Cậu học trò mù nhận học bổng 2,2 tỷ đồng
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở vùng quê nghèo Hà Tĩnh, nhưng với nghị lực vươn lên, nam sinh Trần Việt Hoàng đã xuất sắc nhận học bổng trị giá 2,2 tỷ đồng của trường ĐH Fulbright Việt Nam.
Trần Việt Hoàng hạnh phúc bên mẹ – bà Trần Thị Sen Ảnh: M.T
Người mẹ tuyệt vời
Mấy ngày nay, trong căn nhà nhỏ của mẹ con Trần Việt Hoàng (SN 2000 ở xóm Liên Tân, xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) luôn tràn ngập niềm vui khi biết tin Hoàng vừa nhận được học bổng trị giá 2,2 tỷ của trường ĐH Fulbright Việt Nam. Đây là ngôi trường đại học tư thục danh giá, trụ sở chính đặt tại TPHCM.
Bà Trần Thị Sen (mẹ Hoàng) rất tự hào về cậu con trai mình. Nhưng khi hỏi về tuổi thơ của Hoàng, nước mắt bà Sen cứ trào ra. Bà cho biết, Hoàng còn có một chị gái, cơ thể lành lặn, nhưng riêng Hoàng khi lên 5 thì bắt đầu có dấu hiệu lạ, mắt mờ dần. Bà đưa Hoàng đi khám các bệnh viện, ra hẳn Hà Nội. Hoàng được các bác sĩ kết luận bị bong võng mạc, tổn thương đáy mắt giai đoạn cuối và chỉ định mổ mới có cơ hội cứu đôi mắt.
“Trải qua 5 lần mổ, đến năm 9 tuổi, tia hi vọng tìm lại ánh sáng cho con bỗng nhiên vụt tắt khi bác sĩ thông báo Hoàng sẽ mù vĩnh viễn. Lúc đó tôi bất lực. Cứ nhìn con trai là nước mắt lại rơi. Tôi thương Hoàng hơn chính bản thân mình. Có bao nhiêu tài sản bán đi hết, chỉ mong lấy lại đôi mắt sáng cho con”, bà Sen nghẹn ngào.
Không khuất phục trước số phận, bà Sen tìm hiểu và xin cho con trai đi học chữ Braille tại Hội người mù huyện Can Lộc. Ngày ngày người mẹ vượt hàng chục km chở con trên chiếc xe đạp để đến lớp. Nhờ tiếp thu nhanh, chỉ sau gần 1 tháng cậu bé thành thạo chữ Braille. Rồi bà xin cho con được quay lại trường học bình thường. Nhiều lúc thấy Hoàng tủi thân vì không có bạn chơi, bà lại động viên con cố gắng. Và chính vì sự yêu thương vô bờ bến, luôn đùm bọc che chở ấy của bà đã khiến cho Hoàng luôn tràn đầy sức sống, có niềm tin mãnh liệt vào con đường học vấn.
“Mắt em mù nhưng trí tuệ vẫn sáng”
“Em luôn nghĩ, chỉ có học mới là ánh sáng duy nhất của cuộc đời, chỉ học mới giúp mình thay đổi được số phận. Mắt em mù nhưng trí tuệ vẫn sáng- đó là câu châm ngôn em đặt ra để giúp bản thân vượt qua những khó khăn, sóng gió của cuộc đời”, em Hoàng chia sẻ. Không ngừng nỗ lực, sống tích cực, luôn tạo ra những niềm vui cho bản thân, đó là cách mà Hoàng chống chọi lại với sự cô đơn trong bóng tối. Với lối suy nghĩ tích cực ấy, suốt nhiều năm học Hoàng luôn đạt học sinh giỏi toàn diện.
Video đang HOT
Kể về hành trình tìm học bổng 2,2 tỷ đồng của trường ĐH Fulbright, Hoàng cho biết, sau một thời gian tìm tòi qua mạng bằng phần mềm cho người khiếm thị, Hoàng đăng ký tham gia thi tuyển. Tháng 11/2018, Hoàng được người thân đưa vào TPHCM để thi kiểm tra qua 3 vòng thi, gồm: Viết bài luận quan trọng bằng tiếng Việt và tiếng Anh; thi kiến thức Toán logic, Văn, kiểm tra kỹ năng qua hình thức phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân.
“Ngày 16/4, em thức đến sáng để chờ trường thông báo kết quả. Khi nhận được tin, hai mẹ con đã ôm nhau khóc. Hiện trường đã nhận em học, tuy nhiên trình độ tiếng Anh chưa tốt nên em đang cố gắng hoàn thành đến tháng 8/2020 sẽ bắt đầu nhập học”, Hoàng chia sẻ.
Khi hỏi về những dự định tương lai, Hoàng cho biết muốn trở thành một nhà tâm lý học để giúp những bạn khuyết tật, những trẻ em mồ côi có động lực vươn lên trong cuộc sống.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, Hoàng có hoàn cảnh rất khó khăn. “Hoàng học rất giỏi, dù mù nhưng em vẫn sử dụng điện thoại, máy tính thông qua phần mềm cho người khiếm thị. Em nhận được học bổng, tôi khá bất ngờ vì Hoàng tự liên hệ với trường để nộp hồ sơ dự tuyển”, ông Sơn cho hay.
PHAN HOÀI – KHÁNH PHẠM
Khâm phục nghị lực cậu học trò mồ côi 2 năm giành 3 giải Nhất tỉnh môn Văn
Bố mất từ khi Hoàng 3 tuổi, mẹ phải gửi các em ở nhà cho bà nội già yếu trông coi để đi làm giúp việc ở thành phố. Cuộc sống khó khăn từ nhỏ nhưng với nghị lực vượt qua hoàn cảnh, vươn lên trong học tập, Trần Việt Hoàng (HS lớp 11A5, Trường THPT Can Lộc, Hà Tĩnh) đã giành nhiều thành tích xuất sắc khiến bạn bè, thầy cô nể phục.
Hoàn cảnh nuôi ý chí
Hoàng sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Khi Hoàng mới lên 3 và mẹ vừa sinh em gái thì bố em trong một lần đi làm không may gặp tai nạn qua đời. Từ đó tuổi thơ của Hoàng gắn với những chuỗi ngày khó khăn.
Lớn dần Hoàng vẫn được mẹ lo lắng cho em cắp sách tới trường như bao bạn bè khác. Tuy nhiên, việc học hành của em thiếu thốn rất nhiều thứ, từ sách vở áo quần cho đến việc đón đưa, nhưng không vì thế mà khiến em nhụt chí.
Hàng ngày Hoàng đạp chiếc xe đạp cọc cạch gần 4 cây số để tới trường, so với bạn bè cùng trang lứa, Hoàng thiếu thốn nhiều thứ, tuy nhiên không vì thế mà khiến em nhụt chí.
Hoàng kể, những năm học cấp 1, ngày nào em cũng tự cuốc bộ vài cây số để tới trường vì mẹ bận bịu không thể đưa đón. Ngoài ra, sách giáo khoa của em đều do mẹ xin sách cũ của những anh chị học trước ở trong làng, áo quần cũng không được mấy lần mang đồ mới...
"Nói về thiếu thốn so với bạn bè thì nhiều không biết bao nhiêu mà kể, nhiều lúc em cũng tủi thân, chạnh lòng nhưng em luôn đặt cho mình một lý tưởng đó là "Không bao giờ sống vì quá khứ và những khó khăn hiện tại mà hãy cố gắng vì tương lai". Điều đó đã tạo động lực giúp em phấn đấu" - Hoàng chia sẻ.
Mẹ đi làm thuê lâu lâu mới về nên anh em Hoàng tự lo cái ăn và bảo ban nhau cố gắng học tập.
Thấu hiểu những nhọc nhằn, khó khăn của mẹ, từ những năm học cấp 2, Hoàng đã biết phụ giúp mẹ nấu ăn sau những buổi tan trường. Khi lớn hơn, em theo mẹ ra đồng gặt lúa phơi rơm, những công việc đồng áng dần quen tay và trở nên đơn giản với Hoàng.
"Năm lên học lớp 10 vì chi phí học tập của em và em gái khá nhiều nên mẹ phải để chúng em ở nhà tự nuôi nhau, thỉnh thoảng nhờ bà nội đến trông nhà để mẹ đi làm giúp việc cho các gia đình ở thành phố kiếm thêm chi phí trang trải cho việc học của chúng em. Mẹ đi như vậy có khi 2, 3 tháng mới về cứ thế anh em chúng em tự động viên nhau học hành" - Hoàng kể.
Theo những người hàng xóm của Hoàng, vì mẹ đi làm xa nên ở nhà mấy sào ruộng từ việc gieo trỉa, cấy gặt... Hoàng đều tranh thủ sau những buổi tới trường tự tay làm hết. Ngoài ra những ngày hè, Hoàng còn đi gặt lúa thuê cho người trong làng để kiếm thêm chi phí trang trải việc học tập.
Thành tích đáng nể của cậu học trò nghèo
Hoàn cảnh khó khăn là thế, nhưng 11 năm cắp sách tới trường, năm nào Hoàng cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Từ năm lớp 8, em bắt đầu tham dự các kỳ thi học sinh giỏi môn Văn các cấp và giành được nhiều thành tích khá cao.
Những tấm bằng khen về thành tích học tập của Hoàng treo kín tường nhà.
Đặc biệt khi bước vào cấp 3, năm lớp 10 em giành giải Nhất tỉnh môn Văn và trong năm học 2018-2019 này em giành 2 giải Nhất tỉnh môn Văn gồm: giải Nhất môn Văn dành cho học sinh lớp 11 và giải Nhất môn Văn dành cho học sinh lớp 12 (Hoàng thi vượt cấp).
Nói về tình yêu và niềm đam mê học Văn, Hoàng cho biết, từ những khó khăn vất vả tuổi thơ, chứng kiến những gian nan gánh nặng trên vai mẹ và người dân nơi quê nghèo đã xoáy sâu vào tâm hồn của em. Từ đó, tình yêu với những con người lam lũ ruộng đồng lớn dần thành tình yêu quê hương, đất nước khiến con người Hoàng có nhiều xúc cảm và đam mê môn Văn hơn.
Bí quyết để Hoàng học Văn tốt là đọc và viết nhiều, từ đó tích lũy những cái hay và khắc phục điểm còn hạn chế.
Hoàng cũng vui vẻ chia sẻ một số bí quyết học Văn của mình cụ thể: Ở lớp em luôn chăm chú, bám sát các bài giảng của thầy cô, còn khi về nhà thì cố gắng dành thời gian viết càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, Hoàng còn chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay để ghi ra những dòng văn hay mà em chắt lọc từ sách tham khảo và một số trang mạng. Và một điều rất quan trọng đối với Hoàng là tập viết thật nhiều các bài văn.
"Quan điểm của em khi học Văn là viết thật nhiều để mình thấy những cái được và cái chưa hay, từ đó mình chắt lọc được những điểm tốt và những điểm chưa được thì cố gắng khắc phục" - Hoàng nói.
Nói về cậu học trò cưng, cô Trần Lệ Hoa - giáo chủ nhiệm lớp 11A5, Trường THPT Can Lộc, người trực tiếp giảng dạy và ôn luyện môn Văn cho Hoàng cho hay, Hoàng là một học sinh rất ngoan hiền, khiêm tốn. Trong lớp Hoàng luôn hòa đồng, sẵn sàng chia sẻ cùng bạn bè, Hoàng cũng là người tiên phong trong các hoạt động tập thể.
Được biết, ước mơ của Hoàng sau này là thi vào Trường Sỹ quan Chính trị. Với những nghị lực trong con người em, chúng tôi tin rằng giấc mơ của em sẽ trở thành hiện thực.
Theo Dân trí
Không thể biến học sinh thành... chuột bạch với STEAM Đó là ý kiến của thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Bùi Thế Duy tại buổi tọa đàm về giáo dục STEAM được tổ chức tại ĐH Fulbright Việt Nam ngày 7-4. Các diễn giả trao đổi tại buổi tọa đàm về STEAM - Ảnh: TRỌNG NHÂN Theo ông Duy, các trường phổ thông, đại học khi muốn áp dụng STEM...