4 – Công nghệ ô tô cho biết: Lô Văn Anh là một sinh viên hiền lành, ít nói nhưng rất ham học. Đặc biệt, vì biết mình hạn chế về các môn học thuộc khối kỹ thuật nên Anh luôn cố gắng nhiều hơn so với các bạn. Nếu không hiểu thì hỏi thầy cô rất cặn kẽ.
Lô Văn Anh trong chuyến ra Hà Nội dự lễ tuyên dương. Ảnh: NVCC
Từ khi học nghề, Anh cũng phải bắt đầu cuộc sống tự lập. Quý cậu sinh viên nghèo, hiếu học nên mỗi khi có cơ hội được thực tập ở các doanh nghiệp thì Anh lại được thầy cô giới thiệu, ưu tiên để có thêm tiền lương trang trải cuộc sống. Cũng ít ai biết rằng, khi Anh được chọn tham dự lễ tuyên dương, chính thầy trưởng khoa đã tự bỏ tiền túi mua vé và cùng Anh ra Hà Nội dự lễ.
Kể về chuyến đi này, Anh còn thật thà nói rằng: Mỗi một học sinh được tuyên dương sẽ được tặng một quyển sổ, một cái bút và 4 triệu đồng. Tuy nhiên, em gửi hết về cho mẹ vì muốn đỡ đần thêm gia đình ở nhà.
Chuyến đi Hà Nội và được là học sinh duy nhất, đại diện cho người dân tộc Ơ Đu còn để lại cho Anh nhiều suy nghĩ và trăn trở. Trong đó, Anh mừng bởi đây là lần đầu tiên một học sinh người Ơ Đu được tuyên dương, được ưu tiên. Tuy nhiên, Anh cũng tự nhận, so với các thành tích của nhiều học sinh khác, thành tích mà Anh đạt được còn hết sức nhỏ bé.
Lô Văn Anh là một sinh viên chăm chỉ ở khoa Công nghệ ô tô. Ảnh: SH
Một kỷ niệm cũng rất đáng nhớ, đó là sau khi được truyền hình trực tiếp trên ti vi, rất nhiều bà con ở trong bản đã gọi điện chúc mừng Anh. Gia đình, làng xóm cũng hết sức tự hào bởi đã lâu lắm rồi, con em Ơ Đu mới được tham gia một chương trình lớn và được ghi nhận, tôn vinh.
Nói về mình, Anh cũng cho biết: “Em là người Ơ Đu, một tộc người chỉ còn có hơn 400 nhân khẩu và so với các dân tộc khác thì vẫn còn thua kém rất nhiều. Chính vì lẽ đó, dù không sống cùng với bà con dân bản cũ nhưng em luôn ý thức mình là người Ơ Đu và cố gắng sống để không phụ lòng mọi người và luôn phấn đấu để sau này trở thành một người có ích”.
Sự nỗ lực, biết vươn lên vượt qua khó khăn của Anh cũng chính là điển hình cho sức trẻ của người Ơ Đu hiện nay. Và, câu chuyện của Anh dù giản dị nhưng vẫn có sức nặng để truyền cảm hứng đến cho nhiều người, nhất là với những học sinh người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, những vùng còn gặp nhiều khó khăn của Nghệ An.
Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu là sự kiện được tổ chức hằng năm do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng phối hợp tổ chức.
Thông qua chương trình, nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, đồng thời biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt thành tích xuất sắc trong học tập của học sinh, sinh viên các DTTS.
Lễ tuyên dương năm 2018 được tổ chức vào cuối tháng 11 tại Hà Nội đã vinh danh 166 gương mặt tiêu biểu, xuất sắc thuộc 25 thành phần dân tộc của 30 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 94 em đạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích trong Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia; 17 em đạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích trong Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và 02 em đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia xét tuyển vào đại học; 42 em tốt nghiệp đại học, học viện, cao đẳng loại xuất sắc.
Song Hoàng
Theo baonghean
Chàng trai của tộc người 400 nhân khẩu được tuyên dương toàn quốc
Từ núi cao, Lô Văn Anh - người con của đồng bào Ơ Đu xuống TP Vinh theo đuổi giấc mơ con chữ. Vừa qua, Văn Anh là đại diện duy nhất của dân tộc Ơ Đu vinh dự được góp mặt trong lễ tuyên dương 166 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc 2018.
Lô Văn Anh (SN 1999), người con của dân tộc Ơ Đu - một trong những dân tộc có số nhân khẩu ít nhất cả nước, sinh ra ở xã Kim Đa, huyện Tương Dương, Nghệ An. Khi xã Kim Đa phải nhường đất cho dự án Thủy điện Bản Vẽ, gia đình Lô Văn Anh phải đến Nga My tái định cư nhưng cả gia đình quyết định chuyển đến xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An sinh sống.
Người con của tộc người Ơ Đu Lô Văn Anh.
"Em sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng may mắn bố mẹ có tư tưởng tiến bộ, coi trọng việc học hành. Theo thống kê chưa đầy đủ, người Ơ Đu có khoảng hơn 400 nhân khẩu, sống chủ yếu ở huyện Tương Dương và khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ ở huyện Thanh Chương", Lô Văn Anh cho biết.
Sau khi học hết trung học cơ sở, em thi vào Trường THTP Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, bắt đầu cuộc sống tự lập xa nhà. Ba năm học cấp 3, Lô Văn Anh là một trong số rất ít học sinh người Ơ Đu có thành tích học tập khá tại trường. Người con của núi rừng mơ ước được phục vụ trong quân đội nhưng chiều cao không đủ tiêu chuẩn. Mặc dù vậy, em vẫn hết sức nỗ lực trong kỳ thi THPT quốc gia và đạt số điểm 22 điểm/3 môn khối C.
Số điểm này, cộng với điểm ưu tiên, Lô Văn Anh có thể lựa chọn vào một trường đại học thuộc top đầu nhưng sau nhiều cân nhắc, em đã có lựa chọn riêng của mình: đi học nghề.
"Là người dân tộc thiểu số, nhiều điều kiện học tập không thể bằng các bạn khác, đặc biệt là cơ hội việc làm sau khi ra trường. Bởi vậy, em nghĩ học nghề sẽ tốt hơn cho mình, cho cả bố mẹ. Sau khi suy nghĩ, cân nhắc, em chọn ngành Công nghệ ô tô - một trong những nghề "thời thượng" hiện nay, cơ hội việc làm sẽ lớn hơn", Lô Văn Anh tâm sự.
Lô Văn Anh và thầy trưởng khoa Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức chụp ảnh lưu niệm tại lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2018. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Hiện Lô Văn Anh là sinh viên năm thứ 1, khoa Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức (đóng ở TP Vinh, Nghệ An). Từ dân chuyên khối C, chuyển sang học chuyên ngành kỹ thuật, em phải nỗ lực hơn các bạn nhiều lần.
Cô Đinh Thị Minh Hạnh - Chủ nhiệm lớp Cao đẳng ô tô 4, K12, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức, chia sẻ về cậu học trò của mình: "Lô Văn Anh là sinh viên hiền lành, ngoan, chịu khó và đặc biệt có tinh thần cầu thị, ham học hỏi. Ngoài ra, em cũng là hạt nhân văn nghệ và tham gia tích cực nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường".
Việc có tên trong danh sách 166 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2018 do Ủy ban Dân tộc, Bộ GD&ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương đối với Lô Văn Anh là một bất ngờ lớn, nhưng cũng là động lực tiếp sức cho em trên con đường học hành sắp tới. Thương cậu học trò nghèo chưa một lần được đi xa, đích thân thầy trưởng khoa đưa Văn Anh ra thủ đô dự lễ tuyên dương.
Được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn, Lô Văn Anh đang cố gắng để hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất.
"Được ra thủ đô dự lễ tuyên dương cùng nhiều bạn, nhiều anh chị là người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trên cả nước, bản thân em vừa thấy vinh dự, vừa thấy ngưỡng mộ, khâm phục các anh chị. Em tự hứa cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống và trong học tập, để mọi người biết đến dân tộc Ơ Đu nhiều hơn.
Người Ơ Đu bây giờ có số lượng người rất ít, không còn duy trì được tiếng nói của mình, nhiều nét văn hóa bị mai một, hòa lẫn vào dân tộc khác, không có nhiều người học được lên cao nhưng em nghĩ, quan niệm về sự học cần phải được thay đổi. Dù là dân tộc ít người, dù điều kiện sống còn hết sức khó khăn nhưng nếu có cố gắng, có quyết tâm, người Ơ Đu cũng có thể đạt được những thành tích như các đồng bào dân tộc thiểu số khác", Lô Văn Anh chia sẻ.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Tự tin trên con đường đã chọn Trong 166 gương mặt được Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2018, tối 25-11, có nhiều em là học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc có thành...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
Mới
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
19 phút trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
26 phút trước
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
33 phút trước
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
Sao việt
35 phút trước
Thái Lan: Sơ tán hàng loạt vì nhiều tòa nhà ở Bangkok rung lắc, xuất hiện vết nứt
Thế giới
41 phút trước
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
44 phút trước
Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong
Tin nổi bật
47 phút trước
Viral video Chu Thanh Huyền mệt mỏi ngồi cạnh Quang Hải bên bàn nhậu sau loạt drama, sự thật là gì?
Netizen
50 phút trước
Yêu cầu chuyển nhượng của Bruno Fernandes khi Real Madrid hỏi mua với giá 90 triệu bảng
Sao thể thao
51 phút trước