Cậu học trò nghèo Trường Ams viết bài văn lạ: Ông nội mất, nỗi lo tiếp tục đè lên vai cậu học trò nghèo
Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi… (Trích bài văn của Nguyễn Trung Hiếu)
Nỗi lo mà em Nguyễn Trung Hiếu (học sinh lớp 11 chuyên lý, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) chia sẻ trong bài văn gây xúc động đã thành sự thật. Ông nội Hiếu mất vào một ngày cuối tháng 11/2011, sau thời gian lâm bệnh nặng.
Xin giới thiệu bài viết của thầy Vũ Quốc Lịch – giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam về những tình cảm với cậu học trò nghèo khi nhận được tin ông nội của em Hiếu qua đời.
Được tin ông nội của Hiếu mất, tôi đến viếng ông. Vậy là nỗi lo của Hiếu ngày nào đã thành sự thật! Tôi lại chạnh lòng nhớ lại hình ảnh ông nằm đó đã gần 4 năm trời. Gần 4 năm đằng đẵng ông chống lại bệnh tật. Tôi nhớ cả những cơn ho kéo dài của ông làm cả gia đình cuống quýt…
Học sinh Nguyễn Trung Hiếu.
Tôi là giáo viên bộ môn dạy cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu từ năm ngoái, khi em học lớp 10. Qua thầy Bùi Văn Phúc là giáo viên chủ nhiệm (nay là Phó hiệu trưởng nhà trường) tôi được biết em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, được thầy Phúc đề nghị, nhà trường đã miễn giảm hoàn toàn các khoản đóng góp cho Hiếu. Trường Ams có không ít học sinh nghèo nên quả thật tôi cũng không để ý hết xem khó khăn của gia đình em đến mức nào.
Video đang HOT
Rồi trong một cuộc họp hội đồng vào tháng 9 năm 2011, lãnh đạo nhà trường đã nêu đích danh một trường hợp học sinh có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn mà cô Đặng Nguyệt Anh – giáo viên dạy văn phát hiện qua bài văn nghị luận em làm nộp cô, và phát động phong trào nhà giáo trường Ams đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Tôi vội đi tìm bài văn đó và đã rất xúc động trước tình cảm của em dành cho mẹ đằng sau những câu chữ cắt nghĩa về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống. Đến thăm gia đình em tôi thật sự đồng cảm với lo toan của cậu học trò nhỏ này. Khó khăn quá, nhà có 5 người thì 4 người không có khả năng lao động. Cả nhà chỉ trông chờ vào hơn 4 triệu đồng hưu trí của ông và bà nội Hiếu để ăn uống sinh hoạt hàng ngày và thuốc thang chữa bệnh.
Ấn tượng nhất với tôi chính là ông nội Hiếu. Ông bị bệnh nằm liệt giường đã gần 4 năm nay. Mắt tôi bỗng cay xè khi nhớ đến câu hỏi bỏ lửng trong bài văn của Hiếu “Nếu ông mất thì sao ?”. Ai trong chúng ta không mong con mình có tình yêu gia đình, biết thương yêu, chia sẻ cùng bố mẹ như Hiếu, và ai không mong bố mẹ già của mình được sống mạnh, chết thoát. Vậy mà ông nội Hiếu 90 tuổi, ốm liệt giường gần 4 năm mà vẫn còn nặng gánh trần ai. Lương hưu của ông chiếm tới 3/4 “thu nhập” của cả nhà. Chắc ông đã phải gồng mình chống chọi với bệnh tật để sống, để nhận hàng tháng hơn 3 triệu đồng cho cả gia đình cầm cự trong cơn bão giá giữa lòng Hà Nội…
Tôi đã viết bài giới thiệu bài văn của Hiếu trên báo điện tử Dân trí để những giá trị nhân văn lấp lánh trong bài văn của em đến được với mọi người và hy vọng bạn đọc sẽ chia sẻ một phần những khó khăn của gia đình em.
Vượt qua kì vọng của tôi, hàng chục báo đã đăng tải lại bài viết này. Hiếu đã nhận được sự chia sẻ cả về tinh thần và vật chất của đông đảo bạn đọc và các nhà hảo tâm tài trợ trên cả nước, trong đó có cả các chính khách như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. Truyền thống lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo trong hoạn nạn của người Việt được thể hiện rõ rệt.
Mới đây, được tin ông nội của Hiếu mất, tôi đến viếng ông. Vậy là nỗi lo của Hiếu ngày nào đã thành sự thật! Tôi lại chạnh lòng nhớ lại hình ảnh ông nằm đó đã gần 4 năm trời. Gần 4 năm đằng đẵng ông chống lại bệnh tật. Tôi nhớ cả những cơn ho kéo dài của ông làm cả gia đình cuống quýt… Chắc chắn ông cũng rất hiểu nỗi lo của Hiếu, đứa cháu đích tôn mà ông hằng yêu quý, và ông đã cố sống không phải chỉ vì ông mà vì cả 4 người khác trong căn nhà này.
Thật may là, trước ngày ông mất, ông đã thấy được tấm lòng nhân ái của cả cộng đồng với hoàn cảnh gia đình mình. Quỹ Khuyến học “Vòng tay đồng đội” cũng đã hỗ trợ kịp thời suất học bổng 5 triệu đồng cho cháu Hiếu làm ấm lòng ông – một cựu chiến binh già.
Xin thắp một nén hương thơm tưởng nhớ ông và mừng cho ông được ngậm cười nơi chín suối!
Mấy bác hàng xóm bảo tôi: Ông cụ từ lâu đã yếu lắm mà không “đi” được, thế mà sau khi biết cháu Hiếu được nhiều người quan tâm chia sẻ ông lại đi… Vâng, tôi tin rằng ông đã thật nhẹ lòng và thanh thản ra đi không khỏi vướng bụi trần bởi đứa cháu đích tôn của ông đã được hội đồng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nơi cháu học, các nhà hảo tâm và cả xã hội lo cho tương lai của cháu.
“Tôi xin cảm ơn báo Dân trí và các báo đài khác đã giúp kết nối, đưa thông tin mà tôi viết về em Hiếu tới mọi người, tạo điều kiện để bạn đọc, các nhà hảo tâm biết, chia sẻ khó khăn với gia đình em. Hơn nữa bài văn còn giúp mọi người có cái nhìn tích cực hơn, tin tưởng hơn vào thế hệ trẻ. Bạn đọc cũng có dịp suy ngẫm để nhận ra trong mỗi chúng ta còn rất tiềm tàng lòng nhân ái … (Trích email thầy Vũ Quốc Lịch gửi báo điện tử Dân trí
Theo DT
Seoul nói không với giáo viên ngoại dạy tiếng Anh
Văn phòng Giáo dục thủ đô Seoul (SMOE) mới cho biết khoảng 85% giáo viên người nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông trung học tại Seoul có thể sẽ không được tái tuyển dụng vào năm tới do chính sách cắt giảm ngân sách.
SMOE cho biết sẽ cắt 4,4 tỷ won (3,9 triệu USD) từ ngân sách cấp cho giáo viên nước ngoài tại các trường cấp ba. Điều đó có nghĩa là 225 trong số 266 giáo viên nước ngoài tại Seoul sẽ không được làm mới hợp đồng khi hết hạn.
"Chúng tôi đã trình lên Hội đồng thủ đô Seoul kế hoạch ngân sách dành cho giáo viên nước ngoài tại các trường cấp ba", một quan chức ở SMOE cho biết. "Chúng tôi quyết định sẽ cắt tối đa ngân sách một cách hiệu quả trong việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài. Chúng tôi kết luận rằng giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trường cấp ba kém hiệu quả hơn giáo viên tại các trường tiểu học và cấp hai."
Mặc dù SMOE cũng lên kế hoạch cắt giảm dần số giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học và cấp hai, nhưng con số hiện tại sẽ được duy trì ít nhất cho đến năm sau.
"Chúng tôi chưa quyết định khoản ngân sách dành cho giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học và cấp hai", SMOE cho biết.
Korea Times, trong số 266 giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trường cấp ba, văn phòng SMOE trả lương cho 255 giáo viên, còn 11 giáo viên còn lại do các văn phòng các quận trả lương. Có 30 giáo viên sẽ duy trì công việc nhờ vào hỗ trợ của SMOE là những giáo viên dạy tại các trường quốc tế hoặc trường chuyên về khoa học hoặc các trường chuyên ngữ.
Mặc dù giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trường cấp ba sẽ không được chào đón, điều đó không có nghĩa là các giáo viên này ngay lập tức bị thải hồi. Một khi hợp đồng hết hạn, họ sẽ có ít cơ hội hơn để làm mới hợp đồng, đặc biệt là nếu họ nhận được đánh giá yếu kém của nhà tuyển dụng.
Trước việc các trường cấp ba sẽ không tái tuyển dụng giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh, phản ứng của công chúng có hai hướng trái ngược nhau.
Một số người dân thì chào đón kế hoạch cắt giảm ngân sách của Văn phòng SMOE, họ nói rằng như thế sẽ chi tiêu hiệu quả hơn.
"Trong 7 năm qua, tôi dạy cùng với 4 giáo viên tiếng Anh người nước ngoài nhưng chất lượng dạy học sinh của chỉ hên xui. Một số học sinh được dạy bởi những giáo viên chất lượng còn một số em kém may mắn hơn thì được học với những giáo viên chưa thuần thục trong giảng dạy", một giáo viên người Hàn Quốc tại một trường tiểu học ở Seoul cho biết.
"Ngoài ra, việc trả lương cho các giáo viên người nước ngoài thật là tốn kém. Họ được trợ cấp về nhà ở và các chi phí khác ngoài khoản lương tháng. Tôi ước gì Văn phòng Giáo dục sẽ đầu tư hơn nữa cho các giáo viên tiếng Anh người Hàn Quốc bằng khoản ngân sách dành cho giáo viên nước ngoài."
Giáo viên này nói thêm rằng kể cả khi không có giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh ở lớp, thì học sinh vẫn có thể học với giáo viên nước ngoài trong các buổi học thêm.
Trong khi đó, vẫn có những người hoài nghi về quyết định không tái tuyển dụng giáo viên nước ngoài, nói rằng hiện nay các học sinh vẫn phải bỏ tiền túi ra để học thêm tiếng Anh
"Những em có tiền để đi học thêm tiếng Anh thì không sao, nhưng những em khó khăn hơn thì sẽ là nạn nhân của chính sách này. Các em bị tước mất cơ hội được học với giáo viên nước ngoài. Dù chất lượng của giáo viên nước ngoài thế này, tôi nghĩ người nước ngoài có một vai trò tích cực trong việc giảm khoảng cách văn hóa cho học sinh", một phụ huynh ngoài 40 tuổi nói.
Trước đó, theo một khảo sát của SMOE, 62,4% phụ huynh trong số 11.800 phụ huynh được hỏi cho biết các giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh thì rất cần thiết tại các trường tiểu học, cấp hai và cấp ba.
Theo DT
MDIS, Singapore tổ chức hội thảo tuyển sinh Tiến sĩ Eric Kuan, hiệu trưởng MDIS sẽ giới thiệu chương trình đào tạo và tuyển sinh lúc 14h-17h ngày 10/12 tại khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM và lúc 9h-12h ngày 11/12 tại khách sạn Daewoo, 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Tại Hà Nội: Liên hệ đại diện tuyển sinh: Công ty tư vấn du học...